Cập nhật lúc 09:04 - 12/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/10: "Không sợ COVID" là cách sống mới, chúng ta cần thay đổi

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-09-18T23:09:00

    TP.HCM chưa có kế hoạch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

    Tại họp báo chiều 18/10, ông Phạm Đức Hải, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM cho biết, hiện TP chỉ mới có tờ trình của Sở Y tế chứ chưa có kế hoạch cụ thể về việc tiêm phòng COVID-19 cho trẻ em.

    Thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM có tờ trình gửi UBND TP chuẩn bị thực hiện việc tiêm vaccine cho trẻ em theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Ông Phạm Đức Hải khẳng định:

    “Sau khi Bộ có hướng dẫn cụ thể hơn, đó là loại vaccine nào, tiêm vào thời điểm nào, tiêm như thế nào, thì Sở Y tế TP sẽ tiếp tục hoàn chỉnh tờ trình. Từ đó UBND TP sẽ ban hành kế hoạch tiêm cho trẻ em đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế”, ông Hải cho hay.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-18T22:10:00

    Phát hiện 38 F0 tại nhà máy đông công nhân nhất Đồng Nai

    Sau khi đi làm lại, Công ty TNHH Chang Shin Việt Nam, huyện Vĩnh Cửu, phát hiện 38 ca F0 và 44 ca F1 nhưng không báo chính quyền.

    Sự việc được Bí thư Huyện ủy Vĩnh Cửu Nguyễn Văn Thuộc nêu trong cuộc họp giao ban với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 tỉnh Đồng Nai ngày 18/10. Đây là công ty có số lao động đi làm trở lại đông nhất tỉnh với gần 12.000 công nhân.

    Ông Thuộc cho biết, Công ty Chang Sin được duyệt phương án vừa sản xuất, vừa phòng chống dịch đầu tháng 10, cuối tuần qua phát hiện ổ dịch với nhiều ca nhiễm. Tuy nhiên, công ty không trình báo chính quyền mà tự ý đưa các F0 vào khu cách ly tập trung, còn F1 được về nhà tự cách ly theo dõi.

    Ngoài ra, trong ngày 18/10, một số tỉnh miền Tây tiếp tục có số ca nhiễm tăng so với ngày hôm trước như Sóc Trăng (+110), Tiền Giang (+48)...

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-18T23:10:00

    Thêm 24 bệnh nhân Covid-19 liên quan đến ổ dịch thị xã Bỉm Sơn

    Thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Thanh Hóa: Tính từ 18h ngày 17/10 đến 18h ngày 18/10, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa ghi nhận 42 bệnh nhân mắc COVID-19 mới, trong đó 24 bệnh nhân tại ổ dịch Thị xã Bỉm Sơn, nâng tổng số bệnh nhân tại đây lên 86 ca.

    Lực lượng chức năng đang tiếp tục khẩn trương truy vết, tổ chức cách ly giám sát chặt chẽ các trường hợp F1, F2; 18 ca mắc còn lại là công dân trở về từ các tỉnh, thành phố phía Nam đang được thực hiện cách ly tập trung. Hiện tất cả các bệnh nhân đã được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-18T23:10:00

    Nam Định: 21 người trong cùng một thôn mắc COVID-19

    Thông tin từ ngành y tế Nam Định cho biết, trong ngày 18/10, tỉnh đã ghi nhận 21 người tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng (Ý Yên) dương tính SARS-CoV-2. Lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa để nhanh chóng dập dịch.

    Trước đó, chiều 17/10, huyện Ý Yên nhận được tin báo từ CDC tỉnh Ninh Bình phát hiện 1 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là bà N. T. H, trú tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng (Ý Yên). 

    Ngay sau khi nhận được thông tin về ca bệnh, UBND huyện Ý Yên đã khẩn trương chỉ đạo các lực lượng triển khai truy vết, xác minh các trường hợp tiếp xúc gần, các trường hợp có liên quan đến bà H.

    Trung tâm Y tế huyện Ý Yên lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho hơn 996 người dân thôn Đằng Động, xã Yên Hồng. Đồng thời, gửi các mẫu xét nghiệm đến CDC Nam Định để tiến hành xét nghiệm PCR,  bước đầu xác định 20 người tiếp xúc gần với bà H. đều trú tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng (huyện Ý Yên) dương tính với SARS-CoV-2.

