Startup nổi tiếng nêu quan điểm chuyện "hùn hạp làm ăn", chỉ ra vấn đề nhiều người gặp phải khi góp vốn: "Em muốn out mà anh chưa muốn"

Hạ Phong,
Chia sẻ

Mỗi người có một quan điểm làm ăn khác nhau, trong kinh doanh, một số người cũng có "luật" là không hùn hạp, bất kể là với ai thế nhưng một số người lại xem đó là kim chỉ nam, hùn hạp mới có nhiều cơ hội.

Câu chuyện hùn hạp trong kinh doanh vốn không phải là một chuyện hiếm. Trong khi nhiều người vẫn đang thành công với phương thức kinh doanh này, lựa chọn cho mình một người đồng hành đáng tin cậy thì một số người khác cũng gặp không ít trắc trở trong việc hùn hạp làm ăn cùng với bạn bè, người thân, người quen. Như câu chuyện của Khoa Pug và Johnny Dang thời gian gần đây cũng là một ví dụ. 

Mỗi người có một quan điểm làm ăn khác nhau và khỏi phải nói đâu xa khi ngay trong kinh doanh, một số người cũng có "luật" là không hùn hạp, bất kể là với ai. 

Thế nhưng, góc nhìn của Dan Foolish - một startup nổi bật trên TikTok với những đoạn video clip truyền cảm hứng sống tích cực được đông đảo giới trẻ yêu thích mới đây đã khiến mạng xã hội gật gù, quan điểm về chuyện "hùn hạp" trong làm ăn, kinh doanh này có vài phần đúng. 

Dan Foolish - một startup nổi bật trên TikTok

"Ví dụ anh có 20 tỷ, anh vô hết một cơ hội thì nó sẽ hên xui, nhưng nếu 20 tỷ đó anh rải ra 10 cơ hội và anh cũng tính kỹ thì khả năng của anh nó sẽ êm đẹp. Khi mình hùn hạp nó sẽ giải quyết được, đi cùng nhiều anh em, nhiều cơ hội và mình không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội nào, nhưng vấn đề nó phải rõ ràng. 

Nói rõ hơn về quan điểm "nên hùn hạp để mở rộng cơ hội", Dan Foolish đã đưa ra những ví dụ khiến cho mối quan hệ hùn hạp giữa 2 người "rạn nứt". 

"Giống như câu chuyện góp vốn mở công ty, phải có cái hợp đồng, nếu được mình ra công chứng. "Chúng tôi đang cùng hùn hạp, ông A bỏ vô vốn 20 tỷ là 20% ví dụ vậy". Đầu tiên phải cam kết việc bỏ vốn và cái nghĩa vụ, cam kết với nhau đến khi nào thoát ra. Cái hùn hạp dở nhất là "Em muốn out sớm mà anh chưa muốn out", cái đó là căng nhất. 

Có nên hùn hạp làm ăn?

Cùng nhau cam kết ví dụ "anh em mình chơi với nhau cái này x2 mình bán" hoặc nếu tới x2 thì anh em bàn với nhau có nên giữ tiếp không hay bán sớm và cùng đưa ra thoả thuận tiếp tục cái đó cũng cần có trong hợp đồng. Hoặc cùng cam kết "để đến khi nào x2 thì bán, nó chưa x2 thì không được bán, không được rút vốn". 

Dan Foolish cũng chỉ ra những ảnh hưởng khi một người có ý định rút vốn trong mối liên hệ hùn hạp giữa các cá nhân. Đồng thời, startup trẻ cũng đưa ra kết luận của mình: "

"Tại vì khi rút vốn ảnh hưởng cho người ở lại. Ví dụ tới thời điểm ấy mình bán lại cái cổ phần đó cùng với giá bạn mua thì bạn sẽ không chịu nhưng bạn bán lời hơn thì chắc gì mình chịu mua. Hùn hạp hay không mình không nói tốt hay xấu ở đây, nhưng cần chú ý ở đây là cái nghĩa vụ, quyền lợi, cam kết, cái đó mới quan trọng". 

Nếu như trong kinh doanh người Hoa quan niệm "buôn có bạn, bán có phường" thì người Việt lại khác. Quy tắc không hùn hạp làm ăn của người Việt không phải là không có nguyên do. Thế nhưng mỗi người một quan điểm phù hợp với tính cách, sở thích và nhu cầu của người đó. Rất nhiều những người nổi tiếng thế giới cũng cùng bạn bè, người thân gầy dựng nên cơ ngơi của riêng mình và trở thành tỷ phú. 

Starup nổi tiếng nêu quan điểm chuyện "hùn hạp làm ăn", chỉ ra vấn đề nhiều người gặp phải khi góp vốn: "Căng nhất là em muốn out sớm mà anh chưa muốn" - Ảnh 4.

 

Chia sẻ