Vợ chê chồng nấu ăn dở nhưng lại thích nấu cho con, nhìn thành quả thì ai cũng khen "bố thật tuyệt vời"

An Chi,
Chia sẻ

Dù không xuất sắc nhưng các món ăn bố làm đều chứa đầy tình cảm cho con.

Nấu cho người mình yêu thương những món ăn ngon là con đường ngắn nhất để chiếm lấy tình yêu của họ. Thế nhưng, nấu ăn ngon thì không hề dễ, đặc biệt là với các ông chồng. Thế nhưng khi họ chịu khó vào bếp, cố gắng nấu thật nhiều món cho các con thì điều này lại thực sự rất đáng khen. 

Mới đây, chị Phương Thảo (sống tại Phú Quốc) đã có chia sẻ khá hài hước về khả năng nấu ăn chưa tốt lắm của chồng, vậy mà đọc xong thì ai cũng rất cảm động. 

"Bữa sáng của bố!

Chào cả nhà! Mình là 1 người yêu bếp, phải yêu bếp chứ không có sự lựa chọn nào khác, vì căn bản đồ ăn chồng nấu mình không nuốt được. (Vì hạnh phúc gia đình, mình hy vọng bạn bè có thương em xin đừng gửi bài viết này cho chồng mình).

Tuy anh nấu dở nhưng được cái sơ hở là nấu cho con (mình từ chối với lý do lịch sự là đang ăn theo chế độ). Nhất là mỗi sáng cuối tuần khi con không phải đi học.

Khoe với cả nhà những bữa sáng anh làm cho con.

Mình viết bài này không phải để dìm chồng. Để mà nói thì đó cũng là cả 1 quá trình và sự nỗ lực vượt bậc của anh. Chứ trước khi có con số lần anh vào bếp mỗi năm chỉ đếm trên 1 bàn tay. Thôi thì cũng ghi nhận sự nỗ lực tuyệt vời của anh", chị Thảo hài hước chia sẻ. 

Vợ chê chồng nấu ăn dở nhưng lại thích nấu cho con, nhìn thành quả thì ai cũng khen "bố thật tuyệt vời" - Ảnh 1.

Bữa sáng này anh đã dành ra 2 tiếng rưỡi làm việc vất vả trong bếp để có thể hoàn thành. Các chị có thể thắc mắc tại sao có thể lâu như thế được. Là cái bánh khoai tây kia đó, anh bào sợi khoai tây rồi trộn bột để rán. Cháu ngủ trương cả mắt mới dậy nhưng tới 10h mới được ăn sáng.

Vợ chê chồng nấu ăn dở nhưng lại thích nấu cho con, nhìn thành quả thì ai cũng khen "bố thật tuyệt vời" - Ảnh 2.

Nui luộc và cà chua bi. Thiết nghĩ mai sau con mình trưởng thành sẽ là 1 người có tính cách rất dễ chịu.

Vợ chê chồng nấu ăn dở nhưng lại thích nấu cho con, nhìn thành quả thì ai cũng khen "bố thật tuyệt vời" - Ảnh 3.

Món đầu tư và có vẻ như là thành công nhất của bố.

Vợ chê chồng nấu ăn dở nhưng lại thích nấu cho con, nhìn thành quả thì ai cũng khen "bố thật tuyệt vời" - Ảnh 4.

Cảm giác của việc bê nguyên tủ lạnh vào bữa sáng.

Bố nấu là ăn thôi chứ không đòi hỏi

Người chồng tần tảo

Tuy chê là vậy nhưng chị Thảo cũng phải công nhận chồng thực sự đã rất nỗ lực vào bếp nấu ăn cho con mỗi sáng, còn cậu con trai Lucas thì vô cùng hợp tác, bố nấu gì ăn nấy, mấy giờ cũng được chứ không chê gì cả. Chắc cậu bé cũng rất mê cảm giác được ba mẹ chuẩn bị những bữa sáng đáng yêu, ngon lành. 

Dù thế thì ai cũng khen những bữa sáng khá dễ thương, đầy đủ dinh dưỡng và cũng chịu khó thay đổi món thường xuyên. Chỉ cần làm thêm vài lần nữa là thể nào ông bố này cũng thành thục chuyện nấu ăn sáng cho mà xem. Chị Thảo và con trai chắc chắn đã rất tự hào và hạnh phúc khi có một người chồng, người cha như vậy.

Bố dành thời gian nấu ăn cho con mỗi buổi sáng sẽ đem lại những tác dụng gì

Khi người cha dành thời gian vào buổi sáng để nấu những bữa ăn cho con, hành động đó không chỉ là việc chuẩn bị một bữa sáng dinh dưỡng mà còn ẩn chứa nhiều ý nghĩa và tác động tích cực đối với sự phát triển của trẻ.

- Tình cảm gia đình: Việc nấu ăn mỗi buổi sáng trở thành một nghi thức tạo nên sự gắn kết. Trẻ nhận thức được tình yêu thương và sự chăm sóc từ người cha, tạo nên một mối liên kết mạnh mẽ giữa cha và con.

- Học hỏi và phát triển kỹ năng: Trong khi cha nấu ăn, trẻ có thể quan sát và học hỏi. Hành động này giúp trẻ phát triển kỹ năng quan sát, học cách chuẩn bị bữa ăn và hiểu biết về giá trị của công việc nội trợ.

- Thói quen lành mạnh: Bằng việc cung cấp bữa sáng đầy đủ dinh dưỡng, cha nuôi dưỡng thói quen ăn uống lành mạnh trong trẻ từ nhỏ, là nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh về sau.

- Sự tự lập: Khi cha dành thời gian để nấu ăn, đó cũng là cách giáo dục trẻ trở nên tự lập. Trẻ sẽ học được cách tự chăm sóc bản thân và những người xung quanh.

- Kỷ luật và trách nhiệm: Việc dậy sớm để chuẩn bị bữa sáng cũng giúp trẻ hình thành nên kỷ luật. Trẻ học được giá trị của công việc đúng giờ và thấy được trách nhiệm mà cha mình đang gánh vác.

- Khuyến khích sự sáng tạo: Trẻ được tiếp xúc với các loại thực phẩm, hương vị và được khuyến khích sáng tạo khi tham gia vào việc nấu ăn cùng cha, từ đó phát triển khả năng tư duy và sáng tạo.

- Hiểu biết về văn hóa: Các món ăn không chỉ là thức ăn, chúng còn là một phần của văn hóa gia đình và truyền thống. Cha có thể chia sẻ những câu chuyện liên quan đến các món ăn, từ đó giúp trẻ hiểu biết và cảm nhận sâu sắc hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của chúng.

- Hỗ trợ phát triển tình cảm xã hội: Thông qua các bữa ăn, trẻ được học cách chia sẻ, tôn trọng lẫn nhau và phát triển các mối quan hệ tích cực với các thành viên khác trong gia đình.

Những tác động này không chỉ là những bài học cho hiện tại mà còn có giá trị lâu dài, đồng hành cùng trẻ trên hành trình trưởng thành. Nói cách khác, việc người cha dành thời gian vào buổi sáng để nấu ăn cho con là một khoản đầu tư vô giá cho tương lai, vun đắp nên những giá trị và bài học theo suốt cuộc đời của trẻ.

Chia sẻ