Cập nhật lúc 14:40 - 17/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: "Kiểm soát dịch ở miền Nam mới kiểm soát được trên cả nước"

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-18T17:08:00

    Hà Nội xét nghiệm diện rộng đợt hai

    Trong ba ngày, ngành y tế Thủ đô sẽ lấy xét nghiệm diện rộng đợt hai với 800.000 mẫu PCR cho 13 nhóm ở khu vực nguy cơ cao.

    Theo kế hoạch, để kiểm soát tốt dịch bệnh trước ngày 25/8, ngành y tế Hà Nội tổ chức xét nghiệm sàng lọc trên diện rộng với 1,3 triệu mẫu bằng kỹ thuật RT-PCR, chia thành ba đợt. Trong đợt một từ 10 đến 15/7, thành phố đã lấy gần 282.000 mẫu tại 11 quận huyện và người nguy cơ cao; kết quả phát hiện 29 mẫu dương tính nCoV.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/8: Bình Dương còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch COVID-19 - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Bước sang đợt hai, Hà Nội tập trung xét nghiệm tại những khu vực có nhiều ca mắc, nguy cơ cao như quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, huyện Đông Anh, Thường Tín, Thanh Trì và các vùng có ca cộng đồng chưa qua 14 ngày; ngành y tế sẽ lấy mẫu gộp 10 hộ gia đình có yếu tố dịch tễ tương đồng.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-18T17:08:00

    Thêm 298 bệnh nhân COVID-19 tại 12 tỉnh, thành phố tử vong

    Tối 18/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 298 ca tử vong.

    Như vậy tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến 18/8 là 6.770 ca, chiếm tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc và ngang với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới.

    Bộ Y tế cho biết hiện số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 654 ca; số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-18T17:08:00

    Bình Dương còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch COVID-19

    Tình hình dịch bệnh ở Bình Dương đang ở mức báo động khi số ca mắc liên tục tăng, tỷ lệ ca mắc trên quy mô dân số đã vượt TP.HCM.

    Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19 tỉnh Bình Dương cho biết, tính đến ngày 18/8, Bình Dương có gần 52.500 ca mắc COVID-19 ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố, hơn 420 người tử vong. Hiện, các cơ sở y tế đang điều trị cho hơn 11.000 bệnh nhân và hơn 16.000 bệnh nhân khác đang được cách ly, theo dõi tại các cơ sở thu dung tạm thời. Bên cạnh điều trị bệnh nhân COVID-19, số bệnh nhân bị bệnh theo mùa cũng tăng, gây áp lực không nhỏ cho ngành y tế khi lực lượng y, bác sĩ quá mỏng.

    Đến nay, đã có gần 2.000 tình nguyện viên từ các tỉnh và sinh viên trường y hỗ trợ Bình Dương nhưng chỉ có khoảng 800 người là nhân viên y tế. Con số này quá ít so với nhu cầu thực tế tỉnh này đang cần là hơn 6.000 người, trong đó cần 2.000 bác sĩ. Gần đây, một số đoàn đã trở về tiếp tục học tập, công tác nên số lượng nhân viên y tế đã thiếu nay càng thiếu hơn.

    Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Chương - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho biết, nhân lực y tế quá mỏng và dàn trải ở nhiều nơi nên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Dù nguy hiểm, mệt mỏi nhưng chưa có y, bác sĩ nào xin nghỉ việc, tất cả đều đang cố gắng để chăm sóc sức khỏe cho người dân. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/8: Bình Dương còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch COVID-19 - Ảnh 1.

    Số ca mắc Covid-19 tăng nhanh gây áp lực cho tỉnh Bình Dương.

    Bình Dương đang có gần 750 bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng, đây là thách thức rất lớn cho ngành y tế trong thời điểm siêu quá tải như hiện nay. Bình Dương đưa ra chiến lược điều trị cho bệnh nhân COVID-19 theo mô hình tháp “3 tầng”, tức là bệnh nhân nhẹ, trung bình và nặng được phân ra để dễ dàng theo dõi. Trường hợp, bệnh nhân có triệu chứng sẽ được điều chuyển ngay lên tầng 2, tầng 3 để giảm tỷ lệ tử vong. Bình Dương cũng mua trang thiết bị hiện đại, vận động các bác sĩ nghỉ hưu quay trở lại bệnh viện.

