Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án nhưng không biết lý do khiến các em đánh mất tuổi thơ đáng buồn thế nào

Jia You,
Chia sẻ

Đừng nhân danh “tình yêu” dành cho trẻ em mà người lớn tự cho mình quyền sử dụng chúng như những lao động ở tuổi đáng lẽ ra chúng nên được đến trường.

Năm 2016, truyền thông Trung Quốc từng chấn động với thông tin một thiếu niên 14 tuổi làm việc quần quật suốt 11 tiếng đồng hồ qua đời đột ngột. Vụ việc đã khiến lao động trẻ em một lần nữa trở thành vấn đề cấp bách cần được các cơ quan chức năng vào cuộc.

Dù trước đó, có nhiều sự lên án và chỉ trích sử dụng lao động trẻ em nhưng các doanh nghiệp đã bỏ ngoài tai. Trước tình hình này, nhiều người vẫn chưa thật sự biết về lao động trẻ em là như thế nào.

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 1.

Một người viết văn tên Trương Thị Chi từng chia sẻ câu chuyện về mẹ anh trong quá khứ để nói lên vấn nạn này. Mẹ anh Trương sinh năm 1950, tuổi thơ của bà vào giai đoạn lịch sử không được may mắn ở Trung Quốc. 

Vào thời đó, bà ở nông thôn, khi miếng ăn còn là một vấn đề nan giải huống chi là mong muốn có thể được học tập như thời nay. Sau khi học xong tiểu học, bà đi làm và cứ thế trưởng thành. Về già, mỗi khi nhắc đến chuyện bỏ lỡ việc học năm xưa, bà chỉ ngậm ngùi khóc mà không biết nói gì thêm, chỉ vì ngày đó quá nghèo để có thể đến trường. 

Trên thực tế bà Trương vốn là một lao động trẻ em vào thời đó. Nhưng vì không còn cách nào khác, bà phải từ bỏ việc học và làm nông khi việc ăn và sống là cả một vấn đề cần phải giải quyết cấp bách. 

Nghèo đói là lý do duy nhất

Hàng năm mọi người vẫn luôn báo cáo về lao động trẻ em, thậm chí có những người lên án những doanh nghiệp bóc lột sức lao động trẻ. Tháng 4/2016, tin tức về cậu bé 14 tuổi tên Tiểu Phan làm việc trong một doanh nghiệp ở Đại Lý, Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc bất ngờ qua đời tại nhà trọ sau khi làm việc quần quật 11 đến 12 tiếng một ngày trong khoảng một tháng. Sau khi sự việc được chia sẻ đã thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là vấn đề lao động trẻ em được chính quyền nâng mức cảnh báo lên cao nhất. 

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 2.

Được biết, mẹ Tiểu Phan trước đó đã đến Nam Hải lao động, nhưng vì kinh tế gia đình nên đứa con trai cũng đi theo và cô đã giới thiệu con trai vào nhà máy ở Phật Sơn làm thêm để đỡ gánh nặng. Trên thực tế, lao động trẻ em vốn dĩ bị cấm và lên án. Nhưng khi chính quyền phạt những doanh nghiệp thuê lao động trẻ em thì lại quên đi trách nhiệm cũng thuộc về bố mẹ. 

Những người được xem là bố mẹ không thể biện minh cho lý do nghèo đói trong cuộc sống mà che đậy thực tế rằng chính họ cũng không hoàn thành trách nhiệm của người giám hộ. Trẻ con là trái tim của bố mẹ, và sẽ không ai yêu chúng bằng bố mẹ. Tại sao có những người biết rằng con còn nhỏ nhưng vẫn sẵn sàng chấp nhận rủi ro để con ra ngoài làm việc?

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 3.

Những đứa trẻ bán mặt cho đất bán lưng cho trời

Ở Myanmar, có một số lượng lớn những em bé phải thức khuya làm việc vất vả thay vì cắp sách đến trường. Đây được xem là một trong những nước bị nạn lao động trẻ em hoành hành dữ dội nhất thế giới. 

