Cập nhật lúc 19:55 - 12/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/11: F0 cộng đồng tăng cao, Hà Nội có bao nhiêu ổ dịch?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-01T22:11:00

    TP.HCM vẫn duy trì cấp độ 2, đối phó biến thể phụ AY.4.2 của Delta ra sao?

    Chiều 1-11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM tổ chức họp báo định kỳ thông tin về công tác phòng chống dịch COVID-19 trong bối cảnh TP đã trải qua một tháng nới lỏng giãn cách xã hội.

    TP.HCM duy trì cấp độ 2, không còn địa phương vùng cam

    Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM Phạm Đức Hải cho biết UBND TP vừa có thông báo kết quả đánh giá cấp độ dịch tính đến 1-11. Theo đó toàn TP đang ở cấp độ 2 (vùng vàng).

    Còn đối với cấp quận, huyện và TP Thủ Đức hiện có 13/22 địa phương đạt cấp độ 1 (vùng xanh); 9/22 địa phương đạt cấp độ 2 và không có địa phương ở cấp độ 3. Cụ thể, 9 địa phương thuộc cấp độ 2 gồm: quận 3, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Phú Nhuận và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn.

    TP.HCM làm gì để đối phó biến thể phụ AY.4.2 của Delta?

    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - cho biết hiện TP.HCM đã qua đỉnh dịch đợt dịch thứ 4 và vẫn duy trì những biện pháp phòng chống dịch. Bên cạnh đó, ngành y tế TP đang cùng với các chuyên gia của Bộ Y tế và chuyên gia thế giới có mặt tại TP.HCM tiếp tục theo dõi diễn biến đối với biến thể AY.4.2 trên thế giới.

    Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP cùng Sở Y tế đang lấy mẫu giám sát tầm soát; đồng thời nghiên cứu, giải mã trình tự gene đối với biến chủng và xem xét đặc tính virus.

    Về việc triển khai các kịch bản chống dịch với biến chủng mới này, bà Mai cho hay qua thực tiễn chống dịch, đặc biệt trong đợt dịch thứ 4 đã rút ra 10 bài học kinh nghiệm.

    "Với thực tiễn này, TP.HCM sẽ áp dụng nếu như có sự cố xảy ra cho những đợt dịch sau" - bà Mai nói và nhấn mạnh người dân không nghĩ rằng dịch đã ổn định, TP đã trở về bình thường mà chủ quan, lơ là và cần tuân thủ biện pháp 5K.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-01T23:11:00

    Hà Nội chuyển cấp độ dịch Covid-19 từ xanh sang vàng

    Ngày 1/11, UBND Hà Nội có thông báo về việc chuyển cấp độ dịch Covid-19 từ cấp 1 (màu xanh, bình thường mới) lên cấp độ 2 (màu vàng, nguy cơ trung bình).

    Trong đó, 30 quận, huyện, thị xã ở cấp độ 2; 245 xã, phường ở cấp độ 2; 332 xã, phường ở cấp độ 1. Đáng chú ý, xã Tiến Thắng (huyện Mê Linh) và thị trấn Quốc Oai (huyện Quốc Oai) ở cấp độ 3.

    Tối cùng ngày, UBND Hà Nội cũng đã đưa ra hướng dẫn chi tiết khi thành phố nâng cấp độ dịch. 

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-01T23:11:00

    Hà Nội khuyến khích người dân hạn chế tới các địa phương khác

    Như đã thông tin, thành phố Hà Nội vừa công bố mức độ dịch ở mức 2 - màu vàng - nguy cơ trung bình.

    Theo quy định của Nghị quyết 128, ở mức độ dịch cấp 2, việc đi lại của người dân đến từ các địa bàn có cấp độ dịch khác nhau là không hạn chế. Tuy nhiên, thành phố khuyến khích người dân thành phố hạn chế tới các địa phương khác, chỉ tới trong trường hợp cần thiết, tuân thủ quy định của T.Ư và nơi đến.

    Thành phố Hà Nội ban hành hướng dẫn việc đi lại khi áp dụng mức độ dịch 2:

    Người đến/về thành phố Hà Nội không phải xuất trình kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2.

