Cập nhật lúc 20:43 - 11/04/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/3: Cách xác định triệu chứng hậu COVID-19

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-13T00:03:00

    Khi nào WHO tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu?

    WHO bàn tiêu chí, thời điểm tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

    Theo TTXVN, ngày 11/3, các chuyên gia y tế cộng đồng thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khởi động thảo luận về các tiêu chí đánh giá và thời điểm có thể tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu do đại dịch COVID-19 gây ra.

    WHO cho biết: "Ủy ban Khẩn cấp quy định y tế quốc tế về COVID-19 đang xem xét những tiêu chí cần thiết để tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng được quốc tế quan tâm".

    Quyết định quan trọng này nếu được đưa ra không chỉ là một dấu mốc mang ý nghĩa lớn, mà chắc chắn sẽ tác động đến nhiều chính sách y tế cộng đồng.

    Khi nào WHO tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu? - Ảnh 1.

    Quyết định về việc tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu về COVID-19 sẽ do Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra, sau khi tham vấn kỹ lưỡng với các chuyên gia.

    Chưa đạt đến mức tuyên bố hết tình trạng khẩn cấp

    Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới cũng thừa nhận rằng "ở thời điểm hiện tại, chúng ta chưa đạt đến mức đó".

    Nhiều quốc gia trên thế giới đã nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19 để quay trở lại hoạt động xã hội bình thường như nới lỏng quy định đeo khẩu trang, cách ly và mở cửa biên giới, đón khách du lịch... Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia ghi nhận con số kỷ lục về ca lây nhiễm.

    WHO cho biết trong tuần qua thế giới đã có thêm 10 triệu ca mắc COVID-19 và 52.000 trường hợp tử vong do căn bệnh này.

    Các nhà nghiên cứu cũng cảnh báo rằng ngay cả khi các trường hợp mắc COVID-19 giảm xuống mức thấp hơn, dịch bệnh này vẫn có khả năng gây ra hàng nghìn ca tử vong mỗi năm, không giống như những căn bệnh khác như sốt rét và lao.

    Ngoài ra, các nhà khoa học vẫn không thể dự đoán được liệu có xuất hiện thêm những biến thể mới của COVID-19, nguy hiểm hơn hay không.

    WHO luôn rất cẩn trọng khi tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu

    WHO đã công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu vào tháng 3/2020. Đây là lần thứ 5 trong lịch sử y tế thế giới, WHO công bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

    Đại dịch được xác định khi căn bệnh lây lan rộng và mạnh, với nguy cơ số ca mắc gia tăng ở một khu vực rộng lớn. Trong khi đó, virus gây bệnh đặc hữu lại tồn tại lâu dài và mang tính lây lan có thể dự đoán được.

    Đặc điểm có thể dự đoán được này tạo điều kiện để các bác sĩ và hệ thống chăm sóc sức khỏe chuẩn bị và thích nghi, giảm thiểu trường hợp tử vong.

    Trước đó, WHO luôn rất cẩn trọng khi tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu và các dịch bệnh bùng phát.

    Theo cơ quan này, quyết định về việc tuyên bố kết thúc tình trạng khẩn cấp toàn cầu về COVID-19 sẽ do Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus đưa ra, sau khi tham vấn kỹ lưỡng với các chuyên gia.

    Theo Báo Chính phủ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-13T23:03:00

    Việt Nam vượt mốc 6 triệu ca mắc COVID-19

    Tính từ 16h ngày 12/3 đến 16h ngày 13/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 166.968 ca nhiễm mới (giảm 1.751 ca so với ngày trước đó).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (29.269), Nghệ An (10.243), Đắk Lắk (7.569), Phú Thọ (6.534), Bắc Ninh (6.417), Lạng Sơn (4.816), Hưng Yên (4.599), Sơn La (4.538), Hải Dương (4.406), Hòa Bình (4.337), Lào Cai (3.921), Tuyên Quang (3.696), Nam Định (3.379), Điện Biên (3.320), Quảng Bình (3.271), Bến Tre (3.059)...