    Việc “bóc tách” F0 ra khỏi cộng đồng đang chậm do năng lực xét nghiệm khẳng định RT-PCR chưa đáp ứng được nhu cầu. Bình Dương đề nghị cơ quan chuyên môn thẩm định, cấp phép cho cơ sở y tế cấp huyện và các cơ sở y tế tư nhân có năng lực xét nghiệm được công bố kết quả xét nghiệm PCR, để cùng với hệ thống y tế công lập đẩy nhanh quy trình khẳng định kết quả xét nghiệm PCR.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T01:08:00

    Trên 15.600 ca mắc COVID-19, Đồng Nai tức tốc lập Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch

    Ngày 19/8, Sở Y tế Đồng Nai cho biết đã ghi nhận thêm 660 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó TP Biên Hòa có 150 ca, huyện Vĩnh Cửu ghi nhận 207 ca, huyện Nhơn Trạch có 166 ca và huyện Trảng Bom có thêm 97 ca. Như vậy, Đồng Nai đã ghi nhận 15.661 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4, trong đó có 104 ca tử vong.

    Ngành y tế địa phương ghi nhận nhiều ổ dịch ở các khu công nghiệp, như: AMATA, Biên Hòa 2, Long Bình, Thạnh Phú, Sông Mây, Long Thành, Bàu Xéo, Lộc An - Bình Sơn, Nhơn Trạch 1, 2, 3, 5, 6.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: Bình Dương vượt ngưỡng 52.000 ca bệnh, còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Tình hình dịch tại Đồng Nai đang phức tạp khi xuất hiện nhiều ổ dịch tại các KCN. Ảnh minh họa.

    Đánh giá số ca bệnh diễn biến nặng, nguy kịch tăng có thể dẫn đến quá tải các đơn vị hồi sức tích cực; nhiều địa phương do thiếu nhân lực, còn chậm trễ trong việc báo cáo tiến độ tiêm chủng vắc xin ngừa COVID-19... tỉnh Đồng Nai quyết định thành lập Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch COVID-19 do Chủ tịch UBND tỉnh Cao Tiến Dũng làm Chỉ huy trưởng.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T01:08:00

    Hà Nội: Chờ kết quả xét nghiệm của hơn 75.000 mẫu là người có nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2

    Sáng 19-8, trên địa bàn TP Hà Nội ghi nhận 5 ca mắc Covid-19 mới thuộc chùm ho, sốt thứ phát và đều đã được cách ly. Số mắc được ghi nhận tại quận Đống Đa (4), Hà Đông (1).

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: Bình Dương vượt ngưỡng 52.000 ca bệnh, còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Lấy mẫu xét nghiệp cho toàn bộ cư dân HH Linh Đàm trong đợt xét nghiệm diện rộng đợt 2.

    Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 cho người ở khu vực phong tỏa, khu vực nguy cơ và đối tượng là người nguy cơ, tính đến 19 giờ 18-8, trên địa bàn TP đã lấy được 139.010 mẫu (6.762 mẫu ở khu vực phong tỏa, 56.340 mẫu ở khu vực nguy cơ và 75.908 mẫu là người nguy cơ). 

    Hiện tại có 500 mẫu của đối tượng nguy cơ có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T01:08:00

    TP.HCM phát hiện hơn 2.800 F0 tại cộng đồng trong một ngày

    Theo cập nhật của Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, trong ngày 18/8, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 3.694 ca mắc Covid-19. Số lượng F0 được phát hiện tại cộng đồng là 2.848 ca, chiếm tỷ lệ hơn 77%.

    Trong đó, Quận Bình Tân, Quận 1 và Quận 10 là những khu vực ghi nhận F0 ngoài cộng đồng cao nhất...

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: Bình Dương vượt ngưỡng 52.000 ca bệnh, còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Mặc dù đang trong thời gian giãn cách xã hội nhưng số lượng người ra đường tại TP.HCM vẫn đang rất đông, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng rất cao. Ảnh minh họa.

    Về tình trạng số F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng nhanh trong những ngày gần đây, Sở Y tế TP.HCM lý giải điều này nằm trong kế hoạch của thành phố.

    Cụ thể, theo Kế hoạch số 2715/KH-BCĐ ngày 15/8/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19, mục tiêu thực hiện xét nghiệm có trọng tâm trọng điểm nhằm phát hiện kịp thời F0 để điều trị, thu hẹp “vùng đỏ”, “vùng cam”, “vùng vàng” và mở rộng “vùng xanh” trên địa bàn.

    Theo đó, từ ngày 15/8 đến 22/8 là giai đoạn giải phóng vùng sạch và đánh giá nguy cơ tại các vùng có tỷ lệ nhiễm cao. Ngành y tế dự báo số ca F0 có thể tăng nhẹ trong giai đoạn này do tăng cường công tác lấy mẫu xét nghiệm trong cộng đồng dân cư để sàng lọc, bóc tách tất cả trường hợp F0.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T01:08:00

    Khi nào Hà Nội có thể dừng giãn cách xã hội?

