Từ câu hỏi làm sếp hay nhân viên mệt hơn cho đến những áp lực chẳng ai thấu của người lãnh đạo

Quiry,
Chia sẻ

Nhân viên thường hay than nghèo kể khổ nhưng đã bao giờ bạn thử đặt những nỗi lo của mình và mối bận tâm của sếp lên bàn cân hay chưa?

Đặt sếp và nhân viên lên bàn cân có vẻ khập khiễng, bởi chúng ta chẳng thể so sánh rành mạch về địa vị, đẳng cấp, mức thù lao và kinh nghiệm... Tuy vậy, có một yếu tố mà chúng ta có thể đem ra mổ xẻ - đó là nỗi khổ, những vất vả và lo toan từ hai bên.

Nhân viên mệt thì sẽ ngủ được, còn sếp mệt sẽ phải thức trắng đêm

Những ngày dài làm việc mệt mỏi, những tháng cật lực đổi lấy đồng lương ít ỏi, những đêm thức khuya để chạy deadline... đó là tất cả những gì khiến nhân viên cảm thấy bế tắc, muốn buông xuôi. Nhưng sau tất cả, khi đặt lưng xuống giường, dám cá là bạn sẽ lại ngủ một giấc thật ngon, thật sâu. Để rồi sáng hôm sau tỉnh giấc trong một tâm thế mới, rằng mình quen rồi mà, lại tiếp tục đi làm thôi.

Còn với sếp, anh ta lo lắng nhiều thứ ở tầm vĩ mô hơn. Rằng làm thế nào để những gì nhân viên tạo ra có thể mang lại giá trị thặng dư, doanh thu cho công ty. Có như vậy thì sếp mới trả lương cho bạn được. Sếp hàng ngày còn phải đọc báo cập nhật tình hình, xem thời sự, tin tức để biết những gì đang chảy trôi ngoài kia, và hơn nữa là phải uống rượu bia để mở rộng các mối quan hệ đối tác.

Từ thực tế những người sếp ngoài 30 tuổi già như 50 cho đến những mệt mỏi chẳng ai thấu của lãnh đạo - Ảnh 1.

Nhân viên khó thấy được thất bại của công ty nhưng sếp thì thấy tổn thương và đau khổ nhiều. Bạn không làm ở đây thì còn làm chỗ khác, chứ công ty là thứ duy nhất sếp bấu víu vào, thử hỏi anh ta sẽ đi đâu? Vậy nên, có những người sếp mặc dù mới chỉ ngoài 30 tuổi nhưng mái tóc đã bạc trắng, mắt xuất hiện nếp nhăn, gương mặt lộ rõ sự lão hoá. Đơn giản, vì anh ta không thể ngủ được và có khi dành nhiều đêm thức trắng suy nghĩ.

Mệt mỏi của nhân viên là phải hoàn thành nhiệm vụ, mệt mỏi của sếp là phải phát hiện vấn đề

Như đã nói ở trên, nhân viên ngày nay thường thấy chán chường khi phải giải quyết một đống tác vụ khác nhau với ti tỉ deadline từ trên trời rơi xuống. Thế nhưng, ít nhất bạn còn biết vì sao bạn bận rộn, vất vả. Không giống như sếp, anh ta còn phải đi vắt não tìm hiểu xem vấn đề nằm ở đâu mà công ty mãi chẳng thể phát triển, từ đó mới giao nhiệm vụ cho bạn hoàn thành đúng hơn.

Nói cách khác, chị em công sở hay ca thán mệt mỏi vì làm mãi không xong việc, trong khi sếp luôn phải nghĩ thêm việc cho nhân viên làm. Bởi nếu chẳng thể tạo ra việc, đồng nghĩa với bạn không có lương, không có cơ hội tạo ra giá trị thặng dư.

Từ thực tế những người sếp ngoài 30 tuổi già như 50 cho đến những mệt mỏi chẳng ai thấu của lãnh đạo - Ảnh 2.

Nỗi khổ của nhân viên là không được quyết định, nỗi khổ của sếp là tự mình quyết định mọi thứ

Khi chạy một dự án nào đó, nhân viên sẽ làm từng bước từng bước rồi trình lên cấp trên duyệt. Nếu không ổn, sẽ phải làm lại. Còn nếu ổn sẽ đi đến bước tiếp theo. Kể cả khi bạn mất thời gian sửa đi sửa lại thì điều đó cũng có nghĩa bạn còn thiếu sót và cần hoàn thiện mình hơn.

Tuy nhiên, ngược lại thì sếp chẳng có ai để tư vấn, quân sư. Anh ta sẽ phải tự mình quyết định hết tất cả mọi thứ từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Anh ta đang chơi một ván bài mạo hiểm. Khi không có cấp trên chỉ bảo, đồng nghĩa với sếp sẽ phải chấp nhận những rủi ro nếu dự án không thành công.

Từ thực tế những người sếp ngoài 30 tuổi già như 50 cho đến những mệt mỏi chẳng ai thấu của lãnh đạo - Ảnh 3.

Vậy đấy, chúng ta với cương vị nhân viên thường ích kỷ suy nghĩ cho riêng mình, kêu than rằng mình khổ lắm rồi và cần được chăm sóc như "lá ngọc cành vàng". Nhưng khi biết được những điều sếp bạn đang trải qua, có lẽ bạn sẽ thấy những cố gắng của bạn chưa là gì. Tất cả chúng ta cần phải nhớ điều này để đôi bên nỗ lực không ngừng, tránh than vãn bắt bẻ nhau.

Hãy thử một lần hỏi han, quan tâm đến sếp và sẻ chia những vất vả anh ấy đang gặp phải nha các chị em ơi!

Từ thực tế những người sếp ngoài 30 tuổi già như 50 cho đến những mệt mỏi chẳng ai thấu của lãnh đạo - Ảnh 1.

Chia sẻ