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 6.112.648 ca nhiễm, đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 61.879 ca nhiễm).

    Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 6.105.041 ca, trong đó có 3.160.754 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Trong ngày 12/3 có 215.529 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 200.179.247 liều, trong đó:

    - Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 183.133.205 liều: Mũi 1 là 70.911.338 liều; mũi 2 là 67.810.841 liều; mũi 3 là 1.493.137 liều; mũi bổ sung là 14.459.451 liều; mũi nhắc lại là 28.458.438 liều.

    - Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.046.042 liều: Mũi 1 là 8.748.687 liều; mũi 2 là 8.297.355 liều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-14T00:03:00

    Omicron lây lan mạnh, Bộ Y tế yêu cầu thần tốc tiêm phủ vaccine phòng COVID-19 mũi 3

    Ghi nhận 1,1 triệu ca mắc COVID-19 trong 1 tuần

    Bộ Y tế cho biết, hiện cả nước đã tiêm tổng số 199.963.718 liều vaccine phòng COVID-19. Trong đó, số liều vaccine tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 182.918.691 liều. Còn số liều vaccine tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.045.027 liều.

    Về tình hình dịch bệnh, tuần qua (từ 6-12/3), cả nước ghi nhận thêm 1.115.007 ca mắc COVID-19 mới. Cụ thể, ngày 12/3, Việt Nam ghi nhận 168.719 ca F0. Ngày 11/3 cả nước có thêm 169.114 ca mắc mới. Ngày 10/3, con số này là 160.676 ca. Ngày 9/3, ghi nhận 164.569 ca.

    Đáng chú ý, ngày 8/3, số F0 tăng vọt so với ngày trước đó là 162.435 ca. Trong khi đó, ngày 7/3, cả nước ghi nhận 147.358 F0. Ngày 6/3 cả nước ghi nhận 142.136 ca COVID-19.

    Theo Bộ Y tế, tính từ đầu dịch đến ngày 12/3,  Việt Nam có 5.903.147 ca nhiễm COVID-19. Với con số này, Việt Nam đứng thứ 20/225 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nếu tính theo tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 130/225 quốc gia, vùng lãnh thổ. Bình quân cứ 1 triệu người thì có 59.759 ca nhiễm COVID-19.

    Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 5.895.555 ca. Trong đó có 3.065.216 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tích lũy cao trong đợt dịch này là: Hà Nội (779.115 ca), thành phố Hồ Chí Minh (566.515), Bình Dương (336.200), Bắc Ninh (217.725), Nghệ An (205.929).

    Hầu hết các địa phương đã hoàn thành tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2

    Ngày 12/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ký ban hành Công văn số 1195/BYT-DP về việc tăng cường tiêm chủng vaccine phòng COVID-19.

    Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 10/3/2022 cả nước đã tiêm được hơn 199 triệu liều vaccine phòng COVID-19.

    Hầu hết các tỉnh đã hoàn thành tiêm chủng 02 liều vaccine cho người từ 12 tuổi trở lên.

    Hiện các tỉnh đang triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cho người từ 18 tuổi trở lên.

    Thần tốc hơn nữa tiêm phủ vaccine COVID-19 mũi 3

    Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 170/CĐ-TTg ngày 23/02/2022 về việc tiêm vaccine và một số biện pháp đẩy mạnh phòng, chống dịch COVID-19, Bộ Y tế đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai các nội dung sau:

    Thứ nhất, các địa phương tiếp tục rà soát và lập danh sách đối tượng từ 12 tuổi trở lên chưa được tiêm chủng hoặc chưa được tiêm đủ liều cơ bản để khẩn trương tiêm đủ liều vaccine, đảm bảo độ bao phủ vaccine cao.

    Đồng thời, đẩy mạnh, thần tốc hơn nữa việc triển khai tiêm chủng mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên. Đảm bảo đến hết quý I/2022 phải bao phủ mũi 3 cho những người đã đến lịch tiêm chủng.

    Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh phải tổ chức tiêm vaccine an toàn, khoa học, hiệu quả theo đúng hướng dẫn. Đồng thời, thực hiện báo cáo kết quả triển khai tiêm chủng kịp thời, theo đúng quy định.

    Vaccine phòng COVID-19 vẫn đặc biệt hiệu quả kể cả với biến chủng Omicron

    Mới đây, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Số ca mắc COVID-19 trong thời gian gần đây tăng lên chủ yếu do biến chủng BA.2 của biến chủng Omicron. Chiếm phần lớn tổng số các mẫu phát hiện ở trong nước. Biến chủng Omicron hiện cũng đã xuất hiện ở gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Bộ trưởng Y tế khẳng định: Vaccine phòng COVID-19 hiện nay vẫn đặc biệt hiệu quả trong giảm mức độ nặng, ca tử vong và nhập viện, kể cả với biến chủng Omicron.

    Do tỷ lệ bao phủ vaccine cao, đặc biệt là đã có sự chăm sóc đối tượng nguy cơ cao nên tỷ lệ tử vong, mắc trên phạm vi toàn quốc giảm sâu. Vì vậy việc tiêm chủng phải được coi là ưu tiên hàng đầu.

    Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường và hoàn thành tiêm mũi 3, mũi nhắc lại vaccine phòng COVID-19 trong tháng 3 này.

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Tiêm mũi 3 rất quan trọng. Đặc biệt là với biến chủng Omicron chủng BA2 hiện nay. Mũi 3 làm giảm ca nặng, ca tử vong.  Bộ Y tế đánh giá rất cao một số địa phương đã tiêm mũi 3 đạt tỷ lệ 100%.

    Theo Báo Chính phủ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-14T01:03:00

    Chỉnh phủ chỉ đạo khẩn trương tiếp nhận và tiêm vaccine cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi

    Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, trình Chính phủ xem xét, ban hành trong tháng 3 năm 2022.

    Triển khai hiệu quả hơn nữa Chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022

    Tiếp tục thực hiện đầy đủ, đồng bộ các quy định, phương châm, phương pháp phòng, chống dịch theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; trong đó tuân thủ nghiêm yêu cầu 5K đối với cá nhân, yêu cầu an toàn COVID-19 đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị và các biện pháp phòng dịch khác; hạn chế tối đa các trường hợp tụ tập đông người không cần thiết, nhất là trong các hoạt động lễ hội. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

    Tiếp tục triển khai hiệu quả hơn nữa Chiến dịch tiêm chủng vaccine thần tốc mùa Xuân năm 2022, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; rà soát, xử lý nguyên nhân đạt tỷ lệ tiêm thấp, nhất là đối với các địa phương chưa hoàn thành tiêm mũi 2 như mục tiêu đã đề ra; hoàn thành tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên trong tháng 3 năm 2022. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm về việc tiêm chậm vaccine trên địa bàn.

    Thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn về điều trị, hạn chế tối đa số ca chuyển nặng, tử vong; chủ động bảo đảm tại chỗ đầy đủ nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và các điều kiện khác phục vụ công tác điều trị trên địa bàn tương ứng với các kịch bản dịch bệnh; kịp thời thông báo Bộ Y tế nhu cầu hỗ trợ về nhân lực, vật tư, thuốc khi cần thiết, nhất là đối với các địa bàn có số ca mắc tăng cao và nhiều đối tượng có nguy cơ cao. Không để xảy ra quá tải hệ thống y tế.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-14T02:03:00

    Dấu hiệu hậu Covid-19 cảnh báo vấn đề về phổi

    Dấu hiệu khó thở hậu Covid-19

    Là bệnh truyền nhiễm của hệ hô hấp, SARS-CoV-2 gây bội nhiễm trong phổi sau khi xâm nhập vào cơ thể, ảnh hưởng hoạt động của cơ quan này theo nhiều cách. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó dẫn đến khó thở, sau đó là viêm phổi. Các trường hợp khó thở được báo cáo thậm chí vài tháng sau lần nhiễm trùng ban đầu, đó có thể là dấu hiệu của tổn thương phổi.