    Các trường hợp F0 được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương điều trị. Các trường hợp F1 thực hiện cách ly tại nhà theo hướng dẫn.

    Lực lượng chức năng đã tiến hành phong tỏa vùng 1 toàn bộ thôn Đằng Động, xã Yên Hồng và Tổ dân phố số 1, thị trấn Lâm; vùng 2 toàn bộ xã Yên Hồng và thị trấn Lâm.

    Xét nghiệm diện rộng cho toàn bộ người dân của các xã: Yên Quang, Yên Phong, Yên Dương, Yên Tiến, Yên Bằng, Yên Khánh, thị trấn Lâm và những người đã đến khu vực chợ Mụa (xã Yên Dương).

    Theo Sức khỏe và Đời Sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-19T00:10:00

    Thêm 33 ca mắc mới COVID-19, Phú Thọ chỉ đạo xét nghiệm nhanh và khoanh vùng gọn

    Trong ngày 18/10, Phú Thọ đã ghi nhận 33 ca dương tính với với SARS-CoV-2, trong đó có 28 trường hợp ở thành phố Việt Trì, 4 trường hợp tại huyện Lâm Thao.

    "Chỉ tính riêng từ 6 giờ sáng 18/10 đến 18 giờ cùng ngày, Phú Thọ đã ghi nhận 33 ca dương tính với với SARS-CoV-2, trong đó có 28 trường hợp ở thành phố Việt Trì; 4 trường hợp tại huyện Lâm Thao. Do vậy, tỉnh cần thực hiện việc xét nghiệm nhanh, khoanh vùng gọn; quyết liệt, quyết đoán, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch một cách hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, rà soát, xây dựng lại các kịch bản ở các cấp độ khác nhau và các tình huống cụ thể để có phương án triển khai…”. Đó là ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang tại buổi làm việc ngày 18/10 với lãnh đạo thành phố Việt Trì về triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19.

    Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Bùi Văn Quang bày tỏ quan điểm của Ban Chỉ đạo tỉnh Phú Thọ là căn cứ tình hình thực tế để khoanh vùng hợp lý, thần tốc truy vết, xét nghiệm nhanh, sớm khống chế được dịch bệnh và duy trì các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn.

    Đồng thời, Chủ tịch tỉnh yêu cầu Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Việt Trì cần phân công rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của các thành viên; cần hết sức bình tĩnh, quyết liệt, quyết đoán, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch một cách hợp lý, hiệu quả; tăng cường vai trò, trách nhiệm và công tác thực hiện của các tổ COVID-19 cộng đồng để rà soát kỹ lưỡng các trường hợp có yếu tố dịch tễ, tuyên truyền để người dân tự giác khai báo y tế, nâng mức độ cảnh báo cao nhất. Bên cạnh đó, thành phố rà soát, xây dựng lại các kịch bản ở các cấp độ khác nhau và các tình huống cụ thể để có phương án triển khai.

    Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ đề nghị thành phố Việt Trì khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất để đưa vào hoạt động khu cách ly tập trung với công suất 150 giường; đồng thời nhanh chóng tiến hành xét nghiệm sàng lọc tại các phường Gia Cẩm, Dữu Lâu, Thanh Miếu… để có biện pháp khoanh vùng kịp thời.

    Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Việt Trì cần nhanh chóng điều tra, làm rõ nguyên nhân lây lan dịch bệnh tại Trường Tiểu học Chu Hóa và Trường Trung học cơ sở Chu Hóa và sẽ cương quyết xử lý kỷ luật nếu có sự không tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.

    Ngành giáo dục cần chấn chỉnh lại công tác đảm bảo phòng, chống dịch tại các trường học và tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch để đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

    Đối với thành phố Việt Trì, trong trường hợp dịch bệnh kéo dài thì cần chủ động triển khai dạy và học trực tuyến để đảm bảo yêu cầu.

