Cập nhật lúc 19:49 - 11/09/2021

DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: Thêm 11.434 ca mắc mới trong ngày, riêng Hà Nội 51 trường hợp

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-08-31T14:08:00

    Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không tập trung đông người trong nghỉ lễ Quốc khánh

    Thủ tướng Chính phủ vừa ký Công điện số 1108/CĐ-TTg yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9.

    Công điện nêu rõ, dịch bệnh vẫn chưa được kiểm soát triệt để, nhất là tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam và một số địa phương tập trung đông dân cư, giao thương lớn. Thời gian vừa qua, một số tỉnh, thành phố đã thực hiện giãn cách xã hội và đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên tại một số địa phương việc thực hiện giãn cách vẫn chưa được triệt để, còn tình trạng người dân di chuyển, lưu thông với số lượng lớn, ca bệnh phát hiện trong cộng đồng vẫn gia tăng.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện - Ảnh 1.

    Năm nay nghỉ lễ Quốc Khánh sẽ kéo dài 4 ngày.

    Thời gian nghỉ lễ Quốc khánh kéo dài 4 ngày, dễ làm gia tăng các nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Rút kinh nghiệm từ kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát huy tinh thần trách nhiệm với mục tiêu tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân; tiếp tục tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tăng cường tổ chức thực hiện triệt để, nghiêm ngặt, có hiệu quả cao các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn.

    Đối với các địa phương đang trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, Thủ tướng yêu cầu tăng cường thực hiện nghiêm, triệt để, dứt khoát việc giãn cách xã hội theo tinh thần “ai ở đâu ở đó”; tuyệt đối không để xảy ra các trường hợp tập trung đông người, không để tình trạng người dân di chuyển, ra đường gia tăng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9; xử lý nghiêm theo pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch bệnh.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-31T15:08:00

    TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện

    Chiều 31/8, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo cung cấp thông tin về tình hình phòng chống dịch bệnh trên địa bàn và các vấn đề được dư luận quan tâm trong thời gian qua.

    Ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng ban, Người phát ngôn Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, mục tiêu của thành phố là cơ bản hoàn thành việc tiêm vaccine cho người từ 18 tuổi trở lên sinh sống ở thành phố (khoảng 7,2 triệu người - tính đến tháng 6/2021). Lộ trình tiêm vaccine từ nay đến cuối năm được chia làm 4 giai đoạn, trong đó số vaccine cần là khoảng 8,1 triệu liều (sử dụng cho mũi 1 là 1,4 triệu liều, sử dụng mũi 2 là hơn 6,7 triệu liều).

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện - Ảnh 1.

    Đội ngũ y tế đến kiểm tra sức khoẻ F0 tại nhà - ảnh chụp chiều 31/8 tại Phường 28, quận Bình Thạnh

    Theo ông Phạm Đức Hải, việc thực hiện các mục tiêu này phụ thuộc vào phân phối vaccine của Bộ Y tế. Thành phố đang tiếp tục vận động người dân tiêm ngừa, để mọi người thấy được tầm quan trọng của việc tiêm vaccine trong việc giảm thiểu lây lan, sớm đạt miễn dịch cộng đồng, mỗi công dân cần xem tiêm vaccine là quyền lợi và nghĩa vụ của mình.

    Ông Phạm Đức Hải nhấn mạnh: "Chúng ta không thể sống mãi trong tình trạng thực hiện Chỉ thị 16, đó là điều chắc chắn. Nhưng chúng ta không thể bỏ ngay giãn cách xã hội khi không đủ điều kiện. Một trong những điều kiện để kiểm soát dịch bệnh là tiêm vaccine".

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-31T15:08:00

    Thủ tướng: ‘Hà Nội giãn cách chưa đạt, người dân ra đường vẫn đông’

    Cuối buổi chiều nay, 31.8, sau khi thăm Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại P.Yên Sở (Q.Hoàng Mai) và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại "điểm nóng" P.Thanh Xuân Trung (Q.Thanh Xuân), Thủ tướng Chính phủ đã họp với lãnh đạo TP.Hà Nội và các quận, huyện, xã, phường về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.

    Thủ tướng nhìn nhận rằng, người dân ở Hà Nội ra đường vẫn đông, cho thấy “việc thực hiện Chỉ thị 16 chưa đạt hiệu quả”.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: TP.HCM không thể bỏ ngay giãn cách khi chưa đủ điều kiện - Ảnh 1.