    Các hoạt động bình thường có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, ví dụ mặc quần áo, tắm rửa, làm công việc nhà, đi lên xuống cầu thang, đi bộ...

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/3: Omicron lây lan mạnh, thần tốc tiêm phủ vaccine mũi 3 - Ảnh 1.


    Nhiều người bị khó thở hậu Covid-19 dù chỉ làm những hoạt động thường ngày như đi cầu thang, tập thể dục nhẹ nhàng. Ảnh: Runnersworld.

    Khó thở dai dẳng có thể là dấu hiệu tổn thương phổi

    Theo phát hiện mới được công bố trên tạp chí y khoa Immunity, khó thở dai dẳng có thể là dấu hiệu của tổn thương phổi. Kết quả của nghiên cứu phát hiện đây là dấu hiệu cho thấy phổi của người bệnh vẫn chưa được chữa lành hoàn toàn khỏi những tổn thương do virus SARS-CoV-2 gây ra.

    Theo India Times, tiến sĩ James Harker, thuộc Viện Tim và Phổi Quốc gia của Đại học Hoàng gia London (Anh), một trong những tác giả của nghiên cứu, giải thích tình trạng khó thở kéo dài cho thấy sự hiện diện của các tế bào miễn dịch bất thường, được tạo ra do Covid-19.

    Các nhà nghiên cứu đã theo dõi những trường hợp khó thở liên tục bằng cách kiểm tra mẫu chất lỏng chiết xuất từ phổi. Họ đã theo dõi 38 bệnh nhân nhiễm virus từ 3 đến 6 tháng trước khi nghiên cứu thực hiện.

    Mục tiêu chính của nghiên cứu là tìm hiểu những tế bào miễn dịch nào đang hoạt động bên trong phổi dẫn đến vấn đề khó thở hậu Covid-19. Họ phát hiện sự hiện diện của tế bào miễn dịch bị thay đổi trong đường thở của họ.

    Theo nghiên cứu, tình trạng khó thở dai dẳng ở bệnh nhân Covid-19 có thể là phản ứng miễn dịch sau thời gian dài bị nhiễm virus, dẫn đến viêm và tổn thương đường thở. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tình trạng bệnh có thể trở nên tồi tệ hơn. Theo các nhà nghiên cứu, khó thở dai dẳng nếu được điều trị kịp thời có thể cải thiện tình trạng phổi và ngăn ngừa bất kỳ tổn thương nào thêm.

    Trong nghiên cứu, tất cả bệnh nhân được khám đều nhập viện và bị mắc Covid-19 nặng. Vì vậy, các nhà khoa học vẫn cần thêm nghiên cứu để tìm hiểu liệu nghiên cứu tương tự có thể áp dụng cho trường hợp mắc bệnh ít nghiêm trọng hơn hay không.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-14T02:03:00

    Chính phủ yêu cầu đơn giản trình tự thống kê ca Covid-19

    Trong Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 2, Chính phủ yêu cầu khi tiếp tục thống kê ca Covid-19 cần đơn giản thủ tục, hạn chế tiếp xúc, đảm bảo tính chính xác của số liệu.

    Ngày 13/3, Nghị quyết nêu Bộ Y tế cần rà soát, đánh giá lại tiêu chí cấp độ dịch, các quy định về quản lý người nhiễm Covid-19, người tiếp xúc gần (F1) để điều chỉnh sát thực tế. Bộ tham khảo kinh nghiệm quốc tế, có biện pháp phù hợp, tiến tới bình thường hóa với dịch bệnh, xem Covid-19 là bệnh đặc hữu. Quy trình chăm sóc F0 tại nhà cần hoàn thiện hơn nữa.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 14/3: Omicron lây lan mạnh, thần tốc tiêm phủ vaccine mũi 3 - Ảnh 1.