Tại đây, những đứa trẻ tầm 14, 15 tuổi sẽ phải thức dậy thật sớm để tới một bến cảng ở ngoại ô Yangon lấy cá từ tàu đánh cá rồi mang đến chợ. Mỗi em sẽ kiếm được tầm 8 đô la (hơn 160 nghìn đồng) mỗi ngày. Theo các số liệu chính thức cho thấy, ở Myanmar, cứ 5 em ở độ tuổi từ 10 đến 17 là có một em phải làm việc thay vì đến trường. 

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 4.

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 5.

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 6.

Không chỉ ở Myanmar, tại Bangladesh, trẻ em phải bán sức lao động rẻ mạt ở các xưởng may quần áo. Tại đây, các em không hề biết đến tương lai, sức khỏe và nguy hiểm đang rình rập mỗi ngày. Có khoảng 7000 nhà máy không bị chính quyền kiểm soát về mức độ an toàn, các tòa nhà không có lối thoát hiểm và không có dụng cụ phòng cháy chữa cháy. 

Với khối lượng công việc khổng lồ, hàng ngàn đứa trẻ chỉ có thể ăn uống, tắm rửa bên trong nhà máy. Công nhân trong các nhà máy ở Bangladesh đa số là trẻ em. Theo số liệu thống kê của tổ chức UNICEF, có khoảng 1 triệu trẻ em từ độ tuổi từ 10 - 14 làm việc tại các xưởng quần áo. 

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 7.

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 8.

Tại Trung Quốc, vào năm 2014, phóng viên tờ Nhật Báo Nhân dân đã chia sẻ về một nhóm các bé gái ở vùng núi Lương Sơn, Tứ Xuyên, Trung Quốc bỏ học đi làm. Trước khi bị nghi ngờ là lao động trẻ em, một bé gái tiếp nhận phỏng vấn tên Cát Giác A Hạp đã chia sẻ về công việc của mình. 

Ngày nào ở nhà không cho lợn ăn, giặt quần áo, thì nhóm lửa nấu ăn, mang giỏ đi tìm củi. Nhưng làm việc ở ngoài thì khác. Ở đó ít nhất có thịt để ăn”, Cát Giác A Hạp nói. Sau đó, phóng viên đã đưa máy lên chụp ảnh nhưng cô bé né tránh và nói thêm: “Đừng cho cháu lên TV, họ sẽ biết và không cho cháu làm việc”. 

Một nhân viên của cơ quan giám sát lao động Trung Quốc (CLW) đã từng đóng giả nhân viên làm việc tại nhà máy Shinyang, nơi sản xuất linh kiện điện thoại ở Đông Quảng, Quảng Đông, Trung Quốc và công bố về vấn nạn lao động trẻ em tại nơi đây. 

Được biết, trong nhà máy này, công nhân đa số đều là các em nhỏ tuổi khoảng 14 - 15, vừa học xong cấp 2 đã rời xa quê hương để đi kiếm sống. Các em đều có hợp đồng lao động từ 3 - 6 tháng với tiền công là 1,2 đô la (khoảng 30 - 50 nghìn đồng) một giờ, thời gian làm việc từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng hôm sau. Tuy nhiên, mỗi ngày các em đều bị ép làm thêm 3 giờ, điều đáng nói là các em không được công ty mua bảo hiểm cũng như không được trả tiền tăng ca.

Vấn nạn lao động trẻ em: Ai cũng lên án và cấm đoán nhưng không biết rằng sự thật khiến các em đánh mất tuổi thơ là gì? - Ảnh 9.

Theo cảnh báo của Liên Hiệp Quốc, nghèo đói chính là nguyên nhân chủ yếu đẩy trẻ em vào thị trường lao động từ sớm. Ở Trung Quốc, nhiều nơi có tình trạng nghèo đói ở mức báo động, thậm chí có nhiều bố mẹ “bán” con cái để trang trải nợ nần hoặc cải thiện tình hình tài chính như sự vụ của Tiểu Phan ở Phật Sơn. 

Sau tất cả, lao động trẻ em sẽ biến mất một cách tự nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế. Những đứa trẻ vốn đang tuổi ăn tuổi lớn chẳng ai muốn lao mình vào làm việc để nhận lấy những đồng lương ít ỏi và đổi lại sự nguy hiểm cho bản thân. Điều cơ bản nhất để giải quyết vấn đề lao động trẻ em chính là nằm ở sự phát triển kinh tế, chứ không phải sự lên án. 

(Nguồn: Sohu)

Chia sẻ