    Thủ tướng trao đổi với người dân và tổ dân phố trực chốt trên đường Nguyễn Tuân (Q.Thanh Xuân, Hà Nội)

    Theo người đứng đầu Chính phủ, nếu tình hình như hiện nay thì Hà Nội vẫn kiểm soát được, nhưng nếu diễn biến phức tạp như các tỉnh phía nam thì rất dễ lúng túng.

    Thủ tướng nhấn mạnh, khi đã quyết định giãn cách xã hội thì phải quyết liệt, chặt chẽ hơn, không chặt ngoài, lỏng trong. "Cái này xã, phường phải làm nghiêm. Giãn cách xã hội phải hy sinh nhiều việc thì phải đạt hiệu quả, phải tách được nguồn lây để tập trung điều trị. Xã, phường tổ chức xét nghiệm theo hướng dẫn, làm thần tốc, thu hẹp chu kỳ...".

    Theo Thanh Niên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-08-31T16:08:00

    Hà Nội hiện có 7 ổ dịch mới phức tạp

    Chiều nay, 31/8, thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho biết trên địa bàn thành phố tiếp tục ghi nhận thêm 34 ca mắc mới đều là đối tượng đã được cách ly, cụ thể là 05 ca tại khu cách ly và 29 ca tại khu vực phong tỏa.

    Như vậy, trong ngày hôm nay, Hà Nội ghi nhận 74 ca bệnh, trong đó có 01 ca ghi nhận tại cộng đồng và 73 ca ở khu cách ly, phong tỏa.

    Số bệnh nhân mắc mới ở 02 quận là Thanh Xuân (33), Hoàng Mai (01) đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.

    Cụ thể, 33 ca tại quận Thanh Xuân đều là những người đang sống trong khu vực phong tỏa, có trường hợp được xác định là F1.

    Có 24 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần âm tính, ngày 30/8 lấy mẫu lần 3, kết quả dương tính.

    09 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm lần 1 âm tính, ngày 30/8 được lấy mẫu lần 2, kết quả dương tính.

    Quận Hoàng Mai ghi nhận 01 ca bệnh tại phường Định Công, liên quan đến các ca bệnh dương tính tại 218 Lê Trọng Tấn. Cụ thể là bệnh nhân P.V.T, nam, sinh năm 1998, F1 của Đ.T.M.P (F0 là nhân viên bán hàng tại cửa hàng D&H tại 218 Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân). Ngày 30/8 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.

    Tính từ ngày 29/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 3268 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1547 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1721 ca.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 1/9: Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không tập trung đông người trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh - Ảnh 1.

    Trên địa bàn thành phố hiện có 07 ổ dịch mới phức tạp. Ảnh minh họa.

    Trên địa bàn thành phố hiện có 07 ổ dịch mới phức tạp, ghi nhận nhiều ca mắc với 627 ca bệnh đến thời điểm hiện tại. 

    Đó là 02 ổ dịch tại quận Đống Đa, cụ thể, ổ dịch tại phường Văn Chương khởi phát từ ngày 17/7, đến nay ghi nhận 89 ca bệnh; ổ dịch tại phường Văn Miếu từ 30/7 ghi nhận 103 ca. 

    Ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh  Xuân khởi phát từ ngày 23/8 đã ghi nhận 349 bệnh nhân. 

    Ổ dịch tại chợ Ngọc Hà, quận Ba Đình bắt đầu từ ngày 28/8, ghi nhận 17 ca bệnh. 

    Ổ dịch tại ngõ 24 Kim Đồng, Giáp Bát, Hoàng Mai, ghi nhận 44 ca bệnh từ ngày 24/8 đến nay. 

    Ổ dịch tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng khởi phát từ ngày 28/8, ghi nhận 10 ca bệnh. 

    Ổ dịch tại phố Sơn Tây, phường Kim Mã, quận Ba Đình bắt đầu từ ngày 28/8 ghi nhận 15 ca bệnh.

    Theo Sở Y tế Hà Nội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T01:09:00

    Sáng 1/9, Hà Nội thêm 30 ca mắc Covid-19, 23 ca tại Thanh Xuân

    Sở Y tế Hà Nội vừa thông báo, từ 18h ngày 31/8 đến 6h ngày 1/9 ghi nhận 30 bệnh nhân Covid-19, trong đó 8 ca tại khu cách ly và 22 ca tại khu vực phong tỏa.

    Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (23), Đống Đa (3), Hà Đông (2), Đan Phượng (2). Tất cả 30 ca mắc mới đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 1/9: Hà Nội thêm 30 ca mắc Covid-19, 23 ca tại Thanh Xuân - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ

    Theo Infonet.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T02:09:00

    Nam Định: Phát hiện 10 ca dương tính SARS-CoV-2 tải lượng virus rất cao

    Theo thông tin mới đây từ UBND huyện Hải Hậu (Nam Định) vào ngày 31/8 Trung tâm Y tế Hải Hậu tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh (test) sàng lọc cho đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên các trường học, đã phát hiện 23 mẫu dương tính với SARS-CoV-2 .

    Kết quả xét nghiệm RT-PCR đã khẳng định có 10 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, là một số giáo viên và người nhà của giáo viên đang sinh sống tại tổ dân phố số 2, 3, 4 thị trấn Yên Định và tại xóm 17 xã Hải Hưng (Hải Hậu).

    UBND huyện Hải Hậu nhận định đây là những ca dương tính SARS-CoV-2 từ trong cộng đồng; và những trường hợp này đều có tải lượng virus rất cao.

    Hơn nữa những người này đều có lịch trình di chuyển và tiếp xúc khá phức tạp nên rất có thể đã lây nhiễm bệnh cho nhiều người khác. Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu, ông Đỗ Hải Điền yêu cầu các ban ngành, địa phương khẩn trương, thần tốc truy vết triệt để tất cả những trường hợp có liên quan đến các ca dương tính SARS- CoV-2.

    TheoSoha.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T02:09:00

    CDC Hà Nội: Sau 6-9, Hà Nội có thể giãn cách xã hội thêm ít nhất 7 ngày

    Hôm nay 1-9, còn hơn 5 ngày nữa Hà Nội sẽ kết thúc thực hiện giãn cách xã hội đợt 3 theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

    Liệu sau ngày 6-9, Hà Nội có tiếp tục giãn cách xã hội? Nếu tiếp tục giãn cách thì sẽ theo nguyên tắc nào, nới lỏng thì sẽ nới lỏng ra sao? 

    'Có thể sẽ giãn cách xã hội tiếp thêm ít nhất 7 ngày'

    Trả lời Tuổi Trẻ Online về vấn đề trên, ông Khổng Minh Tuấn - phó giám đốc CDC Hà Nội - cho biết với số lượng ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng và ý thức chấp hành giãn cách của người dân như hiện nay, thì việc thực hiện giãn cách xã hội có thể sẽ phải tiếp tục sau thời điểm 6-9.

    "Người dân, doanh nghiệp ra đường nhiều quá. Từ nay đến ngày 4-9, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm, tuy nhiên từ nay đến ngày 6-9 cứ tình hình như thế này thì chắc sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ít nhất là nửa chu kỳ", ông Tuấn nói.

    Trước câu hỏi đối với các quận huyện "vùng xanh" hoặc một số địa phương đã hơn 30 ngày không phát hiện ca nhiễm mới, liệu TP có nới lỏng giãn cách đối với các địa phương trên sau ngày 6-9? Ông Tuấn cho biết, các quận ngoại thành hiện nay cơ bản đã "sạch", tuy nhiên việc giãn cách một nửa là vấn đề lớn.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: Hà Nội thêm 30 ca mắc mới, 23 ca tại Thanh Xuân - Ảnh 1.

    Các quận ngoại thành hiện nay cơ bản đã "sạch", tuy nhiên việc giãn cách một nửa là vấn đề lớn.

    "Thực hiện giãn cách một nửa rất là khó, giãn cách toàn TP dân còn không chấp hành, bây giờ chia nửa thì nguy cơ rất lớn. Tuy nhiên đó cũng là một ý kiến tốt, cần xem xét nhưng cái này tùy thuộc vào ý thức người dân. Ví dụ nội thành đang giãn cách mà người dân lại ra khu vực nới lỏng, nếu là F0 thì rất nguy hiểm", ông Tuấn nhận định.

    Ông Tuấn cho biết thêm, nếu thực hiện nới lỏng một phần như trên thì phải xây dựng hệ thống kiểm soát rất chặt thì mới có thể áp dụng.

    GS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục Trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế - cho biết Hà Nội phải đánh giá thật kỹ lưỡng các nguy cơ để quyết định có tiếp tục giãn cách xã hội hay không, chứ không thể nhìn vào số ca bệnh để quyết định.

