Sợ Covid-19 không đưa con đi khám, bố mẹ khiến trẻ bị bệnh trở nặng

MT,
Chia sẻ

Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh mới tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 24 tháng tuổi bị ho, khó thở dẫn đến tình trạng viêm phổi nặng nhưng mẹ không dám cho con đi khám vì sợ đến chỗ đông người bị lây Covid-19.

Mẹ bệnh nhi chia sẻ, trẻ bị bệnh kéo dài khoảng 2 tuần nay, mới đầu chỉ ho, sổ mũi, mua thuốc uống thường xuyên không giảm nhưng không dám đi bác sĩ vì sợ đến chỗ đông người bị lây Covid-19. Nay thấy bé thở mệt quá, mẹ mới đánh liều đưa đi bác sĩ.

Bác sĩ khám cho bé, nhìn thấy lồng ngực rút lõm nhiều khi hít vào. Bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị viêm phổi nặng, khò khè nhiều, cần nhập viện điều trị. Đây là một trường hợp bị bệnh nhưng để quá lâu, không đi khám bệnh sớm, tự ý điều trị tại nhà nên trở nặng.

Các bác sĩ Bệnh viện sản nhi Quảng Ninh trong mùa dịch Covid-19, sự cẩn thận là cần thiết, nhưng người dân không quá lo lắng, hoang mang. Vì vậy, người dân không vì sợ mà không đi khám bệnh, bỏ qua thời gian vàng lúc bệnh chưa phát nặng trong cơ thể để trị cho bé kịp thời.

Sợ Covid-19 không đưa con đi khám, bố mẹ khiến trẻ bị bệnh trở nặng - Ảnh 1.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu bất thường nên đưa trẻ đi khám.

Theo các bác sĩ, chúng ta hiểu rằng đường lây truyền Covid-19 chủ yếu là đường hô hấp thông qua dịch tiết xuất phát từ người mang mầm bệnh ho, khạc, hắc hơi. Trẻ vô tình hít những giọt dịch tiết này vào mũi hoặc tay chạm vào những bề mặt dính phải dịch hô hấp có chứa virus rồi đưa tay lên dụi mắt mũi miệng và lây bệnh.

Vì vậy, để tránh lây cho trẻ là phải rửa tay sạch sẽ thường xuyên, mang khẩu trang đúng cách cho bé và người thân khi đến chỗ đông người, nhất là bệnh viện.

Khi trẻ bị bất cứ bệnh gì cũng nên đi khám sớm vừa lúc bệnh mới phát, điều trị sớm bao giờ cũng tốt hơn nếu để quá muộn. Khi tới ngày tái khám cũng thực hiện lời dặn của bác sĩ khám đúng ngày đúng giờ.

Để an toàn cho bé, hàng ngày cha mẹ nên hướng dẫn bé rửa tay đúng cách, tối thiểu 20 giây. Dạy trẻ không đưa tay dụi mắt, mũi miệng khi chưa rửa tay. Thức ăn nấu chín, không mớm cho trẻ ăn, không dùng miệng thổi thức ăn cho mau nguội.

Chia sẻ