Tưa miệng kéo dài có thể gây tiêu chảy, viêm phổi

,
Chia sẻ

Sinh con mới được 2 tháng, chị Hiền thấy lưỡi bé Ti có những lớp vẩy trắng. Cả ở trong khoang miệng, vòm miệng. Bé Ti thì quấy khóc, chẳng chịu ti mẹ lẫn ti bình.

Tưa miệng là bệnh nhiễm nấm

Lo quá, hỏi thăm bạn bè chị mới biết là con bị tưa miệng. Những lớp vảy trắng đóng ở lưỡi, lợi, vòm miệng của con là do cặn sữa đọng lại, không được mẹ vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Lớp vảy trắng ngày càng dầy khiến bé đau không bú được, không nuốt được, lười ăn, quấy khóc và có thể giảm cân.

Thực chất, tưa miệng là một bệnh nhiễm nấm, xuất hiện ở niêm mạc miệng. Nguyên nhân của tưa miệng là do nấm Candida Albicans sống ký sinh trong miệng, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành bệnh. Tưa miệng thường bao phủ ở niêm mạng miệng, lợi, vòm hầu. Sau khi lau lớp trắng này đi, phía dưới các lớp trắng xuất hiện những niệm mạc đỏ và khô, đau rát cho bé.

Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng bị, thường gặp với bé dưới 2 tháng tuổi. Vì các bé hầu như tiết rất ít nước bọt, niêm mạc ở môi trường miệng có độ pH thấp.

Các bé sinh non, thiếu tháng, ốm yếu thường hay bị tưa miệng vì sức đề kháng kém. Với những bé khỏe mạnh, tưa miệng cũng hoành hành vì bé ti mẹ, ti bình xong không được xúc miệng nước lọc, bé không được đánh răng rửa mặt hàng ngày cũng dễ bị tưa miệng. Nếu mẹ không để ý, chủ quan cho rằng đó chỉ là cặn sữa, lớn lên sẽ hết, nấm sẽ lan nhanh xuống, bao phủ cả thực quản, dạ dày, gây viêm phổi do nấm.
Bị tưa miệng khiến bé đau, quấy khóc, không bú được

Phòng bệnh bằng cách nào?

Hàng ngày, mẹ nên tập cho con thói quen khi ngủ dậy đánh răng rửa mặt. Dùng gạc sạch quấn vào ngón tay, nhúng vào cốc nước đun sôi để nguội rồi đánh tưa cho con. Lau dần từ ngoài vào trong, 2 – 3 lần/ngày. Lau nhẹ nhàng khắp khoang miệng. Chú ý không nên đưa ngón tay vào sâu trong miệng trẻ khiến bé hay bị trớ hoặc nôn, sẽ tạo thành thói quen dễ ọe cho bé.

Trước khi bé bú, mẹ dùng khăn ấm, lau sạch đầu ti và vùng xung quanh bầu ti. Nếu bé ăn sữa ngoài, mẹ vệ sinh dụng cụ bình sữa, núm vú cho bé thật cẩn thận. Có thể luộc kỹ bình sữa, muỗn pha sữa, núm vú trước khi cho trẻ bú.

Sau khi bé ăn sữa, mẹ nên cho con xúc miệng ít nước lọc đề phòng tưa miệng.

Với những bé phải uống kháng sinh kéo dài, rất dễ bị tưa miệng, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ hơn cho con.

Mỗi khi thấy lưỡi  hoặc khoang miệng của con có lớp vảy trắng đóng, mẹ cần dùng nước đun sôi để nguội, vệ sinh nhẹ nhàng cho con.

Nhiều mẹ vẫn có thói quen đánh tưa cho con bằng mật ong và cũng nhiều ý kiến cho rằng mật ong không tốt cho trẻ em dưới 1 tuổi. Tốt nhất, mẹ nên đánh tưa lưỡi hàng ngày cho con bằng nước muối sinh lý. Trên thị trường hiện nay cũng bán một số loại cốm đánh tưa lưỡi cho con rất hiệu quả. Mẹ nên tham khảo trước khi mua cho con dùng. Những dung dịch này sẽ giúp diệt nấm tại chỗ, làm niêm mạc miệng của bé đỡ bị phù, bé không bị đau rát.

Trong trường hợp bé đã bị tưa lưỡi nặng, mẹ dùng các dung dịch đánh tưa cho bé mà không thuyên giảm, mẹ đưa bé đi khám bác sỹ để điều trị cho bé. Khi đó, bé bị đau, khó bú và khó nuốt, mẹ có thể vắt sữa hoặc pha sữa ngoài, dùng thìa xúc vào miệng cho bé.

Phương Mai

(Tổng hợp)

Chia sẻ