Vụ nước nhiễm bẩn ở Hà Nội: Tại sao dân lại phải tự bỏ tiền túi để mua nước sinh hoạt?

Hạ Vũ - Mạn Ngọc,
Chia sẻ

Lo ngại nguồn nước máy có mùi gây ảnh hưởng đến sức khỏe, trong mấy ngày qua các hộ dân tại khu đô thị Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) phải tự mình "bỏ tiền túi" ra để mua nước sạch hoặc xếp hàng chờ nhận nước sạch miễn phí từ BQL chung cư - những điều mà đáng lẽ ra chủ đầu tư cung cấp nước phải có trách nhiệm?

Trong những ngày vừa qua, người dân tại một số khu chung cư trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông... sống trong tình trạng lo lắng vì nguồn nước bị nhiễm bẩn nghiêm trọng. Trong lúc chờ đợi kết luận từ cơ quan chức năng, người dân không dám dùng nước đã được lọc từ máy mà phải "tự bỏ tiền túi" để mua những bình nước đã được lọc sạch từ các cửa hàng.

Nhưng đây cũng không phải là giải pháp lâu dài trong khi cơ quan chức năng vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng về mức độ ô nhiễm và giải pháp cụ thể cho cư dân. Thấy được những khó khăn đó, ban đại diện tại các khu chung cư đã bỏ tiền mua nước sạch cung cấp cho các hộ dân.

Cứ mỗi khi có thông báo về những xe nước miễn phí được đưa đến, hàng nghìn cư dân tại các khu chung cư tại khu đô thị HH Linh Đàm lại tất tưởi, rồng rắn xếp hàng dài để chờ lấy những thùng nước sạch được ban quản lý chung cư "bỏ tiền" ra mua về phát miễn phí cho người dân, nhưng cũng chỉ có thể đáp ứng được một phần nhu cầu nước sạch của cư dân.

Giữa lòng thủ đô hiện đại, khung cảnh hàng người xếp hàng dài như thời "bao cấp" được tái hiện nhưng trong viễn cảnh không mấy dễ: Chờ lấy từng gáo nước sạch sau sự nước có mùi  - Ảnh 1.

Giữa lòng thủ đô hiện đại, khung cảnh hàng người xếp hàng dài như thời "bao cấp" được tái hiện nhưng trong viễn cảnh không mấy dễ: Chờ lấy từng gáo nước sạch sau sự nước có mùi  - Ảnh 2.

Giữa lòng thủ đô hiện đại, khung cảnh hàng người xếp hàng dài như thời "bao cấp" được tái hiện nhưng trong viễn cảnh không mấy dễ: Chờ lấy từng gáo nước sạch sau sự nước có mùi  - Ảnh 3.

Giữa lòng thủ đô hiện đại, khung cảnh hàng người xếp hàng dài như thời "bao cấp" được tái hiện nhưng trong viễn cảnh không mấy dễ: Chờ lấy từng gáo nước sạch sau sự nước có mùi  - Ảnh 7.

Sẽ không khó để bắt gặp những hình ảnh người dân đứng xếp hàng dài với đủ thứ dụng cụ trên tay để chờ lấy nước sạch được phát miễn phí, trong khi mỗi hộ gia đình đều có nước nhưng "không dám dùng" bởi mùi Clo vẫn quá nồng nặc.

Người dân chỉ có thể dùng tắm giặt, chứ không thể sử dụng vào nấu ăn. Nhưng cho dù như vậy, người dân vẫn hết sức lo ngại việc nước máy vẫn tồn dư quá nhiều Clo có thể gây nên các bệnh về ngoài da.

Một số cư dân còn cho biết thêm:"Một số cháu nhỏ ở khu vực này có hiện tượng tiêu chảy, ngứa. Rất có thể nguồn nước nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng phần nào".

Theo một cư dân ở quận Thanh Xuân, gần 1 tuần phải dùng nước bẩn chắc chắn sẽ khiến người dân hoang mang nên cần phải được đi khám sức khỏe.

Trong khi ban đại diện các khu chung cư đã có những động thái để giúp đỡ người dân trong việc khắc phục hậu quả thì Công ty nước sạch Sông Đà - chủ đầu tư cung cấp nguồn nước cho các khu chung cư bị ô nhiễm vẫn chưa có bất cứ động thái nào trong việc hỗ trợ cư dân khắc phục hậu quả.

Cũng trên nhiều diễn đàn, xuất hiện đơn kiến nghị của cư dân các khu chung cư gửi các cơ quan chức năng yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Giữa lòng thủ đô hiện đại, khung cảnh hàng người xếp hàng dài như thời "bao cấp" được tái hiện nhưng trong viễn cảnh không mấy dễ: Chờ lấy từng gáo nước sạch sau sự nước có mùi  - Ảnh 8.

Giữa lòng thủ đô hiện đại, khung cảnh hàng người xếp hàng dài như thời "bao cấp" được tái hiện nhưng trong viễn cảnh không mấy dễ: Chờ lấy từng gáo nước sạch sau sự nước có mùi  - Ảnh 9.

Giữa lòng thủ đô hiện đại, khung cảnh hàng người xếp hàng dài như thời "bao cấp" được tái hiện nhưng trong viễn cảnh không mấy dễ: Chờ lấy từng gáo nước sạch sau sự nước có mùi  - Ảnh 10.