    Chính phủ yêu cầu các địa phương hạn chế tập trung đông người không cần thiết, nhất là trong lễ hội. Chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 cần tiếp tục thần tốc hơn nữa. Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm nếu tiêm vaccine chậm. Các địa phương nếu cần hỗ trợ nhân lực, vật tư, thuốc phải báo cáo ngay Bộ Y tế; không để quá tải hệ thống y tế.

    Chính phủ yêu cầu sửa ngay các quy định với khách nhập cảnh cho phù hợp với tình hình; hoàn thiện phương án mở cửa du lịch. Bộ Y tế khẩn trương tiếp nhận vaccine và tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi; tham mưu việc tiêm vaccine mũi thứ tư. Người dân sẽ được tạo thuận lợi khi tiếp cận thuốc điều trị Covid-19; giá kit xét nghiệm được kiểm soát chặt chẽ.

    Hồi đầu tháng 3/2021, Bộ Y tế đề xuất dừng thông báo số ca nhiễm Covid-19 hằng ngày, để tránh gây hoang mang và chưa phản ánh đúng bản chất tình hình dịch bệnh.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-14T03:03:00

    Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện; biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số các mẫu phát hiện nhiễm biến thể Omicron. Đáng chú ý, biến thể phụ BA.2 có khả năng lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1 và có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%. 

    Tại TPHCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gen. Ngoài ra biến thể BA.2 có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vắc xin hiện tại hơn biến thể gốc BA.1 khoảng 30%.

    PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế), cho biết Omicron là chủng có 36 đột biến trong protein gai, giúp virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào người dẫn đến tốc độ lây lan nhanh. 

    Biến thể này gây ra các triệu chứng nhẹ nhưng nếu không kiểm soát được sẽ dẫn tới ca nhiễm tăng dễ dẫn tới quá tải cho các bệnh viện, hệ thống y tế, từ đó tăng ca tử vong. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt 5K vì 5K giúp cản trở lây nhiễm. 

    “Hiện virus chưa có biến đổi về đường lây, vẫn lây qua giọt bắn. Tại các địa phương dịch vốn đã rất căng thẳng, nếu phân tầng điều trị không thích hợp sẽ làm tăng nguy cơ bệnh nhân tử vong”, TS Phu nói đồng thời khuyến cáo các địa phương cần đẩy nhanh việc tiêm phòng vắc xin COVID-19.

    Đến nay việc biến thể Omicron có vô hiệu hóa hay làm giảm hiệu quả vắc xin COVID-19 hay không vẫn chưa rõ ràng, nhưng TS Phu cho hay một số nghiên cứu của quốc tế chỉ ra, tiêm vắc xin mũi 3 sẽ có tác dụng bảo vệ tốt hơn trước chủng mới.

    Có 8 triệu chứng nhiễm biến thể Omicron gồm: ho, chảy nước mũi, mệt mỏi, đau họng, đau đầu, đau cơ, sốt, hắt hơi. Trong số này, ho, chảy nước mũi và mệt mỏi là các triệu chứng phổ biến nhất, sốt và hắt hơi ít nhất. Sau đó, các chuyên gia y tế công cộng bổ sung thêm triệu chứng buồn nôn vào danh sách các triệu chứng ở những người đã tiêm phòng mà vẫn nhiễm biến thể Omicron.

    Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Thành viên Nhóm bác sĩ online hỗ trợ điều trị F0 tại nhà cho biết nếu người bệnh đã nhiễm chủng Delta, vẫn có thể nhiễm chủng Omicron trong vòng 1-2 tháng. “Muốn phân biệt nhiễm Delta hay Omicron, nhiễm biến thể phụ BA.1 hay BA.2 chỉ có cách giải trình tự gene để xác định”, bác sĩ Hoàng nói. Tuy nhiên bác sĩ Hoàng khuyến cáo, trong bối cảnh hiện nay, dù nhiễm Omicron hay Delta, người dân không nên chủ quan và sợ hãi. “Người dân cần bình tĩnh, không uống thuốc vô tội vạ, nên theo các hướng dẫn chính thống từ Bộ Y tế, Sở Y tế”, bác sĩ Hoàng nói.

    PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho rằng, Omicron có thể là một biến thể kết thúc của cơn “đại hồng thủy” COVID-19. Theo PGS Nguyễn Lân Hiếu, có thể Omicron không gây tăng nặng như nhiều nghiên cứu dịch tễ đã chỉ ra nhưng với tốc độ lây lan nhanh như hiện nay Omicron sẽ làm quá tải hệ thống y tế nếu không có cách tổ chức bài bản khoa học.

    Bảo vệ nhóm nguy cơ trước biến thể mới

    Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội Truyền nhiễm TPHCM phân tích, một biến chủng virus có nhiều nhánh, nhiều dòng khác nhau không phải chuyện lạ, không phải chỉ có ở SARS-CoV-2. “Lúc trước, biến chủng Ấn Độ cũng có mấy nhánh nhưng rồi biến chủng Delta cũng lấn át. BA.2 lây nhanh thì sẽ nhanh chóng lấn át BA.1. Nhiễm Omicron loại nào thì bệnh lí cũng giống nhau, người nào tiêm vắc xin rồi thì nhẹ”, bác sĩ Khanh nói.

    Về chuyện tái nhiễm, mắc BA.1 Omicron rồi có thể mắc lại biến chủng BA.2 hay không, theo bác sĩ Khanh “là có thể nhưng cực hiếm và cũng ở người có cơ địa đặc biệt. Theo một nghiên cứu của Đan Mạch thì tỉ lệ chỉ là một vài phần triệu”. Ông cho rằng nhiễm Delta rồi có thể tái nhiễm Omicron, tỉ lệ chừng 5%-10% nhưng bệnh cảnh cũng nhẹ. 

    “Tái nhiễm nhẹ là vì lần mắc bệnh trước cũng đã cung cấp cho cơ thể một lượng kháng thể nhất định rồi, mà bản chất Omicron là nhẹ. Còn nhiễm Omicron thì không sợ tái nhiễm Delta nữa, mà Delta có thể đã biến mất trong một số cộng đồng. Bởi lẽ, virus nào lây nhanh hơn thì loại đó sẽ lấn át. 

    Theo tôi, lây nhanh mà bệnh nhẹ, không quá tải khối hồi sức, lây trên một cộng đồng đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin thì không quá lo lắng. Điều cần làm trong lúc này là bảo vệ đối tượng nguy cơ, hạn chế sự lây lan cho nhóm này; bảo đảm cho họ tiếp cận được sớm, tốt nhất thuốc kháng virus, kháng thể đơn dòng...”.

    Chung quan điểm này, TS Trần Đắc Phu nhấn mạnh: “Chúng ta phải lưu ý bảo vệ các đối tượng dễ có nguy cơ bị nặng khi mắc COVID-19 như người có bệnh nền. Việc hạn chế các ca bệnh nặng sẽ giúp giảm tải cho hệ thống y tế, đặc biệt là đơn vị cấp cứu - hồi sức, từ đó giảm tỉ lệ tử vong”.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-03-14T07:03:00

    Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19

    Trong bài viết đăng tải trên tạp chí Times of India cuối tuần qua, Tiến sỹ Janet Diaz, Trưởng nhóm Quản lý lâm sàng tại Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết đa số các triệu chứng hậu COVID-19 thường kéo dài từ 2 tháng trở lên.

    Theo Tiến sỹ Diaz, nếu các triệu chứng biến mất trong vòng một tháng, tình trạng này không được coi là hậu COVID-19. Trong khi đó, có khoảng 200 triệu chứng bệnh xuất hiện ở giai đoạn này và phổ biến nhất là 3 triệu chứng gồm mệt mỏi, khó thở và rối loạn chức năng nhận thức gây tình trạng sương mù não (suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung).

