Phong tục hiến tế gái còn trinh làm nô lệ ở Ghana

Theo ione,
Chia sẻ

Thậm chí trở thành nô lệ tình dục bất kỳ lúc nào giáo sỹ yêu cầu.

Những người phụ nữ nơi đây, họ vẫn cam tâm trở thành nô lệ trong xã hội hiện đại, đơn giản vì đó là ý thức trách nhiệm gột rửa tội lỗi của gia đình.

Phong tục tế các cô gái còn trinh trắng, được gọi là Trokosi, cho các thầy tu đã tồn tại hằng trăm năm nay ở Ghana, Togo và Benin, những nơi niềm tin tôn giáo truyền thống quyết định số phận con người. Những cô gái còn trinh trắng phải được dâng tế giáo sỹ để gột sạch tội lỗi cho gia đình họ đã mắc phải.
 

Những cô gái còn trinh trắng phải được dâng tế các giáo sỹ,
thậm chí trở thành nô lệ tình dục bất cứ lúc nào.

Sau đó, cuộc đời của các cô gái bắt đầu lật sang trang mới, sống và phục vụ như nô lệ trong xã hội hiện đại. Từ đó cho đến hết cuộc đời, họ phải làm việc và phục vụ các thầy tu, những người được cho là nắm giữ quyền cai quản các nơi linh thiêng, mà không nhận được bất kỳ sự trả công nào, thậm chí trở thành “nô lệ tình dục” bất kỳ lúc nào giáo sỹ yêu cầu. Dù vậy, gia đình của các cô gái vẫn cho rằng họ chỉ đang phục vụ Chúa hay những vị thần linh, con gái của họ đã được kết hôn với thần.

Hơn nữa, nếu như cô gái bỏ trốn hoặc qua đời, gia đình đó phải tế một người con gái còn trinh khác. Thậm chí, những bé gái mới chỉ lên 3 hay 4 đã phải tham gia tập tục này cho dù pháp luật vùng Volta, Ghana đã cấm từ năm 1998.

Nếu cô “nô lệ” không còn trở nên hấp dẫn và vô dụng đối với các giáo sỹ, thì họ sẽ được thả ra “tạm thời”. Nghĩa là cô gái được phép sống ngoài ngôi đền, nhưng mọi quyết định quan trọng trong cuộc đời của cô vẫn bị giáo sỹ kiểm soát ngặt nghèo và phải cống nạp phần lớn sản vật mà cô làm lụng tích lũy được trong cả năm đó.
 

Các giáo sỹ ở Ghana trong một buổi hiến tế.

Ở Ghana và Togo, tục lệ này vẫn được lưu truyền trong cồng động tộc người Ewe, trong khi người Fon cũng có niềm tin tương tự ở Benin. Bất kỳ gia đình nào chót phạm phải các tội như trộm cắp hay ngộ sát, thì đều phải cống nạp con gái cho giáo sỹ. Bởi người ta tin rằng chỉ khi thực hiện nghi thức này, thì tội lỗi mới có thể được gột rửa, tránh khỏi sự trừng phạt của những lời nguyền bí hiểm nào đó.

Cũng có 1 lý do thứ hai giải thích về sự tồn tại của hủ tục “nô lệ tế thần” ở Ghana. Những cô gái được cống nạp chỉ là sự trả lại cho Chúa để phục vụ Chúa. Mà Chúa thì đã hiện thân trong các giáo sỹ, họ cũng có công lao trong gìn giữ các ngôi đền linh thiêng. Vậy nên, khi các cô gái được dâng tế, đồng nghĩa sẽ có nhiều em bé được thụ thai, hoặc một người được chữa khỏi bệnh tật.
 

Những thành viên của bộ tộc tham gia nghi thức này khẳng định các cô gái tham gia tế lễ đều theo ước nguyện chính đáng của họ, trong khi đó các tổ chức về quyền con người cho rằng tất cả lời ngụy biện đó chỉ dựa trên lý thuyết mà thôi, trong thực tế thì chẳng cô gái nào cam tậm tình nguyện làm “nô lệ tế thần”.

Xưa kia, hủ tục này được thực hiện rất lặng lẽ và kín đáo, không ai dám bàn tán vì sợ Chúa sẽ phẫn nộ. Vì lý do này, tục lệ dâng gái trinh không được biết đến rộng rãi và am hiểu tường tận. Thời gian gần đây, từ những năm 1990, nhiều tổ chức nhân quyền đã lên tiếng phản đối kịch liệt và đưa vấn đề nghi thức tôn giáo này ra bàn bạc.

Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại vẫn có khoảng 12 ngôi đền ở Ghana và hàng chục ngôi đền khác tại Togo và Benin tiếp tục thực hiện tập tục này. Số lượng các cô gái là nạn nhân ước tính lên tới 10.000 người.

Chia sẻ