    Mặc dù có nhiều tín hiệu tích cực sau 3 tuần giãn cách, song chuyên gia khẳng định vẫn còn quá sớm để Hà Nội có thể yên tâm trong lúc này.

    Theo số liệu của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong một tuần qua (từ ngày 13/8), số ca dương tính với SARS-CoV-2 của Hà Nội duy trì ở mức 40-60 ca mỗi ngày.

    Điều tích cực là số ca nhiễm cộng đồng tại Hà Nội đã giảm đi rõ rệt, từ việc chiếm tỷ lệ 50-60% tổng số ca mỗi ngày xuống còn khoảng 30%. Đặc biệt ngày 18/8, trong 51 ca nhiễm nCoV chỉ có 1 trường hợp CDC Hà Nội ghi nhận tại cộng đồng.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: Bình Dương vượt ngưỡng 52.000 ca bệnh, còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Mặc dù đang trong thời gian giãn cách nhưng đường phố Hà Nội vẫn rất đông người, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Ảnh minh họa.

    "Số ca nhiễm không tăng mạnh sau khi TP xét nghiệm diện rộng có thể coi là một thành công, nhưng chưa đủ để ta yên tâm. Với 50-60 ca nhiễm mới mỗi ngày, nguy cơ dịch bệnh ở Hà Nội vẫn rất phức tạp và dễ dàng chuyển biến xấu nếu chúng ta chủ quan", GS.TS Nguyễn Anh Trí (nguyên Viện trưởng Viện Huyết học và truyền máu Trung ương) nhận xét.

    PGS.TS Trần Đắc Phu (nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế) cho rằng dịch bệnh tại Hà Nội vẫn trong tầm kiểm soát... Song, ông nhấn mạnh đây là giai đoạn nhạy cảm đối với Hà Nội và TP dễ bị tổn thương về dịch bệnh nếu làm không chặt việc giãn cách xã hội. 

    Nhiều F0 xuất hiện trong khối y tế, công an, nhân viên giao hàng, siêu thị, tiểu thương và cán bộ chốt kiểm soát. Đây đều là những nhóm di chuyển, tiếp xúc nhiều người nên nguy cơ đối với Hà Nội rất khó lường...

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T06:08:00

    Điều kiện nào để Hà Nội nới lỏng biện pháp chống dịch?

    Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, tính tới 19 giờ tối qua, 18/8, trên địa bàn thành phố đã lấy được 139.010 mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 (6.762 mẫu ở khu vực phong tỏa, 56.340 mẫu ở khu vực nguy cơ và 75.908 mẫu là người nguy cơ), hiện tại có 500 mẫu của đối tượng nguy cơ có kết quả âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

    Trao đổi với phóng viên, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho rằng, việc lấy 800.000 mẫu xét nghiệm diện rộng đợt 2 sẽ được báo cáo để lãnh đạo thành phố xem xét như một trong các điều kiện về việc có tiếp tục giãn cách hay dừng giãn cách xã hội.

    “Hiện số mẫu có kết quả mới rất ít, nếu sau khi lấy 800.000 mẫu cho kết quả âm tính nhiều thì sẽ là tín hiệu khả quan trong việc khoanh vùng F0 ngoài cộng đồng. Nhưng nếu kết quả còn nhiều mẫu dương tính ngoài cộng đồng thì nguy cơ vẫn rất cao”, ông Tuấn nói.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T06:08:00

    TP Hồ Chí Minh: Trên 71% người dân từ 18 tuổi đã được tiêm vaccine phòng COVID-19

    Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, trong ngày 18/8, các điểm tiêm vaccine trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã tiêm được 138.667 người; công tác tiêm chủng diễn ra trật tự, ổn định và an toàn.

    Như vậy, từ khi TP Hồ Chí Minh bắt đầu tổ chức tiêm vaccine ngừa COVID-19 đợt 1 đến hết ngày 18/8, trên địa bàn đã tiêm ngừa được 5.064.448 mũi. Tất cả người được tiêm ngừa đều an toàn.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: Bình Dương vượt ngưỡng 52.000 ca bệnh, còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Hiện nhiều quận, huyện và thành phố Thủ Đức đã đạt tỷ lệ tiêm chủng cao, như Quận 11 đã cơ bản hoàn thành tiêm vaccine cho người dân trên 18 tuổi với khoảng 165.000/173.000 người (đạt 95%); Quận 5 đến ngày 18/8 đạt trên 85% dân số được tiêm mũi 1; Quận 7 đạt gần 87%; thành phố Thủ Đức đạt gần 70% và hiện có 3 phường đã hoàn thành tiêm vaccine mũi 1 (phường Hiệp Phú, An Lợi Đông và Thủ Thiêm)...

