Trước 7 tuổi, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ phát huy 4 thói quen này thì đảm bảo con lớn lên không những thành người mà còn thành danh

Jia You,
Chia sẻ

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bố mẹ không cần quá căng thẳng trong việc dạy dỗ con cái. Chỉ cần nắm vững những quy tắc cơ bản thì con bạn sẽ phát triển toàn diện mà bản thân bố mẹ cũng nhẹ lòng khi mình đã làm tròn trách nhiệm.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều bố mẹ không tự tin mình có thể dạy dỗ con tốt. Họ luôn tự trách mình còn nhiều thiếu sót trong việc giáo dục, định hướng. Bên cạnh gánh nặng lo toan cho gia đình, họ còn phải học thêm nhiều điều mới có thể mong con trưởng thành khỏe mạnh.

Trên thực tế, các chuyên gia cho biết, trẻ em trong giai đoạn trước 7 tuổi rất dễ giáo dục và dễ đi vào nề nếp, khuôn phép. Bố mẹ cần tập trung kiên nhẫn, thúc giục chúng hình thành 4 thói quen này thì cuộc sống sắp tới dù phong ba bão táp cỡ nào chúng cũng sẽ vượt qua. Bên cạnh đó, những thói quen này không những giúp chúng thành công mà bố mẹ cũng trở thành những người ưu tú. Cùng xem đó là những thói quen nào nhé!

Trước 7 tuổi, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ phát huy 4 thói quen này thì đảm bảo con lớn lên không những thành người mà còn thành danh - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Giao tiếp văn minh, lịch sự

Nhiều người cho rằng, bên cạnh việc dạy dỗ của bố mẹ thì trường học và môi trường xung quanh cũng có ảnh hưởng đáng kể. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, để phát triển nếp sống văn minh, lành mạnh cho trẻ là vô cùng quan trọng. Bởi vì đây là một thói quen có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tương lai của một đứa trẻ. Nếu như bố mẹ không thúc giục và phát triển thói quen này thì sau này khó mà dạy dỗ. Trên thực tế, nhiều bậc phụ huynh không xem trọng vấn đề này và cho rằng khi nào chúng nhận thức được thì mới dạy dỗ, lúc này đã quá muộn màng. Một đứa trẻ phát triển toàn diện, có lối sống văn minh lịch sự không liên quan đến số tuổi mà liên quan đến sự quan tâm và giám sát chặt chẽ của bố mẹ.

Tôn trọng người khác

Nhiều người cho rằng, vấn đề tôn trọng người khác khá nghiêm trọng đối với một đứa trẻ. Họ luôn nghĩ, một đứa trẻ vô tư chỉ làm việc mình muốn làm nên cũng không cần đặt nặng quá những cảm xúc như thế. Các chuyên gia tâm lý học cho biết, việc hướng trẻ con tôn trọng người khác cần phải có sự kiên trì và nhẫn nại. Nếu bố mẹ thúc giục con phát triển thói quen này trước 7 tuổi thì sẽ có ích cho tương lai. Đa số những đứa trẻ luôn muốn làm điều mình muốn nhưng không nghĩ đến cảm xúc người khác và đây là lúc bố mẹ cần dạy dỗ chúng biết một điều: "Muốn người khác tôn trọng mình thì trước tiên mình phải tôn trọng người khác". Có rất nhiều đứa trẻ nói chuyện với các bạn cùng trang lứa bằng những lời khó nghe, đó là một ví dụ cho việc không tôn trọng người khác. Vấn đề này sẽ khiến những đứa trẻ đó bị xa lánh, kéo theo cảm xúc tuổi thơ trì trệ, không có ích cho sự phát triển sau này.

Trước 7 tuổi, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ phát huy 4 thói quen này thì đảm bảo con lớn lên không những thành người mà còn thành danh - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Dũng cảm thừa nhận sai lầm

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, một người thành công trong xã hội chính là người biết mình mắc sai lầm ở đâu và biết sửa lỗi sai ấy như thế nào. Việc dũng cảm thừa nhận sai lầm của mình là nền tảng vững chắc để con người trở nên hoàn thiện. Nếu bố mẹ có thể thúc giục và dạy dỗ con trẻ có ý thức trách nhiệm thì chúng sẽ có cuộc sống tốt đẹp. Mặt khác, nếu như một đứa trẻ phạm sai lầm, nhưng vì sự đe dọa của bố mẹ khiến chúng sợ hãi, không dám thừa nhận sai lầm thì sau này sẽ rất khó khăn để tồn tại trong cuộc sống. Trẻ em trước 7 tuổi luôn nghịch ngợm và có những sai lầm nhỏ trong cuộc sống, việc làm của bố mẹ chính là theo sát, uốn nắn, giúp chúng nhận ra điều gì sai để có thể thừa nhận và sửa chữa kịp thời. Có như vậy, con đường tương lai của chúng mới rộng mở, mới có thể phát triển toàn diện.

Giữ lời hứa

Có nhiều phụ huynh không quá quan trọng lời nói của trẻ con, đặc biệt là trẻ con trước 7 tuổi. Ở giai đoạn này, nhiều đứa trẻ vẫn chưa thể diễn đạt hết ý muốn của mình, hoặc có thể chúng nói không lưu loát nhưng từng câu từng chữ đều xuất phát từ tâm nguyện, từ sự mong mỏi của chúng. Tuy nhiên, có một số bố mẹ thường phớt lờ những điều này và đây dần dần trở thành thói quen không tốt. Một khi bố mẹ như vậy thì chúng cũng sẽ noi theo, đến khi người lớn bắt đầu giữ lời hứa thì thói quen kia cũng đã hình thành. Vì vậy, các chuyên gia cho biết, bố mẹ cần tôn trọng và giữ lời hứa với con như những người trưởng thành. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên thúc giục và dạy cho các con biết rằng việc giữ lời hứa sẽ có ích trong cuộc sống như thế nào. Một người thành công là người biết giữ lời hứa và có trách nhiệm với những lời nói của mình.

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