    Sở Y tế tham mưu đề xuất kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch chủ động, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế; chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết để có phương án xây dựng Bệnh viện dã chiến số 2; tính toán linh hoạt trong việc thực hiện cách ly y tế đối với các trường hợp cho phù hợp; điều chuyển số lượng vaccine đã phân bổ cho các huyện, thị có nguy cơ thấp cho thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và huyện Phù Ninh để ưu tiên, khẩn trương tiêm phủ toàn bộ dân số trong độ tuổi tiêm chủng tại các địa phương đang có nguy cơ cao; huy động nhân lực, vật tư y tế hỗ trợ thành phố Việt Trì, huyện Lâm Thao và Phù Ninh tổ chức thần tốc xét nghiệm đối với các khu vực, địa bàn nguy cơ cao.

    Các địa phương trong tỉnh tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ các trường hợp người dân ra, vào tỉnh theo quy định; quản lý chặt chẽ các khu vực phong tỏa để tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong khu cách ly.

    Công an tỉnh, ngành y tế cùng các tổ chức đoàn thể tham gia hỗ trợ các địa phương truy vết, khoanh vùng và công tác phòng, chống dịch.

    Theo báo cáo nhanh của Sở Y tế tỉnh Phú Thọ, từ ngày 13/10 đến 18 giờ ngày 18/10, trên địa bàn tỉnh phát hiện 125 trường hợp mắc COVID-19, trong đó thành phố Việt Trì 105; huyện Lâm Thao 12 và huyện Phù Ninh 8.

    Theo đánh giá tỷ lệ lây nhiễm toàn tỉnh ở cấp độ 2; thành phố Việt Trì cấp độ 3; huyện Lâm Thao, Phù Ninh cấp độ 2; các huyện, thị còn lại ở cấp độ 1; một xã được đánh giá ở cấp độ 4; một xã cấp độ 3; chín xã cấp độ 2 và các xã, phường, thị trấn khác được cấp độ 1.

    Hiện nay, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến hết sức phức tạp, chính vì vậy mỗi người dân cần nâng cao ý thức, trách nhiệm để chung tay đẩy lùi dịch bệnh. Mỗi người dân thực hiện nghiêm biện pháp 5K của Bộ Y tế, hạn chế đến những nơi đông người như siêu thị, chợ… hay ra đường khi không cần thiết.

    Theo Báo Tin tức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-19T00:10:00

    Dịch còn phức tạp, có thể xuất hiện chủng mới

    Ngày 18/10, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm "Nghị quyết 128 - Hướng tới bình thường mới". Tham dự tọa đàm có: Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ; TS. Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng ban Dân nguyện Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XIV; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Đinh Văn Thiệu; GS. Nguyễn Anh Trí, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam.

    Tại tọa đàm, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, chuyên gia đều khẳng định sau gần 2 năm ứng phó với đại dịch Covid-19, nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch. Đến nay, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát; số người mắc và số người tử vong do dịch bệnh những ngày qua liên tục giảm. Cuộc sống đang dần trở về trạng thái bình thường mới.

    Ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 128 về Quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19". Đây là một chủ trương, quyết sách rất đúng đắn, sáng tạo và kịp thời.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, theo dự báo, vẫn có thể có những chủng virus mới và dịch bệnh sẽ còn diễn biến phức tạp. Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã thay đổi quan điểm ứng phó với dịch từ cố gắng dập dứt điểm ca bệnh sang "chung sống an toàn".

    Để kiểm soát hiệu quả tình hình dịch bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, các biện pháp phòng chống dịch của chúng ta cần điều chỉnh một cách linh hoạt, phù hợp hơn với thực tiễn.

    Cùng với việc tăng dần tỷ lệ bao phủ vaccine, cần phát hiện sớm các ca bệnh, trường hợp nhiễm, không để sót các ca bệnh, tiến hành khoanh vùng, cách ly ở diện tích nhỏ nhất có thể; hạn chế các biện pháp phong tỏa kéo dài trên diện rộng, triển khai quyết liệt điều trị cho các ca lây nhiễm, điều trị từ sớm từ xa, giảm tỷ lệ tử vong. Bên cạnh đó, mở lại các hoạt động sản xuất kinh doanh như giao thông vận tải, hàng hóa, du lịch, giáo dục đào tạo… Qua đó, từng bước đưa ra giải pháp vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế một cách chắc chắn, hiệu quả, phù hợp, đảm bảo an toàn.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-19T03:10:00