    Không chỉ định xét nghiệm đối với việc đi lại của người dân; chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

    Đối với người từ các địa phương có nguy cơ rất cao (cấp 4, tương ứng với màu đỏ) hoặc khu vực phong tỏa/cách ly y tế: Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội, tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày, xét nghiệm 1 lần bằng phương pháp RT-PCR vào ngày thứ 1 từ khi tới Hà Nội.

    Những người tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19, cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 7 ngày, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong vòng 7 ngày tiếp theo và luôn thực hiện biện pháp 5K; xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 2 lần vào ngày thứ 1 và ngày thứ 7 từ khi tới Hà Nội.

    Những người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19, thực hiện cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày tới Hà Nội, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR 3 lần vào ngày thứ 1, ngày thứ 7 và ngày thứ 14 kể từ khi tới Hà Nội.

    Đối với người từ các địa phương có nguy cơ cao (cấp 3, tương ứng với màu cam): Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội tự theo dõi sức khỏe tại nhà hoặc nơi lưu trú trong 7 ngày từ khi tới Hà Nội.

    Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.

    Thực hiện xét nghiệm đối với các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

    Đối với người từ các địa phương có nguy cơ trung bình (cấp 2, tương ứng với màu vàng): Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

    Những người chưa tiêm, tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày.

    Đối với người từ các địa phương có nguy cơ thấp (cấp 1, tương ứng với màu xanh): Những người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính tới thời điểm về Hà Nội không áp dụng cách ly, xét nghiệm.

    Những người chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 tự theo dõi sức khỏe trong vòng 7 ngày.

    Người di chuyển qua địa bàn thành phố Hà Nội: không thực hiện cách ly và không yêu cầu xét nghiệm; trong quá trình lưu thông qua địa bàn thành phố thực hiện đầy đủ các quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ GTVT và không dừng nghỉ trên địa bàn thành phố trừ trường hợp bất khả kháng.

    Thành phố Hà Nội yêu cầu người về đến thành phố phải khai báo y tế và thông báo, cam kết với chính quyền địa phương; trong suốt thời gian cách ly, tự theo dõi sức khỏe luôn thực hiện 5K, nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19 như: ho, sốt, đau rát họng, mất hoặc giảm khứu giác, vị giác... cần báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T00:11:00

    Người từ địa phương khác đến TP HCM cần làm gì?

    Ngày 1-11, Sở Y tế TP HCM có văn bản gửi UBND quận, huyện, TP Thủ Đức, Trung tâm Y tế quận, huyện, TP Thủ Đức và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM (HCDC) về hướng dẫn tạm thời thực hiện các biện pháp phòng dịch Covid-19 đối với người đến/về TP HCM từ các địa phương khác.

    Theo Sở Y tế, hướng dẫn này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đến/về TP HCM nhưng vẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/11: Hà Nội chuyển cấp độ dịch Covid-19 từ xanh sang vàng - Ảnh 1.

    Về nguyên tắc, Sở Y tế cho biết không chỉ định xét nghiệm Covid-19 đối với việc đi lại của người dân. Chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa) và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3.

    Trong suốt thời gian tự theo dõi sức khỏe hoặc cách ly, những trường hợp đến/về TP HCM từ địa phương khác luôn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác…, cần thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để được lấy mẫu xét nghiệm và thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định.

    Về thực hiện giám sát y tế đối với người đến/về TP HCM từ địa phương có dịch cấp độ 4 hoặc cách ly y tế, Sở Y tế đề nghị người dân cần tự giác khai báo ngay với cơ quan y tế (trạm y tế phường, xã, thị trấn hoặc trung tâm y tế quận, huyện, TP Thủ Đức). Bên cạnh đó, căn cứ vào thông tin về cấp độ dịch của các địa phương được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế, nếu xác định là người đi từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa), Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường, xã, thị trấn sẽ quyết định biện pháp giám sát y tế phù hợp như sau:

    Đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc-xin Covid-19 (thẻ xanh trên Sổ sức khỏe điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều của cơ quan có thẩm quyền cung cấp) hoặc đã khỏi bệnh trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về đến địa phương (giấy ra viện hoặc giấy xác nhận khỏi bệnh) thì tự theo dõi sức khỏe tại nhà, tự cách ly tại nơi cư trú 7 ngày kể từ ngày về địa phương và xét nghiệm Covid-19 1 lần vào ngày đầu tiên.

