"Rung tim" với câu chuyện cụ bà sống ở lề đường và 2 chú chó nhỏ Ty Na

Hương Thu,
Chia sẻ

Chồng và con sớm qua đời nên từ hơn 20 năm nay bà Trinh phải sống lề đường, mưu sinh bằng nghề lượm ve chai. Bầu bạn với bà có hai chú chó, được bà xem như tri kỷ.

bacu1
Đã nhiều năm nay, người dân đi qua góc đường Nguyễn Thông - Võ Thị Sáu đã quen thuộc với hình ảnh một bà cụ gầy gò sống ở lề đường. Đặc biệt, bà còn có thêm hai con chó luôn ở bên cạnh.
 
bacu2
"Ngôi nhà" của bà chỉ một cái bạt được căng lên làm nơi dừng chân, che nắng, che mưa. Bà tên Trần Thị Trinh (70 tuổi, gốc Campuchia).

bacu3
Bà Trinh bị thất lạc cha mẹ từ nhỏ khi sang Việt Nam nên không biết cha mẹ mình ở đâu để tìm nguồn cội. Bà sống tại mảnh đất Sài Gòn hàng chục năm nay, trong đó có gần 20 năm sống ngoài đường. Từ nhỏ một mình bà tự làm nuôi sống bản thân với đủ nghề. Bà lấy chồng sớm, từ năm 14 tuổi. Người chồng làm lái xe ôm, còn bà hay ra chợ Cầu Muối rửa cà rốt thuê. 
Cuộc đời bà lấy vỉa hè làm nhà, từ khi thì sinh được cô con gái được mấy năm thì chồng đổ bệnh qua đời. Một mình bà ở vậy đi làm thuê mướn kiếm tiền nuôi con khôn lớn rồi gả chồng. Nhưng chẳng may cô con gái lấy phải người đàn ông nghiện ngập. Để rồi sau đó cả hai vợ chồng đều tử vong, để lại cho bà ba đứa cháu nhỏ. Từ đó, ba bà cháu lang thang đường phố mưu sinh.

bacu4
Gần 20 năm sống lề đường, giờ đây cuộc sống của bà trở nên sinh động hơn từ khi có hai chú cho do một nhà hàng tặng. Hai chú tên Ty và Na, được bà nuôi gần hai năm nay. 

bacu5
Được một thời gian, có người ngỏ ý muốn bà đưa các cháu vào mái ấm tình thương để được ăn uống, học tập. Bà Trinh thấy điều kiện tốt nên đồng ý. Từ đó, góc đường Nguyễn Thông - Võ Thị Sáu chỉ còn bà một thân một mình, rày đây mai đó. "Nhưng từ ngày có hai em cún thì cuộc sống tôi trở nên ý nghĩa hơn. Chúng quấn quýt bên chủ và tôi xem chúng như người bạn thân thiết", bà chia sẻ.

bacu6
Bà quý hai chú chó hết mực, thương yêu chăm sóc thường xuyên.

bacu7
Bà làm nghề lượm ve chai. Khi không đi làm thì phần lớn thời gian bà dành cho hai con cún. 

bacu8
"Nhiều khi nó còn ăn ngon hơn mình, lúc nào cũng đủ bữa trong khi tôi thì ăn uống thất thường. Nhưng mình có thương yêu thì chúng mới quý mình", bà chia sẻ. Trong ảnh, bà đang chuẩn bị phần thịt bò cho hai con chó ăn.

bacu9
Bà chuẩn bị thức ăn cho hai em cún.

bacu10
Chiếc xe đẩy để lượm ve chai là tài sản khá quý, được bà xem là "cần câu cơm". Có đi đâu, bà cũng để hai con chó của mình lên xe đẩy đi.

bacu11
Khi ánh đèn đường vụt sáng cũng là lúc bà Trinh lao vào cuộc mưu sinh.

bacu12
Bị bệnh khớp, đi lại không khỏe nên bà Trinh chỉ lượm ve chai ở khu vực quận 3, gần chỗ ở.

bacu13
Công việc của bà bắt đầu vào lúc sẩm tối, và kết thúc khi mặt trời đã ló rạng.

bacu14
"Buổi tối không có nhiều người lượm ve chai nên mình thoải mái hơn, ít bị cạnh tranh và có nhiều thứ để lượm hơn", bà chia sẻ.

bacu15
Thấy thương thân già mưu sinh, nhiều lúc đi lượm khuya, có người thường cho bà mớ chai nhựa hay bìa các tông để xe hàng nhanh đầy còn về nghỉ sớm.

bacu
Mỗi đêm đi lượm ve chai cũng chỉ kiếm được cỡ 100.000 đồng. Khoản tiền này bà để dành gửi cho các cháu và mua thức ăn chăm hai chú chó.

bacu16
Còn bà ăn uống thất thường, khi thì ăn vặt hoặc cơm từ thiện. bà ngủ vỉa hè, tắm giặt thì vào nhà vệ sinh công cộng.

bacu17
Hai cháu đầu của bà cũng đã lớn. Một người đã ra ngoài làm việc và lấy chồng sinh con, chỉ còn cháu út còn nhỏ vẫn đang ở trung tâm mái ấm tình thương.  "Chúng nó còn khó khăn lắm. Tôi không ở cùng chúng vì không muốn mình trở thành gánh nặng. Giờ còn khỏe mạnh ngày nào, thì tôi tự làm việc chăm sóc bản thân ngày đó. Tôi có thêm hai chú chó bầu bạn cũng thấy vui rồi", bà tâm sự.
Chia sẻ