    "Việc có tiếp tục giãn cách hay không phải đánh giá trên nhiều nguy cơ và xét trên nhiều bình diện, chứ không phải nhìn vào số ca bệnh. Ví dụ các ca bệnh ở Thanh Xuân Trung thì cũng chỉ nằm ở trong một khu vực nhỏ, chứ không phải ở khắp TP", ông Phu nói.

    Theo ông Phu, Hà Nội cần đánh giá các yếu tố như số ca bệnh, tính chất phức tạp của các ổ dịch, sự đáp ứng của TP trước tình hình dịch bệnh, kể cả các yếu tố bên trong và ngoài TP.

    Ông Phu cho biết thêm, nếu Hà Nội nới lỏng giãn cách thì đối với những vùng nguy cơ cao vẫn phải tiếp tục thực hiện giãn cách, thậm chí phải áp dụng các biện pháp mạnh hơn, kể cả phong tỏa.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T03:09:00

    Chủ tịch quận Bình Tân nhận lỗi về thái độ của tổ trưởng khi dân hỏi gói an sinh

    Tham gia chương trình "Dân hỏi - Thành phố trả lời", ngay khi nghe dân hỏi về việc ở trong khu nhà trọ mà chưa nhận được gói an sinh, Chủ tịch quận Bình Tân, TP.HCM lập tức gọi điện hỏi chuyện trực tiếp. 

    Tiếp tục trao đổi, ông Nhật hỏi thêm ở trọ như vậy đã được nhận túi quà an sinh chưa, thì độc giả cho biết là chưa nhận được.

    Ông Nhật nhận khuyết điểm vì đã chậm trễ việc chi trả gói an sinh, và hứa sẽ rút kinh nghiệm để đẩy nhanh tiến độ.

    Một người dân khác phản ánh, nhà có 5 người đang trong khu nhà trọ, có em bé 1 tuổi và thất nghiệp lâu rồi. Khi nhà nước nói giãn cách là tự giác đóng cửa ở nhà.

    Người này cũng cho biết, anh bức xúc vì gói an sinh xã hội từ đợt dịch năm 2020 đã không được nhận và đến nay cũng vẫn chưa thấy dù nhiều lần gửi đề nghị lên tổ dân phố, lên phường.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: Sau 6/9, Hà Nội có thể giãn cách xã hội thêm ít nhất 7 ngày - Ảnh 1.

    Nhiều gói quà an sinh đang được phát đến người dân TP

    Khi ông Nhật hỏi nguyên do thì người dân chia sẻ, cũng từng hỏi tổ trưởng thì được chỉ dẫn lên trưởng khu phố, rồi được chỉ tiếp lên phường.

    “Lên phường thì phường đẩy lên UBND TP, nói TP chưa chuyển tiền thì sao có và tôi đã đợi 2 năm rồi”, người dân cho biết.

    Qua đây, ông Nhật cũng hứa sẽ cho kiểm tra, nếu gia đình đã có trong danh sách nhận gói hỗ trợ thì sẽ phát sớm, nếu chưa có sẽ bổ sung.

    “Tôi sẽ rà lại danh sách và chưa có thì sẽ bổ sung theo hộ, được 1,5 triệu. Nếu gia đình khó khăn nữa thì kêu gọi các mạnh thường quân khác hỗ trợ bằng các gói an sinh với mục tiêu không để người dân thiếu ăn”, ông Nhật cho biết.

    Đồng thời, ông Nhật cũng nhận lỗi khi thái độ trả lời của tổ trưởng hay phường chưa được phù hợp, sẽ tiếp thu để chấn chỉnh và mong người dân chia sẻ, thông cảm.

    Theo Vietnamnet.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T04:09:00

    Lý do Hà Nội vẫn xuất hiện các ổ dịch dù giãn cách

    Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát Nhiễm khuẩn Hà Nội nhận định, dịch ở Hà Nội vẫn ở mức nguy cơ bùng phát cao.

    Thành phố còn nhiều vùng dịch ở các quận nội đô với số ca nhiễm lớn, như ổ dịch tại phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) đến nay đã có hơn 300 trường hợp. Những nơi bùng phát dịch mạnh đều phù hợp với đặc thù của địa điểm đó.