    Đối với những người chưa tiêm đủ liều vắc-xin Covid-19, thực hiện cách ly tại nhà, nơi cư trú 14 ngày kể từ ngày trở về. Đồng thời, tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo; thực hiện xét nghiệm Covid-19 vào ngày đầu tiên, ngày thứ 7 và ngày thứ 14.

     Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T00:11:00

    Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM đã trải qua một tháng tương đối bình yên

    Chiều 1/11, Hội nghị sơ kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Tư lệnh TP.HCM đã được tổ chức. Tại buổi hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM, Bí thư Đảng ủy Quân sự TP.HCM - Nguyễn Văn Nên đã đúc kết một số bài học sau hơn 5 tháng phòng, chống dịch Covid-19. Ông cũng gửi lời tri ân sâu sắc tới người lính tuyến đầu và gia đình vì những cống hiến, hy sinh trong 5 tháng qua.

    Tại Hội nghị, Bí thư Nguyễn Văn Nên chia sẻ, đến nay, TP.HCM đã tròn một tháng cơ bản kiểm soát được dịch, từng bước trở lại bình tường mới theo chiến lược của thành phố.

    "Những ngày căng thẳng, cam go, khốc liệt rất thèm những lúc bình yên, thì một tháng rồi có những giây phút tương đối bình yên để nhân dân và tất cả chúng ta dừng lại, kiểm điểm, sơ kết, rút kinh nghiệm, tiếp tục sứ mệnh phục vụ nhân dân theo Nghị quyết 128 của Chính phủ đề ra", Bí thư chia sẻ.

    Người đứng đầu Đảng bộ TP.HCM cũng nhìn nhận dù TP đã huy động lực lượng lớn, nhiều nhiệm vụ vẫn chưa thể làm tròn. Ông mong người dân thấu hiểu, thông cảm và lượng thứ.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T01:11:00

    Số ca mắc COVID-19 cộng đồng gia tăng, Bộ Y tế hỏa tốc yêu cầu các tỉnh Tây Nam Bộ phòng chống dịch

    Ngày 1/11, Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ về việc tiếp tục thực hiện nghiêm, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19.

    Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng

    Tại văn bản hoả tốc này, Bộ Y tế cho biết sau khi thực hiện nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội tại một số tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ đã ghi nhận số mắc trong cộng đồng gia tăng như: Bạc Liêu, An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Kiên Giang; cùng với lượng người đi lại từ vùng có dịch về các địa phương rất nhiều.

    Bộ Y tế (Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19) đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Tây Nam Bộ chỉ đạo triển khai thực hiện ngay các nội dung, cụ thể.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/11: Hà Nội chuyển cấp độ dịch Covid-19 từ xanh sang vàng - Ảnh 1.

    Quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19; các quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát trong cộng đồng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa. Kiểm soát nghiêm, quản lý chặt chẽ khu vực biên giới, đặc biệt là các đường mòn, lối mở.

    Phòng tránh nguy cơ lây nhiễm COVID-19 tại các cơ sở y tế

    Cũng tại văn bản này, Bộ Y tế nêu rõ, các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ trên cơ sở đánh giá mức độ nguy cơ theo Nghị quyết số 128/QĐ-CP của Chính phủ, thần tốc truy vết, xét nghiệm là then chốt để sớm kiểm soát hiệu quả dịch, thích ứng an toàn, linh hoạt theo diễn biến dịch, chuyển dần các vùng cấp độ 2, 3, 4 về cấp độ 1 theo hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế tại Quyết định số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế.

    Các địa phương trong khu vực chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh phải nghiêm túc thực hiện phân luồng, khai báo y tế, kiểm tra thân nhiệt, thực hiện nghiêm ngặt các quy trình khám sàng lọc, phân loại bệnh nhân để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở y tế.