    Theo Báo Tin tức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T06:08:00

    Thủ tướng: 'Kiểm soát dịch ở miền Nam mới kiểm soát được trên cả nước'

    Nhấn mạnh kiểm soát được dịch ở miền Nam mới có thể kiểm soát được dịch bệnh trên cả nước, Thủ tướng yêu cầu sẵn sàng điều ngay y, bác sĩ cho các tỉnh, thành phía Nam.

    Thủ tướng kêu gọi các tỉnh, thành phố đã kiểm soát được dịch bệnh ở địa phương mình, tiếp tục chi viện, ủng hộ, giúp đỡ TP.HCM và các tỉnh, thành miền Nam cả về con người và cơ sở vật chất theo tinh thần “Tất cả vì miền Nam ruột thịt, vì TP.HCM”.

    Ông nhắc lại trước đây, cả nước đã vì Bắc Ninh, Bắc Giang để kiểm soát, đẩy lùi dịch bệnh, bây giờ cả nước hãy vì TP.HCM và các tỉnh, thành phía Nam.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: Bình Dương vượt ngưỡng 52.000 ca bệnh, còn nhiều khó khăn để kiểm soát dịch - Ảnh 1.

    Thủ tướng đề nghị chuẩn bị sẵn sàng để khi nào cần có thể điều ngay lực lượng y, bác sĩ, điều dưỡng viên hoặc nâng cao trình độ tay nghề về hồi sức cấp cứu - điều mà các tỉnh, thành phố phía Nam đang có nhu cầu rất lớn.

    "Kiểm soát được tình hình dịch bệnh ở miền Nam thì chúng ta mới có thể kiểm soát được dịch bệnh trên cả nước”, Thủ tướng nhấn mạnh.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T08:08:00

    Hà Nội thêm 25 ca dương tính SARS-CoV-2, một người phát hiện khi đi làm giấy thông hành

    Trưa 19/8, Sở Y tế Hà Nội thông tin, thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 25 ca dương tính SARS-CoV-2 mới, trong đó 4 ca tại cộng đồng.

    Tính từ ngày 29/4 đến nay, Hà Nội ghi nhận 2.389 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.238 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1151 ca.

    Về kết quả lấy mẫu xét nghiệm cho đối tượng nguy cơ cao, người sinh sống trong khu vực nguy cơ, khu vực phong tỏa, tính đến 12h00 trưa nay, toàn thành phố đã lấy được 276.888 mẫu, trong đó có 53.734 mẫu âm tính, các mẫu còn lại đang chờ kết quả.

    Cụ thể, toàn thành phố đã lấy 17.778 mẫu ở khu vực phong tỏa, 350 mẫu có kết quả âm tính; 119.912 mẫu ở khu vực nguy cơ, 29.974 mẫu âm tính; 139.198 mẫu là đối tượng nguy cơ, 23.410 mẫu âm tính.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T08:08:00

    Việt Nam đã tiêm được gần 16 triệu liều vaccine COVID-19

    Sáng 19/8, theo cập nhật từ Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia, đến nay trên toàn quốc đã tiêm được 15.959.499 liều vaccine.

    Như vậy, đến nay trên toàn quốc đã tiêm được 15.959.499 liều vaccine phòng COVID-19. Cả nước có hơn 1,4 triệu người tiêm đủ 2 mũi vắc xin COVID-19.

    Theo Cổng thông tin tiêm chủng quốc gia

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T11:08:00

    Hà Nội: Thêm 20 ca SARS-CoV-2

    Theo thông báo của Sở Y tế Hà Nội, từ 12h ngày 19/8 đến 18h ngày 19/8, thành phố Hà Nội ghi nhận 20 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó 1 ca tại cộng đồng và 19 ca trong khu cách ly.

    Với việc ghi nhận thêm 20 ca dương tính SARS-CoV-2 trong chiều 19/8, tính từ 18 giờ ngày 18/8 đến 18 giờ ngày 19/8, thành phố Hà Nội ghi nhận 50 ca dương tính SARS-CoV-2. Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) là 2.409 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.239 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.170 ca.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T12:08:00

    Cả nước ghi nhận hơn 10.000 ca nhiễm trong ngày 19/8

    - Tính từ 18h30 ngày 18/8 đến 19h ngày 19/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.654 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 10.639 ca ghi nhận trong nước.

    -  Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước tăng 1.995 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh tăng 694 ca, Bình Dương tăng 742 ca, Đồng Nai tăng 214 ca, Long An tăng 117 ca, Tiền Giang tăng 196 ca.

