Vì đâu "tam giác mật" từ tối màu chuyển sang màu trắng?

Thu Hương (Theo Healthguide),
Chia sẻ

Có lẽ không gì lo sợ hơn khi tự nhiên da "vùng chiến lược" tối màu lại chuyển sang màu trắng. Đâu là nguyên nhân của thay đổi bất thường này?

Thông thường thì “vùng kín” của chị em là nơi có màu tối hơn những vùng da còn lại trên cơ thể. Ở mỗi chị em, “nơi đó” cũng có những màu khác nhau, thường thì là màu nâu sẫm, màu hồng hồng hoặc màu hơi nâu.


Thế nhưng, có lúc chị em lại thấy “vùng chiến lược” này của mình chuyển sang màu trắng và vô cùng lo lắng. Vậy đâu là nguyên do khiến vùng này chuyển sang màu trắng như vậy?

Rối loạn da vùng kín (Lichen sclerosus)

Liche sclerosus là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh rối loạn da vùng kín. Bệnh này còn được gọi là xơ hóa lichen và thiếu dưỡng hay chứng bạch sản teo. Xơ hóa lichen có thể gặp ở chị em ở bất cứ độ tuổi nào, nhưng phổ biến hơn thì vẫn là ở tuổi hậu mãn kinh.


Những ai từng gặp bệnh này thì đều có những triệu chứng chung thường gặp là ngứa, hoặc đau dữ dội, một số vùng (môi lớn bé) nhạt màu, đôi khi còn bị nhăn nheo. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, chị em có thể bị mỏng vùng da âm hộ, đau khi quan hệ hoặc bị rách ở vùng đó trong quá trình “thân mật vợ chồng”.

Y học ngày nay đã có những biện pháp điều trị tích cực hiệu quả đối với căn bệnh này. Vậy nên chị em cần chú ý quan tâm đến bản thân mình hơn để sớm khám chữa bệnh nếu chẳng may gặp phải.

Bệnh bạch biến

Khi mắc bệnh bạch biến (hay còn gọi là bệnh lang trắng hoặc đốm bạch tạng), trên một số vùng da, các sắc tố da thường bị mất và không giữ được màu như bình thường mà thay vào đó các vùng da này có màu trắng sữa.


Nếu làn da của bạn là tự nhiên chuyển sang màu tối, thì rõ ràng bạn đã bị bạch biến. Tuy nhiên, ngay cả lúc này, các kết cấu của da của bạn vẫn là bình thường, và bạn không hề cảm thấy đau hoặc ngứa. Hiện tượng bạch biến này cũng có thể lan đến một số nơi khác trên cơ thể, trong đó có cả “vùng kín”.

Bênh bạch biến thường gặp ở những phụ nữ trẻ và thường có yếu tố di truyền trong gia đình. Nói về nguyên nhân thì đây được coi là bệnh do sự rối loạn trong hệ thống tự miễn dịch khiến các bộ phận trong cơ thể tạo a kháng thể chống lại tế bào sắc tố riêng của nó.



Người ta cũng không biết tại sao bệnh này lại ảnh hưởng đến một số bộ phận của cơ thể (chẳng hạn như bộ phận sinh dục, mặt, tay và chân) nhiều hơn những bộ phận khác.

Triệu chứng dễ thấy của bệnh có thể là vùng da đổi màu sang các dải trắng to nhỏ khác nhau, hoặc có hình tròn, bầu dục, ranh giới rõ ràng, không cộm và có viền sắc tố xung quanh. Lông tóc trên vùng dát trắng này có thể bạc màu hoặc không. Người bệnh không mất cảm giác tại chỗ, không ngứa.
 
Bệnh bạch biến điều trị khá khó khăn, chủ yếu là điều trị theo cơ chế và triệu chứng bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy theo mức độ bệnh, thể bệnh, vị trí tổn thương, tuổi đời, tuổi bệnh...


Bệnh nhân có thể được điều trị bằng ánh sáng cực tím, thường là hai hoặc ba lần một tuần trong ít nhất 6 tháng. Khi “vùng kín” cũng bị bệnh, người ta thường không cần điều trị. Chỉ với những chị em nào có nhu cầu làm đẹp nơi đó thì nên hỏi và tham khảo ý kiến của bác sĩ da liễu.
Chia sẻ