    “Ví dụ chùm ca bệnh ở Thanh Xuân Trung ghi nhận chủ yếu ở khu vực có nhiều ngõ nhỏ, ngách nhỏ, các khu tập thể cũ với mật độ dân rất đông, điều kiện đảm bảo khoảng cách cũng khó khăn hơn các vùng khác. 

    Chưa kể, ý thức người dân không phải tất cả đều tốt. Nếu chưa lường hết được sự nguy hiểm của chủng virus Delta, vẫn giao tiếp, vẫn gặp gỡ, dịch có thể lan ra rất nhanh, ngay bên trong khu vực phong tỏa”, PGS Hùng phân tích.

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: Sau 6/9, Hà Nội có thể giãn cách xã hội thêm ít nhất 7 ngày - Ảnh 1.

    Chùm ca bệnh ở Thanh Xuân Trung ghi nhận chủ yếu ở khu vực có nhiều ngõ nhỏ, ngách nhỏ.

    Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, tới đây, Hà Nội vẫn còn nguy cơ tiếp tục bùng phát các ổ dịch. Chính quyền thành phố và ngành y tế sẽ căn cứ vào “sức chống đỡ” với dịch để quyết định mức độ giãn cách trong thời gian tới (sau ngày 6/9).

    “Sức chống đỡ” ở đây bao gồm tỷ lệ tiêm chủng của người dân và năng lực khống chế khi các vụ dịch bùng phát.

    “Trong điều kiện giãn cách, Hà Nội đang làm tốt công tác phòng chống dịch. Nếu thành phố nới lỏng hoàn toàn, nguy cơ sẽ rất cao. Tôi cho rằng có thể xem xét nới giãn cách ở khu vực an toàn, không xảy ra dịch nhưng cũng phải sẵn sàng áp dụng biện pháp phong tỏa ngay nếu phát hiện ca nhiễm ở khu vực đó”, PGS chia sẻ.

    Thứ hai, phải tăng cường vai trò của kiểm tra, giám sát, đặc biệt ở chính quyền cơ sở, không nên trông chờ hoàn toàn vào ý thức người dân.

    Theo PGS Hùng, hiện Hà Nội đã quyết liệt trong kiểm soát đi lại, lập các chốt trực trên đường phố, tuy nhiên, việc kiểm soát trong ngõ nhỏ, phố nhỏ, các khu chung cư cũng rất quan trọng, nhất là nơi mật độ dân đông. Thanh Xuân Trung bài học về vấn đề cần tăng cường giám sát trong khu dân cư đông đúc.

    Theo Vietnamnet.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T05:09:00

    Hơn 60.000 học sinh phải nghỉ học vì xuất hiện nhiều ca F0 ở Nam Định

    Theo kế hoạch, hôm nay (1/9) là ngày tựu trường của học sinh các cấp (trừ lớp 1 đã tựu trường vào ngày 23/8) của tỉnh Nam Định.

    Tuy nhiên, thông báo từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của  huyện Hải Hậu, Nam Định vào ngày 31/8 cho biết, sau khi tiến hành xét nghiệm cho đội ngũ quản lý, giáo viên để chuẩn bị cho năm học mới, huyện này đã phát hiện 10 mẫu dương tính với SARS-CoV-2. Đây là các giáo viên và người ở xã Hải Hưng và thị trấn Yên Định (Hải Hậu).

    Ông Vũ Thế Hưng, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Hải Hậu cho biết, ngay sau khi nhận được thông tin, theo tinh thần chỉ đạo chung, học sinh trên địa bàn huyện sẽ tạm dừng đến trường từ ngày 1/9 đến khi có thông báo mới.

    Ông Hưng cho biết, toàn huyện Hải Hậu có hơn 60.000 học sinh các cấp. Trước đó, ngày 23/8, học sinh lớp 1 của huyện đã tựu trường.

    Theo Vietnamnet.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T06:09:00

    Trưa 1/9, Hà Nội thêm 20 ca mắc Covid-19, trong đó có 7 ca ở Thanh Xuân

    Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, trưa 1/9, TP ghi nhận 20 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 16 ca tại khu cách ly và 3 ca tại khu vực phong tỏa, 1 ca ghi nhận tại cộng đồng.

    Các ca bệnh phân bố theo quận/huyện: Thanh Xuân (7), Đống Đa (2), Đan Phượng (2), Gia Lâm (2), Hoàng Mai (1), Hoàn Kiếm (1), Đông Anh (1), Thanh Trì (1), Thường Tín (1), Hai Bà Trưng (1), Hoài Đức (1).

