Tuần thai thứ 40: Chúc bạn mẹ tròn con vuông!

Thúy Phạm,
Chia sẻ

Bé đã sẵn sàng rời khỏi không gian ấm áp trong bụng mẹ để cất tiếng khóc chào đời rồi.

Sự phát triển của bé
Ngày trọng đại đã đến, bạn sắp được ngắm và âu yếm bé yêu. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu đến cuối tuần này mà bé vẫn chưa chịu “chui ra”. Chỉ khoảng 5% các bé sinh đúng ngày, còn lại 75% bé thường chào đời muộn hơn so với dự kiến. Nếu bé nhất định không chịu ra, mới chỉ định sinh mổ.

Tuần thai thứ 40: Chúc bạn mẹ tròn con vuông! 1

Lúc này, bé “cao” trung bình là 51cm tính từ đầu đến chân và nặng xấp xỉ 3,4kg lúc sinh. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng giống nhau và cân nặng lúc chào đời khoảng 2,5 - 3,8kg là đảm bảo sức khỏe.

Dịch ối lúc này chuyển màu lợt hơn do chất trắng đục như sữa từ chất gây bao quanh người bé sẽ “thôi” vào dịch ối. Lớp da ngoài cũng đang bong tróc, nhường chỗ cho lớp da mới.

Sự thay đổi trong cơ thể bạn

Đây có thể là giai đoạn căng thẳng nhất trong quá trình mang thai của bạn. Những tuần cuối này luôn khiến thai phụ có cảm giác như dài vô tận, lâu hơn cả 9 tháng mang thai trước đó. 

Tuần thai thứ 40: Chúc bạn mẹ tròn con vuông! 2

Hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ can thiệp trong trường hợp thai vượt quá dự sinh 10 - 14 ngày. Nếu là lần sinh đầu, thời gian chuyển dạ thường kéo dài và chậm nhưng dù trong trường hợp nào cũng có thể tăng tốc nhờ trợ giúp của y học. Thời điểm sát ngày sinh, bạn có thể sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng, đừng quá lạm dụng, hãy giữ sức cho giờ phút quyết định.

Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này

Nếu bạn không thể kiên nhẫn chờ đợi giờ phút sinh đẻ được nữa, thì hãy thử một số cách dân gian tự nhiên kích thích đẻ sớm được chia sẻ bởi các nữ hộ sinh:

- “Yêu” chồng: Nhịp điệu của việc giao hợp kích thích cổ tử cung, nội tiết tố trong tinh trùng của chồng cũng khiến các cơn co thắt bắt đầu diễn ra. Tất nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành. Nếu cách này không hiệu quả, các bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc “kích đẻ”.

- Đi bộ thật lâu.

Nếu thời gian đau đẻ kéo dài, bác sĩ sẽ truyền nước cho bạn thông qua các ống bơm hút. Sau khi bé chào đời, nếu mọi thứ đều ổn, bạn có thể ăn uống bình thường.

Tuần thai thứ 40: Chúc bạn mẹ tròn con vuông! 3

Nếu bạn đang chờ đợi ngày đến viện sinh con, đồng thời trải qua những cảm giác đau đớn, bạn có thể làm một số việc sau đây tại nhà để xoa dịu bớt cảm giác đau:

- Bắt đầu mỗi hồi co thắt, hãy hít thở thật sâu, thở ra từ từ. Cuối mỗi hồi co thắt lặp lại hít thở sâu.

- Ngồi dậy và đi lại, hoạt động. Nó giúp bạn quên cảm giác đau và có thể giúp giảm đau vùng lưng.

- Nhờ chồng mát xa các bả vai, cổ, lưng và bàn chân, điều này giúp bạn giảm căng thẳng và thấy dễ chịu hơn.

- Chườm nóng hoặc chườm lạnh cũng có thể hạn chế chuột rút và giảm đau nhiều khu vực khác nhau. Tắm nước nóng cũng làm bạn dễ chịu hơn.

Chỉ còn ít ngày nữa là bé sẽ chào đời và nằm trong vòng tay âu yếm của bạn. Đó là một khoảnh khắc kỳ diệu và cũng là sự khởi đầu mới cho bạn, cho bé và cho cả gia đình nhỏ bạn.

Chúc bạn mẹ tròn con vuông! Và đừng quên cho bé bú ngay sau khi sinh nhé!



Thời gian mang bầu vất vả đã kết thúc, đây là thời điểm mẹ đã sẵn sàng chào đón bé yêu! Hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt để "mẹ tròn con vuông nhé"!

Tuần thai thứ 40: Chúc bạn mẹ tròn con vuông! 4
Chia sẻ