    Phú Thọ: 3 chùm lây nhiễm trong cộng đồng chưa xác định được nguồn lây

    Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay đã phát hiện 3 chùm lây nhiễm trong cộng đồng được phát hiện: chùm Lâm Thao - Chu Hóa (112 ca) và chùm Bạch Hạc - Phù Ninh (09 ca); chùm Dữu Lâu - Gia Cẩm (04 ca). Đến thời điểm hiện tại, Phú Thọ chưa xác định được nguồn lây ban đầu.

    Để sớm hoàn thành tiêm số lượng vaccine được phân bổ và tăng tỷ lệ bao phủ vaccine ngừa COVID-19, y tế Phú Thọ đã triển khai "thần tốc" chiến dịch tiêm chủng tại huyện Lâm Thao.

    Đã có hơn 33.000 liều vaccine phòng COVID-19 được chia về 23 điểm tiêm cho người dân đảm bảo an toàn.

    So với các đợt tiêm chủng trước, đây là đợt tiêm chủng có quy mô với số mũi tiêm lớn nhất trên địa bàn huyện Lâm Thao, phải thực hiện trong thời gian ngắn nhất trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp.

    Phú Thọ đã huy động toàn bộ nhân lực y tế cơ sở của các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn huyện Lâm Thao và lực lượng 239 cán bộ y tế (83 bác sĩ/y sỹ, 156 điều dưỡng) và 1 xe cứu thương từ các bệnh viện, trung tâm y tế hai chức năng trên địa bàn tỉnh hỗ trợ TTYT Lâm Thao để tổ chức tiêm vaccine COVID-19.

    Cùng với ngành Y tế, các địa phương đã huy động tối đa các lực lượng như công an, đoàn thanh niên, tổ COVID-19 cộng đồng cùng vào cuộc với tinh thần trách nhiệm cao nhất.

    Việc tổ chức tiêm  vaccine được thực hiện khoa học, bài bản, đảm bảo đúng quy định về công tác phòng, chống dịch và công tác tiêm chủng. Theo đó, người dân khi đến được hỗ trợ tận tình trong các quy trình về: Khai báo y tế, khám sàng lọc, tư vấn sức khỏe, tiến hành tiêm chủng và theo dõi sau tiêm. Sau khi tiêm xong, người dân được hướng dẫn cụ thể về theo dõi sức khỏe tại nhà, hướng dẫn cài đặt ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử" trên các thiết bị điện thoại thông minh nhằm theo dõi các thông tin về mũi tiêm phòng.

    Phú Thọ xác định địa phương đang ở cấp độ 2 (số ca mắc mới 4,22 ca/100.000 dân/tuần; tỷ lệ tiêm một mũi vaccine cho người từ 65 tuổi trở lên đạt trên 85%; tỷ lệ tiêm hai mũi vaccine cho người từ 65 tuổi trở lên đạt khoảng 0,5%).

    Theo Sức khoẻ và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-19T04:10:00

    Giám đốc Sở Y tế TP.HCM: Ngày cao điểm TP có 17.400 ca mắc COVID-19

    Điểm lại diễn biến dịch COVID-19 trong đợt bùng phát thứ 4 tại kỳ họp HĐND khóa X lần thứ 3 sáng 19-10, ông Tăng Chí Thượng - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết giai đoạn đầu vào tháng 5-2021, chỉ số lây nhiễm trong cộng đồng ở cấp độ 1, tức là dưới 20 ca mắc/100.000 dân/tuần.

    Tuy nhiên, chỉ sau tuần, chỉ số lây nhiễm đã chuyển sang cấp độ 2, từ 20-50 ca mắc/100.000 dân/tuần. Số ca mắc trong tuần tăng nhanh từ 1.674 ca/tuần lên 3.317 ca/tuần, tử vong tăng từ 7 ca/tuần lên 20 ca/tuần.