    Bảo đảm đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu, các điều kiện cần thiết khác trong thời gian sớm nhất; tổ chức tốt việc điều phối và công tác phân tầng điều trị, ưu tiên điều trị tầng 1, 2, hạn chế bệnh nhân chuyển nặng, đảm bảo người bệnh được thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời.

    Hoàn chỉnh kế hoạch thiết lập hệ thống điều trị bao gồm các Trung tâm hồi sức tích cực, Bệnh viện dã chiến, đặc biệt là thành lập các Trạm Y tế lưu động, tổ chăm sóc người mắc COVID-19 ngay tại nhà để người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế từ sớm, từ xa...

    Theo Sức khỏe và đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T01:11:00

    TP HCM đề xuất tiêm vaccine Covid cho trẻ 3-12 tuổi

    Sở Y tế thành phố đã lên danh sách, đề xuất Bộ Y tế tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ 3-12 tuổi.

    Thông tin được Chánh văn phòng Sở Y tế Nguyễn Thị Huỳnh Mai cho biết tại họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19, ngày 1/11. Theo đó, thành phố đang tập trung nguồn lực tiêm chủng cho học sinh 12-17 tuổi và nhóm sinh viên, công nhân đi từ các tỉnh thành khác về thành phố.

    Riêng với nhóm trẻ 3-12 tuổi, Sở Y tế cùng các phường, xã đã lập kế hoạch chi tiết, đề xuất Bộ Y tế để sử dụng loại vaccine phù hợp. Khi nào Bộ Y tế đồng ý và có hướng dẫn cụ thể, Sở sẽ thông tin chi tiết.

    "TP HCM vẫn sẽ theo sát các hướng dẫn của Bộ để triển khai tiêm chủng", bà Mai nói.

    Một số trường học khuyến khích phụ huynh có con học lớp 6 nhưng chưa tròn 12 tuổi đồng ý tiêm chủng, bằng cách giảm liều vaccine, nhằm đạt độ bao phủ vaccine cao tại trường học. 

    Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM (HCDC) khẳng định: "Chắc chắn trẻ chưa đủ 12 tuổi không được tiêm trong đợt này, theo quy định của Bộ Y tế và khuyến cáo của nhà sản xuất".

    Do đó, sẽ không có chuyện giảm liều vaccine để tiêm cho nhóm trẻ dưới 12 tuổi, "hoặc là tiêm đúng và đủ liều, hoặc là không tiêm", theo ông Tâm.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T02:11:00

    Vì sao Hà Nội nâng cấp độ dịch?; TP.HCM phủ vắc xin tăng nhưng ca vào viện tăng nhẹ

    Theo kế hoạch thích ứng an toàn với dịch do Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh vừa ký, trong 3 tiêu chí để đánh giá mức độ thích ứng an toàn với dịch, Hà Nội có số ca mắc mới trong cộng đồng 2 tuần qua ở tỉ lệ 0,38/100.000 dân, đủ điều kiện xếp ở mức vùng xanh như cũ (mức tiêu chuẩn là dưới 20/100.000 dân).

    Tiêu chí 2: tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm ngừa từ 1 mũi vắc xin Hà Nội đạt 92%, đạt tiêu chuẩn vùng xanh.

    Tuy nhiên ở tiêu chí 3, trong tháng 10 đạt 80% người từ 65 tuổi trở lên tiêm đủ liều vắc xin COVID-19, nếu không đạt thì nâng 1 mức nguy cơ. Tiêu chí này Hà Nội mới đạt 47% và nâng 1 mức nguy cơ dịch lên vùng vàng.

    Kèm theo việc nâng 1 mức nguy cơ, Hà Nội đã phải thay đổi trong một số hoạt động và dịch vụ công cộng, như hạn chế số người dự đám cưới, đám tang, hoạt động tập trung trong nhà, ngoài trời...

    Điều đáng chú ý, ở giai đoạn đầu triển khai tiêm chủng vắc xin, Hà Nội hạn chế tiêm ngừa cho nhóm 65 tuổi trở lên, điều này dẫn đến tỉ lệ tiêm chủng toàn Hà Nội hiện rất cao nhưng riêng nhóm tuổi từ 65 trở lên lại chưa đạt. Chủ tịch Hà Nội đã yêu cầu đẩy nhanh tiêm chủng cho nhóm từ 50 tuổi trở lên.