    Ngoài ra, giới chuyên môn cũng đề cập tới các bất thường tim mạch. Cụ thể, kết quả nghiên cứu các bệnh nhân COVID-19 ở Mỹ trong vòng 1 năm sau khỏi bệnh cho thấy, nguy cơ tim mạch ở nhóm này tăng lên với các dạng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim cấp, cục máu đông, có nguy cơ gây tử vong.

    Tiến sỹ Diaz khuyến nghị cần đi khám sức khỏe nếu vẫn gặp phải các triệu chứng hậu COVID-19 sau 3 tháng nhiễm bệnh, hay còn gọi là tình trạng COVID kéo dài (long COVID).

    Theo chuyên gia WHO, không có phương pháp điều trị chung cho mọi trường hợp mà phải tập trung vào các triệu chứng của từng người. Hiện không có bất kỳ loại thuốc nào để điều trị biến chứng hậu COVID-19 nhưng có các biện pháp can thiệp như phục hồi chức năng, cải thiện chất lượng cuộc sống…

    Ngoài ra, những người từng mắc COVID-19 nên hạn chế vận động, tránh làm việc quá sức nếu còn mệt mỏi hoặc gặp tình trạng sương mù não, bên cạnh đó, nên tham khảo ý kiến kịp thời từ bác sĩ để có những điều chỉnh phù hợp.

    Trong khi đó, tờ New Zealand Herald số ra ngày 14/3 đăng bài viết tổng hợp ý kiến của các chuyên gia tại Anh nhằm giúp cải thiện các triệu chứng hậu COVID-19.

    Theo bài viết, một nghiên cứu của Đại học Birmingham đầu năm nay cảnh báo các triệu chứng bệnh khiến người bệnh tìm đến những phương pháp điều trị đắt tiền không có căn cứ khoa học trên mạng Internet và thậm chí nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, giới chuyên môn nêu rõ, có những phương pháp đơn giản, ít tốn kém và an toàn mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện.

    Để cải thiện tình trạng sương mù não, Tiến sỹ David Strain, giảng viên lâm sàng cao cấp tại Đại học Exeter cho rằng có thể huấn luyện não bộ bằng cách thực hiện các hoạt động kích thích nhận thức, như chơi đố chữ, học ngôn ngữ mới…

    Ngoài ra, cần tăng tương tác xã hội thường xuyên và hạn chế tối đa tình trạng căng thẳng thần kinh.

    Tiến sỹ Jeremy Rossman, giảng viên cao cấp về virus học tại Đại học Kent cho rằng người bệnh sau khi phục hồi cần nghỉ ngơi đầy đủ trong 6 tuần, uống đủ nước, đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh, giàu vitamin C và tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ quãng ngắn.

    Để cải thiện triệu chứng khó thở, Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) hướng dẫn bài tập thở sâu từ 3-5 lần mỗi ngày, theo đó thả lỏng ngực và vai, hít một hơi dài, chậm và sâu vào bên trong, qua mũi, sau đó thở ra nhẹ nhàng.

    Ngoài ra, có thể tập thở theo cách hít vào chậm rãi, rồi nín thở trong 2-3 giây, sau đó thở ra nhẹ nhàng. Người tập có thể tự cảm nhận để lựa chọn cho mình phương pháp tập luyện phù hợp.

    Trong khi đó, Fifth Sense - công cụ hỗ trợ người mắc chứng rối loạn khứu giác – đã cùng các chuyên gia tại Đại học East Anglia lập một hướng dẫn trực tuyến về "kỹ thuật luyện khứu giác," theo đó hít ngửi một số mùi đặc biệt như cam, cà phê hoặc tỏi, ít nhất hai lần một ngày trong vài tháng để tăng khả năng nhận biết của não bộ.

    Theo TTXVN/Vietnam+

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