    - Ngày 19/8, Tiểu ban điều trị của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 thông báo trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận 380 ca tử vong

    Cũng trong ngày hôm nay 19/8, 5.000 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày 19/8.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T12:08:00

    Bình Dương vượt mốc 55.000 ca mắc, gần 300 doanh nghiệp ‘3 tại chỗ’ tạm ngưng

    Tối 19/8, Sở Y tế Bình Dương thông tin, trong 24 giờ qua, địa phương ghi nhận thêm 3.255 ca mắc COVID-19 mới. Như vậy, tính từ đợt dịch thứ 4 đến nay, tỉnh Bình Dương ghi nhận 55.601 ca mắc COVID-19.

    Trong đó có 5.178 ca bệnh phát hiện qua khám tại cơ sở y tế, 17.624 ca bệnh phát hiện trong Khu cách ly tạm thời cho người test nhanh dương tính, 20.347 ca bệnh phát hiện trong khu phong tỏa, 10.698 ca trong cộng đồng (chợ, khu không phong tỏa). Bình Dương có hơn 15.000 bệnh nhân khỏi bệnh và 422 ca tử vong.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: "Kiểm soát dịch ở miền Nam mới kiểm soát được trên cả nước" - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, đến nay trên địa bàn có 1.885 doanh nghiệp với 272.851 lao động đăng ký hoạt động “3 tại chỗ”, “1 cung đường 2 địa điểm”. Trong đó, có 1.370 doanh nghiệp với 141.840 lao động đang hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp thành lập 10.864 Tổ An toàn COVID-19 tại chỗ.

    Ông Bùi Minh Trí – Trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương cho biết, trong quá trình hoạt động theo mô hình “3 tại chỗ”, một số doanh nghiệp không đảm bảo được quy định phòng, chống dịch, một số công ty phát hiện ca F0. Do đó, tính đến nay đã có 294 doanh nghiệp xin tạm ngưng hoạt động.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-19T12:08:00

    TP.HCM dự kiến thành lập gần 400 trạm y tế lưu động để quản lý, điều trị F0 tại nhà

    Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, TP.HCM và các tỉnh phải thành lập các Trạm y tế lưu động tại mỗi phường, xã, thị trấn để chủ động và tăng cường chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0, góp phần nâng cao chất lượng điều trị; giảm tải cho các cơ sở cách ly tập trung, các bệnh viện thuộc tầng 2, tầng 3; giảm tỉ lệ người bệnh chuyển nặng và tử vong.

    Tùy theo số lượng F0 của mỗi phường, xã, thị trấn đang quản lý, UBND phường, xã, thị trấn chọn các địa điểm để tham mưu cho UBND thành phố Thủ Đức và quận, huyện thành lập các Trạm y tế lưu động. Các địa phương có thể tận dụng các cơ sở sẵn có trên địa bàn như nhà văn hóa, khu sinh hoạt cộng đồng, các phòng khám tư nhân...để làm trụ sở hoạt động của Trạm y tế lưu động.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 19/8: "Kiểm soát dịch ở miền Nam mới kiểm soát được trên cả nước" - Ảnh 1.

    Mỗi Trạm y tế lưu động phải bố trí một phòng khám bệnh thông thường, khu vực lấy mẫu xét nghiệm, khu vực hành chánh, khu vực lưu trữ thuốc, khu vực để bình oxy và trang thiết bị... và nơi nghỉ ngơi cho nhân viên. Trạm Y tế lưu động sẽ quản lý, chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0 và điều trị nhiều bệnh lý khác, tiêm vắc xin...dưới sự quản lý trực tiếp của Trung tâm Y tế TP Thủ Đức và quận, huyện; sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch thành phố Thủ Đức, quận, huyện và Sở Y tế.

    Dự kiến mỗi Trạm y tế lưu động quản lý và chăm sóc từ 50 - 100 F0. Về nhân lực, mỗi Trạm y tế lưu động có ít nhất 1 bác sĩ, 2-3 điều dưỡng từ Trạm y tế, Trung tâm Y tế, cơ sở y tế tư nhân và nhân lực tăng cường của thành phố, trung ương (khi thật sự cần thiết), 3-4 nhân sự khác (Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Chữ Thập đỏ, nhà thuốc tư nhân hoặc huy động F0 đã khỏi bệnh có nguyện vọng chăm sóc người F0) do UBND phường, xã, thị trấn đề xuất. Tất cả nhân sự này đều phải được tập huấn những kiến thức cơ bản về quy trình chăm sóc sức khỏe tại nhà cho F0.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