    Phân bố theo chùm ca bệnh: chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng (19), chùm sàng lọc ho sốt cộng đồng (1).

    Như vậy, cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.318 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.548 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.770 ca.

    Theo Infonet.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T08:09:00

    Hà Nội di dời người dân 'ổ dịch' Thanh Xuân Trung từ chiều 1/9

    Chiều 1/9, theo thông tin từ quận Thanh Xuân (Hà Nội), quận đang triển khai nhiều biện pháp để thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại khu vực "ổ dịch" ở phường Thanh Xuân Trung sau chuyến thị sát của Thủ tướng Chính phủ.

    Theo thông tin từ quận Thanh Xuân, tại khu vực dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, có 690 hộ và 1.304 nhân khẩu. Tính đến ngày 1/9/2021, tại ổ dịch đã phát sinh 373 trường hợp F0 (trong đó 2 ca ngoài cộng đồng, 74 ca tại khu cách ly tập trung, 297 ca tại khu vực đã khoanh vùng cách ly).

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: Hà Nội di dời người dân "ổ dịch" Thanh Xuân Trung - Ảnh 1.

    Từ chiều 1/9, Hà Nội di dời người dân 'ổ dịch' Thanh Xuân Trung.

    Quận cho biết, về công tác khoanh vùng, truy vết, dập dịch, đã tổ chức truy vết các F0, F1 để đưa đi điều trị và cách ly tập trung tại các cơ sở của thành phố và quận; lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc 3 lần với hơn 5.000 mẫu cho toàn bộ người dân tại khu vực phong tỏa và 10.000 mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân giáp ranh khu vực phong tỏa.

    "Trước tình hình dịch bệnh dự đoán còn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quận đã xây dựng phương án và được UBND thành phố chấp thuận: cho phép đưa người dân trong khu vực phong toả tại phường Thanh Xuân Trung (chưa phải là F1) được đi cách ly giãn dân, tập trung như các trường hợp F1 tại khu Ký túc xá Đại học FPT(Khu công nghệ cao Hoà Lạc - Thạch Thất). Thời gian dự kiến thực hiện từ 18h00 ngày 1/9/2021.

    Ông Võ Đăng Dũng, Phó Bí thư Quận uỷ, Chủ tịch UBND quận, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy phòng chống dịch quận Thanh Xuân sẽ chịu trách nhiệm tổng chỉ huy việc đưa người dân đi cách ly giãn dân tập trung.

    "Quận đã ra quyết định thành lập 3 tổ công tác thực hiện các nhiệm vụ tổ chức đưa người dân đi cách ly và họp triển khai quán triệt phương án thực hiện. Đồng thời khẩn trương tuyên truyền, gửi thư ngỏ (thông báo, phiếu đăng ký, loa phát thanh, gửi zalo theo nhóm...)về việc thực hiện đưa người dân đi giãn cách đăng trên nhóm zalo và gửi trực tiếp cho người dân trong khu vực cách ly, phong tỏa; kịp thời tiếp nhận ý kiến phản ánh, kiến nghị của người dân chuyển đến các đơn vị xử lý theo thẩm quyền", văn bản quận Thanh Xuân thông tin.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T09:09:00

    Sử dụng flycam để giám sát 'vùng đỏ' ở Hà Nội

    Huyện Mê Linh, Hà Nội, có hai thôn là Lâm Hộ (xã Thanh Lâm) và Phù Trì (xã Kim Hoa) đang bị phong tỏa do có trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Nhằm giám sát việc thực hiện giãn cách xã hội của người dân trong 2 khu vực trên, UBND huyện đã triển khai, sử dụng flycam để hỗ trợ.

    "Sau 2-3 ngày triển khai, chúng tôi nhận thấy tình trạng người dân trong khu phong tỏa chấp hành quy định phòng, chống dịch tốt hơn. Đường sá trong thôn hầu như không có bóng người. Mọi nhu cầu của người dân đều đã được lực lượng chức năng hỗ trợ", ông Lê Xuân Hùng, Giám đốc Trung tâm Văn hóa thông tin và thể thao huyện Mê Linh, nói.

    Theo ông Hùng, hoạt động giám sát bằng flycam không có thời gian cố định, sẽ thay đổi thường xuyên để đảm bảo hiệu quả kiểm tra tốt nhất. "Mỗi ngày, chúng tôi sẽ kiểm tra 2-3 lần. Dữ liệu quay sau đó sẽ được chuyển về UBND huyện để lưu và tìm người vi phạm nếu có".