Nguồn nước bị ô nhiễm khi nhìn từ trên cao. Ảnh Tiền Phong.

Khi nhìn những hình ảnh này, ai có thể tin đây chính là nguồn nước gia đình vẫn sử dụng trong mấy ngày qua. Trên cùng một nhánh sông nhưng có tận 2 nguồn nước, dòng nước đen ngòm chính là thủ phạm gây nên tình trạng ô nhiễm trong mấy ngày qua.

Những dòng nước đen ngòm đấy được cho là chất thải từ các xe chở dầu trong hoạt động công nghiệp của các doanh nghiệp "đổ trộm" ra môi trường.

Trong báo cáo mới nhất của UBND TP Hà Nội về kết quả xét nghiệm mẫu nước tại các khu chung cư trên địa bàn các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân... Các mẫu xét nghiệm đều có hàm lượng Styren thuộc nhóm các chỉ tiêu giám sát mức độ C, cao hơn giới hạn cho phép (20mg/l) theo QCVN 01:2009/BYT từ 1,3 đến 3,65 lần (tại các vòi hộ gia đình, hàm lượng Styren thấp hơn tại nhà máy và các điểm chứa trung gian). Chỉ tiêu mùi vị không đạt.

Chất Styren chính là nguyên nhân tạo ra mùi bất thường trong nước mà người dân phản ánh trong những ngày vừa qua. Và nghiêm trọng hơn, khi tiếp xúc lâu dài với chất này, có thể gây ung thư.

Theo các luật sư cho biết người dân trong những khu vực phải chịu ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm có thể khởi kiện để yêu cầu có những xử lý thích đáng.

"Những người dân sống trong khu vực các quận Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông... hoàn toàn có thể đòi hỏi bồi thường về thiệt hại cũng như tinh thần từ chủ đầu tư nếu có kết luận từ Bộ Y tế về các chỉ số sinh hóa chứng minh họ bị nhiễm bệnh do chính nguồn nước đó.

Ngoài ra, người dân phải thu thập thêm bằng chứng để chứng minh thiệt hại do nguồn nước mà Công ty nước sạch Sông Đà gây ra bằng những kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền mà cụ thể ở đây là Tổng cục Quản lý Môi trường của Bộ Tài nguyên Môi trường".

Việc thiếu nước sinh hoạt trầm trọng những ngày gần đây tại Linh Đàm, các luật sư cũng cho biết thêm, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do nguồn nước ô nhiễm dẫn đến việc bắt buộc phải cắt giảm cung cấp nước.

"Khi xảy ra việc thiếu nước, phía bên doanh nghiệp cung cấp nước chưa có động thái cụ thể để cải thiện tình hình bức thiết của người dân, dẫn đến tình trạng người dân và ban đại diện tại các khu chung cư tại đây phải tự bỏ tiền túi ra mua nước sạch để sử dụng.

Thế nhưng, những biện pháp này cũng rất hạn chế không thể kéo dài được lâu. Trong những động thái tích cực, Công ty nước sạch Sông Đà nên có những hành động góp phần cung cấp những nguồn nước khác cùng ban đại diện các khu chung cư, bên cạnh đó phải công khai xin lỗi về các vấn đề liên quan đến việc ô nhiễm nguồn nước tại những khu vực này".

Mặc dù UBND TP đã tìm ra "thủ phạm" gây nên ô nhiễm nguồn nước và có những biện pháp khắc phục tạm thời nhưng người dân vẫn không dám tin tưởng, sử dụng nguồn nước đó để sinh hoạt. Họ sẵn sàng chờ hàng tiếng đồng hồ để lấy nước sạch được phát miễn phí từ các nơi không bị ô nhiễm hoặc bỏ tiền ra mua những bình nước sạch đắt gấp nhiều lần chứ không dám sử dụng nguồn nước đã được xử lý kia.

Nghị định Về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch CHÍNH PHỦ.

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng số 117/2007/NĐ-CP, tại Chương V: Quyền và nghĩa vụ của các đơn vị cung cấp nước và khách hàng sử dụng nước.

Điều 55. Quyền và nghĩa vụ của đơn vị cấp nước, có ghi rõ:

Đơn vị cấp nước có các nghĩa vụ sau:

a) Tuân thủ các quy trình, quy phạm vận hành hệ thống cấp nước;

b) Xử lý sự cố, khôi phục việc cấp nước;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về tài nguyên nước và bảo vệ môi trường;

d) Đầu tư lắp đặt đường ống đến điểm đấu nối bao gồm cả đồng hồ nước cho khách hàng sử dụng nước trừ trường hợp có các thỏa thuận khác;

đ) Bảo vệ an toàn nguồn cấp nước, xây dựng đới phòng hộ vệ sinh khu vực lấy nước, hệ thống công trình cấp nước theo quy định;

e) Bảo đảm cung cấp dịch vụ cấp nước cho khách hàng, đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng dịch vụ theo quy định;

g) Báo cáo đột xuất khi được yêu cầu và định kỳ theo quy định tới chính quyền địa phương và cơ quan quản lý nhà nước về cấp nước ở địa phương.

Chia sẻ