    Ngày cao điểm lên đến 17.400 ca mắc/ngày

    Giai đoạn này, TP đã thành lập 2 bệnh viện dã chiến với 900 giường và chuyển công năng của 9 bệnh viện trở thành bệnh viện điều trị COVID-19 với 4.238 giường. UBND TP.HCM chỉ đạo thực hiện giãn cách xã hội toàn TP theo chỉ thị số 15 từ ngày 31-5.

    Dịch bệnh vẫn tiếp tục lan rộng, đến ngày 7-7, chỉ số lây nhiễm trong cộng đồng đã chuyển sang cấp độ 3, từ 50 đến dưới 150 ca/100.000 dân/tuần. Đây cũng là thời điểm dịch bùng phát mạnh nhất, số ca mắc mới mỗi ngày vượt con số 3.000.

    Sau đó, TP bắt đầu thực hiện chỉ thị số 16. Tuy nhiên, dịch bệnh lây lan rất nhanh, cho đến ngày 16-7, tình trạng dịch của TP tiếp tục chuyển sang cấp độ 4, trên 150 ca/100.000 dân/ngày. Số ca nhập viện tăng nhanh từ 3.317 ca/tuần đến 11.069 ca/tuần, số ca tử vong tăng nhanh mỗi ngày.

    Ở giai đoạn này, tất cả bệnh viện dã chiến và bệnh viện điều trị trên địa bàn TP đều quá tải. Mặc dù tính đến ngày 17-8, TP đã thành lập 25 bệnh viện dã chiến và chuyển công năng 54 bệnh viện nhưng tình hình tử vong vẫn tiếp tục tăng cao. Từ 18-8 đến 24-8, số tử vong tăng lên đến 2.105 ca/tuần.

    Trong vòng 1 tháng sau đó, TP tiếp tục thành lập thêm các bệnh viện dã chiến. Tổng cộng TP đã thành lập 32 bệnh viện dã chiến và chuyển công năng 64 bệnh viện.

    "Có thể nói, suốt gần 2 tháng từ 15-7 đến 15-9, cả TP đã trải qua những ngày khó khăn đỉnh điểm của dịch bệnh chưa từng xảy ra trong lịch sử", ông Tăng Chí Thượng nói.

    Ông Thượng đưa thông tin ngày cao điểm trong tháng là 28-8, số ca mắc mới lên đến 17.403 ca, cùng lúc đó TP phải chăm sóc cho hơn 104.000 F0, trong đó có gần 40.000 F0 nặng.

    Đến nay, ngày 19-10, sau gần 3 tuần triển khai chỉ thị 18, tình hình dịch bệnh tại TP chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Cụ thể, số mắc mới mỗi ngày giảm dần sau ngày 1-10 đến ngày 19-10, TP chỉ còn 968 ca mắc mới, TP đang chăm sóc cho 28.000 F0.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-19T05:10:00

    "Không sợ COVID" là cách sống mới, chúng ta cần thay đổi

    Có thể coi COVID-19 là đại dịch lần đầu tiên xuất hiện trong lịch sử thế giới cận đại. COVID-19 đã gây ra những ảnh hưởng ghê gớm cho mọi hoạt động của xã hội Việt Nam.

    "Không sợ COVID' là cách sống mới mà chúng ta cần thay đổi. Nếu tỷ lệ tử vong trong quần thể đã tiêm phòng như cúm mùa vậy sao ta phải sợ? Giảm tối đa các ca tử vong là nhiệm vụ của chúng tôi. Sau những ngày vừa qua, theo tôi bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng các cơ sở y tế. Trước đây chúng ta còn chú trọng phát triển các kỹ thuật cao.

    Sau những ngày vừa qua, theo tôi bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng các cơ sở y tế. Trước đây chúng ta chú trọng phát triển các kỹ thuật cao ở bệnh viện Trung ương, tuyến tỉnh. Điều này cũng tốt như đầu tàu kéo tất cả tiến lên.

    Tuy nhiên, trong đại dịch mới thấy hệ thống y tế cơ sở phường xã đặc biệt là tuyến huyện của chúng ta còn kém, cụ thể là vấn đề con người và cơ sở vật chất trang thiết bị, thuốc men. Trong thời gian tới, các địa phương cần nâng cao chất lượng nhân viên y tế, đảm bảo cuộc sống để họ yên tâm học tập. Các nhân viên y tế tuyến huyện không đủ điều kiện sinh sống và làm việc sẽ rất khó tập trung để nâng cao tay nghề.

    Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" nhằm mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế thấp nhất ca mắc và tử vong, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.

    Các giải pháp ứng phó khi phát hiện ca nhiễm cộng đồng trong trạng thái thích ứng an toàn có nhiều điểm kế thừa các giai đoạn chống dịch trước đây, đồng thời bổ sung một số điểm mới.

    Nguyên tắc ứng xử với người nhiễm COVID-19 là phù hợp với điều kiện thu dung, điều trị từng nơi; đảm bảo điều kiện ăn ở, sinh hoạt và nguyện vọng của người nhiễm. Theo tôi nguyện vọng, sự hợp tác và hoàn cảnh cụ thể sẽ là yếu tố quyết định giúp người nhiễm bảo toàn sức khỏe của mình và tránh lây lan ra cộng đồng.

    Cần sớm phân loại người nhiễm có triệu chứng nhẹ, không có triệu chứng hoặc đã tiêm vaccine đều ưu tiên cách ly, điều trị tại nhà. F0 triệu chứng nặng mới cần đưa vào bệnh viện.

    Bởi theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và ngay ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… khi đã tiêm vaccine, tỷ lệ F0 chuyển nặng và tử vong sẽ ít hơn nhiều so với không tiêm vaccine.

    Biện pháp phòng dịch với người nghi nhiễm ở các địa bàn có tỷ lệ phủ vaccine rộng cũng cần được nới lỏng. Thay đổi cách khoanh vùng cách ly chính là chìa khóa thay đổi cách phòng, chống dịch. Không cách ly tập trung người nghi nhiễm gì đã có nhiều bài học xương máu trong thời gian qua.

    Cách ly khoanh vùng nhỏ nhất có thể là chiến lược chính phủ lựa chọn theo tôi là hoàn toàn đúng đắn. Dùng khoa học và thực tiễn địa phương, quốc gia để tồn tại và phát triển với sự hiện diện của COVID-19 là hướng đi không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới ngày mai.

    TheoSức khoẻ và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-19T08:10:00

    Nguy cơ dịch tại TP HCM ở mức trung bình

    Áp dụng cách tính mới của Bộ Y tế, dịch tại TP HCM ở cấp độ 2 (màu vàng - nguy cơ trung bình), giảm một cấp so với tuần trước, theo Giám đốc Sở Y tế thành phố.

    Thông tin được Giám đốc Sở Y tế TP HCM Tăng Chí Thượng nói tại cuộc họp về tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm chiều 19/10, khi báo cáo về tình hình phòng chống dịch trên địa bàn.

    Ông Thượng cho biết, theo Nghị quyết 128 và hướng dẫn của Bộ Y tế, một tuần trước nguy cơ dịch ở TP HCM là cấp 3 (màu cam - nguy cơ cao). Đến hôm nay, theo cách tính mới (số ca mắc liên tục trong 2 tuần cộng lại chia đôi chia cho 100.000 dân) thì từ 12-18/10 thành phố ghi nhận 7.039 ca mắc, tuần liền kề là 11.652. Như vậy, tiêu chí số ca mắc trên 100.000 dân của thành phố là 104,5. Dưới 150, đạt cấp độ 2, theo quy định của Chính phủ.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 19/10: "Không sợ COVID" là cách sống mới, chúng ta cần thay đổi  - Ảnh 1.

    Phân loại cấp độ dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ

    Về tiêu chí tiêm chủng, lãnh đạo Sở Y tế cho biết hiện số người trên 18 tuổi ở TP HCM đã được tiêm mũi 1 đạt gần 99%.

    "Hai tiêu chí về số ca mắc mới và tỷ lệ tiêm chủng thành phố đã đạt, còn tiêu chí thứ 3 bắt buộc phải có là khả năng thu dung điều trị ở 2 cấp phường xã - các trạm y tế và cấp thành phố là số giường hồi sức ICU cũng đã đạt", ông Thượng nói và cho biết ước tính đến hôm nay nguy cơ dịch của TP HCM đang ở cấp độ 2. Giảm một cấp so với tuần trước.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