Tròn mắt chứng kiến thai nhi “đạp tung" bụng mẹ và nghe mẹ bầu chia sẻ lý do phía sau

Ocean,
Chia sẻ

Nhìn thai nhi chuyển động liên tục với những cú đạp, đá làm bụng mẹ méo mó, biến dạng, ai cũng hẳn đây là một bé trai.

Mang bầu là một hành trình kỳ diệu, khi mẹ được cảm nhận con lớn dần, phát triển trong bụng mẹ. Đến những tháng cuối thai kỳ, mỗi một khoảnh khắc bé máy, đạp tay đạp chân khiến bụng mẹ rung lên, méo xệch hay lệch hẳn một bên đi nữa luôn khiến mẹ hạnh phúc vô vàn. Mới đây, khi mẹ bầu Thanh Hà (27 tuổi, hiện sống tại Bắc Giang) chia sẻ lại video em bé của chị nghịch ngợm đang như muốn đạp tung bụng mẹ trong một hội nhóm đã khiến nhiều mẹ đồng cảm sâu sắc.

Em bé đạp mạnh khiến bụng mẹ nhô lên hạ xuống rất đáng yêu.

“Đáng yêu quá!”, “trộm vía sau bé khỏe và nghịch lắm đây!”, “nhìn thương quá, nhớ hồi mang bầu ghê”, “em bé quậy tưng bừng trong bụng mẹ luôn”, “mẹ chắc mệt lắm đây!”.... là các bình luận mà nhiều mẹ chia sẻ cùng với chị Thanh Hà.

Theo chia sẻ từ chị Thanh Hà, đây là lần thứ 2 mà chị mang bầu. Em bé của chị trộm vía rất hay đạp, hễ mẹ cứ nằm xuống hay nói chuyện với bé là bé đạp. Bắt đầu từ tháng thứ 5, bé có dấu hiệu máy trong bụng mẹ. Chuyển sang tháng thứ 6, những “cú đạp” mạnh dần. Bây giờ chị đang mang thai tháng cuối, bé có vẻ như càng ngày lại càng nghịch ngợm hơn, thậm chí nhiều phen còn đạp mạnh khiến mẹ đau nhói nữa.

Trong một clip khác bé cũng đạp rất mạnh. Chị Thanh Hà chia sẻ, chị dễ dàng quay những clip như thế này vì em bé... đạp cả ngày.

Theo kết quả siêu âm, em bé trong bụng chị là bé gái, “nhưng em bé vẫn nghịch ngợm chẳng thua gì bé trai” – chị Thanh Hà nói đùa. Vợ chồng chị thường xuyên nói chuyện, tâm sự với bé vào các buổi tối trước khi đi ngủ. Hoặc những lúc bé gò hay đạp, chị sẽ tương tác với bé theo kiểu vừa chuyện trò, vừa ấn nhẹ vào vị trí bụng nhô lên. Dường như bé càng thích thú mà đạp mạnh hơn. Chị cũng luôn cố gắng đảm bảo một chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tinh thần thoải mái nhất vì cho rằng tất cả những gì thuộc về mẹ sẽ đều có mối liên hệ trực tiếp đến thai nhi.

Tròn mắt chứng kiến thai nhi “đạp tung bụng mẹ và nghe mẹ bầu chia sẻ lý do phía sau - Ảnh 3.

Chỉ cần mẹ nằm xuống hay bố mẹ, chị lớn nói chuyện là em bé lại đạp.

“Không biết đó có phải là bí mật khiến bé nhà mình hiếu động và đạp nhiều hơn hay không nữa. Nhưng mình nghĩ rằng ít nhất việc trò chuyện với thai nhi từ sớm sẽ giúp con thích nghi và quen dần với tiếng nói của bố mẹ. Khi bé chào đời sẽ có cảm giác thân thuộc, kết nối hơn với bố mẹ và những điều xung quanh cuộc sống mà bố mẹ đã tâm trước đấy với bé”, chị Thanh Hà cho biết.

Chị cũng để ý khi nghe thấy tiếng mẹ nói to, hay tiếng bé lớn nói chuyện cùng em thì đều thấy em bé trong bụng có phản ứng ngay lập tức bằng cách gò cứng mông lên hoặc đạp.

Chị Thanh Hà cũng chia sẻ thêm, trước đây, khi mang bầu bé đầu, vợ chồng chị cũng rất tích cực nói chuyện với con khi con còn nằm trong bụng mẹ. Đến khi chào đời, mặc dù mới được hơn 2 tháng tuổi, chị đã thấy bé phản ứng nhanh khi được gọi tên. Và chị có niềm tin chắc chắn rằng con đã quen giọng bố mẹ từ trước.

Theo các chuyên gia, để phản ứng lại với những gì đang xảy ra trong bụng mẹ, thai nhi thường có xu hướng di chuyển và vận động xung quanh "ngôi nhà riêng" của bé. Đồng thời, khi thai nhi càng phát triển thì bé càng muốn gồng mình, căng người, duỗi chân, duỗi tay để cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Vì vậy, nếu thấy bé đạp, mẹ bầu có thể thay đổi tư thế, đi lại nhẹ nhàng,... để khiến bé dễ chịu hơn, không đạp nữa và thậm chí là đi vào giấc ngủ một cách ngon lành.

Tròn mắt chứng kiến thai nhi “đạp tung bụng mẹ và nghe mẹ bầu chia sẻ lý do phía sau - Ảnh 4.

Trong suốt thai kỳ, chị Hà áp dụng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi cẩn thận và rất hạn chế tinh bột.

Tròn mắt chứng kiến thai nhi “đạp tung bụng mẹ và nghe mẹ bầu chia sẻ lý do phía sau - Ảnh 5.
Tròn mắt chứng kiến thai nhi “đạp tung bụng mẹ và nghe mẹ bầu chia sẻ lý do phía sau - Ảnh 6.

Chị Hà và bé đầu.

Hiện tại, đang ở tháng cuối thai kỳ, chị Thanh Hà đã tăng tổng cộng 12kg, nhưng bụng vẫn rất trắng đẹp và không bị rạn. Chị cho biết, ngoài đảm bảo chế độ ăn uống theo tháng, hạn chế tinh bột, tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm thích hợp với từng giai đoạn, chị còn rất tích cực bôi dầu dừa vào bụng từ đầu. Hẳn là nhờ cơ địa và bí quyết này nên bụng chị không bị rạn.

Chia sẻ