    DIỄN BIẾN DỊCH COVID-19 NGÀY 1/9: Sử dụng flycam để giám sát "vùng đỏ" ở Hà Nội - Ảnh 1.

    Theo đại diện UBND huyện Mê Linh, hoạt động kiểm tra giám sát bằng flycam đã phát hiện nhiều trường hợp trong khu phong tỏa vi phạm quy định phòng, chống dịch.

    "Trong đó, có hai trường hợp chúng tôi đã lập biên bản và đề nghị UBND xã xử phạt. Những trường hợp còn lại lực lượng chức năng nhắc nhở, yêu cầu viết bản cam kết không tái phạm", vị đại diện nói.

    Về nguồn cung cấp flycam, Giám đốc Trung tâm Văn hóa huyện cho biết chính quyền được một số cá nhân, tổ chức trên địa bàn có thiết bị bay và tự nguyện hỗ trợ cho lực lượng phòng, chống dịch của chính quyền sử dụng vào nhiệm vụ chung.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T12:09:00

    Thêm 11.434 ca mắc mới COVID-19, riêng Hà Nội 51 trường hợp

    Tối 1/9, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.434 ca nhiễm mới với 5 người nhập cảnh và 11.429 trường hợp trong nước (6.759 ca cộng đồng). Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 1.162 ca. Tại TP. Hồ Chí Minh giảm 76 ca, Bình Dương giảm 1.090 ca, Đồng Nai tăng 125 ca, Long An tăng 7 ca, Tiền Giang giảm 20 ca.

    Cụ thể số ca mắc mới trong ngày tại: TP. Hồ Chí Minh (5.368), Bình Dương (3.440), Đồng Nai (759), Long An (594), Tiền Giang (194), Khánh Hòa (112), Kiên Giang (106), Quảng Bình (103), Tây Ninh (85), Đồng Tháp (75), An Giang (70), Nghệ An (57), Đà Nẵng (55), Bình Thuận (53), Hà Nội (51), Cần Thơ (42), Bà Rịa - Vũng Tàu (29), Phú Yên (23), Sóc Trăng (20), Đắk Lắk (20), Quảng Trị (20), Trà Vinh (18), Quảng Ngãi (18), Thừa Thiên Huế (17), Bến Tre (17), Bình Định (15), Sơn La (12), Nam Định (10), Vĩnh Long (7), Cà Mau (6), Ninh Thuận (6), Hậu Giang (5), Gia Lai (4), Lạng Sơn (4), Bạc Liêu (4), Quảng Nam (3), Bắc Ninh (3), Đắk Nông (3), Hà Tĩnh (1).

    Bộ Y tế cho hay, kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 473.530 ca nhiễm, đứng thứ 56/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 161/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.817 ca nhiễm).

    Cũng trong tối 1/9, Theo Sở Y tế Hà Nội, từ 12h đến 18h ngày 1/9 thành phố Hà Nội ghi nhận 9 trường hợp dương tính SARS-CoV-2, trong đó 7 ca tại khu cách ly và 2 ca tại khu vực phong tỏa.

    Các ca bệnh phân bố tại quận Hà Đông (4 ca), quận Thanh Xuân (2 ca), huyện Thanh Trì (2 ca) và Gia Lâm (1 ca). Cả 9 trường hợp đều là F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.

    Theo Tiền phong, Sở Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-09-01T12:09:00

    Thêm 797 bệnh nhân COVID-19 tử vong trong 2 ngày, riêng TPHCM có 658 ca thiệt mạng

    Tối 1/9, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận trong 2 ngày 31/8 và 1/9 tổng số 797 ca tử vong do COVID-19. Trong đó ngày 31/8 là 433 ca tử vong và ngày 1/9 là 364 ca.

    Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh (658), Bình Dương (78), Long An (14), Đồng Nai (12), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (9), Đà Nẵng (4), Khánh Hòa (4), Bình Phước (3), Hà Nội (2), Ninh Thuận (2), Thừa Thiên Huế (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Lào Cai (1), Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Phúc (1).

    Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.868 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).

    Bộ Y tế cho biết theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.334 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 4.032; thở ô xy dòng cao HFNC: 1.227; thở máy không xâm lấn: 144; thở máy xâm lấn: 907; ECMO: 24.

    Theo Bộ Y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