    "Vùng vàng" TP.HCM: 32 phường, xã tăng cấp độ dịch

    Tính đến chiều 31-10, TP.HCM đang ở cấp độ 2 (vùng vàng, nguy cơ trung bình), trong đó có 13/22 quận huyện đạt cấp độ 1 (vùng xanh, nguy cơ thấp), còn lại thuộc cấp độ 2, không còn địa phương nào thuộc cấp độ 3.

    Tuy nhiên vẫn còn một số phường là cấp độ 3 (vùng cam, nguy cơ cao) gồm: phường 4, quận Phú Nhuận; xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè; xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh và thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn.

    So với tuần trước, TP có 53 phường, xã giảm cấp độ dịch và 32 phường, xã tăng cấp độ dịch.

    Những ngày gần đây, số ca COVID-19 nhập viện tại TP.HCM tăng nhẹ trong khi độ bao phủ vắc xin dần tăng. Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - chánh văn phòng Sở Y tế TP.HCM - phân tích nguyên nhân: nguyên nhân đầu tiên là các cơ sở thu dung tại địa bàn quận, huyện thu gọn lại, bệnh nhân điều trị tại đây sẽ được chuyển vào các bệnh viện.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T03:11:00

    F0 diễn biến phức tạp, một địa bàn ở Hà Nội tạm dừng hoạt động kinh doanh

    Sáng 2/11, ông Nguyễn Văn Tuấn - Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm - xác nhận thông tin trên và cho biết trên địa bàn hiện đang có 5 trường hợp F0.

    Theo ông Tuấn, trong hai ngày 31/10 và 1/11, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn xã có nhiều diễn biến phức tạp. Sau khi xuất hiện ca F0 là nhân viên bán hàng của cửa hàng Nam - Giang, thôn 7 xã Ninh Hiệp, đến ngày 1/11 UBND xã tiếp tục nhận được thông tin ca F1 đã đưa đi cách ly, đã trở thành F0 và liên tục có những ca F0 là người ngoài địa phương đã đến kinh doanh, mua bán tại chợ và Trung tâm thương mại Ninh Hiệp.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 2/11: F0 cộng đồng tăng cao, Hà Nội có bao nhiêu ổ dịch? - Ảnh 1.

    "Trước tình hình dịch có nhiều diễn biến phức tạp, nguy cơ cao, khó kiểm soát, UBND xã Ninh Hiệp đã thông báo đến toàn thể nhân dân tạm dừng các hoạt động kinh doanh vải, quần áo, hàng may mặc, cửa hàng tạp hóa (giày da, mũ, kính, dây lưng, phụ kiện may mặc), các cửa hàng ăn, uống ( chỉ được phép mang về) từ ngày 2/11 cho đến hết ngày 7/11... để thực hiện việc truy vết, lấy mẫu xét nghiệm trên địa bàn toàn xã" - ông Tuấn nói.

    Ngoài ra, chính quyền xã Ninh Hiệp còn yêu cầu các hộ kinh doanh trên địa bàn xã phải thực hiện việc lấy mẫu theo quy định. Các khu vực như: Chợ Nành, Trung tâm thương mại Tuấn Dung, Trung tâm thương mại Sơn Long, Chợ Phú Điền, Vĩnh Phát, Trung tâm thể dục thể thao Tân Hùng Minh, Cánh Buồm Xanh, khu nhà ở thấp tầng đến tại bãi xe Vĩnh Phát để thực hiện lấy mẫu.

    Chính quyền xã Ninh Hiệp cũng yêu cầu các hộ kinh doanh tại khu vực thôn 4, 5, 6, 7, 8, 9 khu lò ông Phước, Vạn Lợi, đến tại sân trường THCS Ninh Hiệp để lấy mẫu xét nghiệp.

    Thông tin về 2 trường hợp F0 trên địa bàn, Chủ tịch UBND xã Ninh Hiệp cho biết hiện lực lượng chức năng đã xác định được nguồn lây của một trường hợp F0 đó là từ Bắc Ninh, trường hợp F0 còn lại hiện chưa rõ nguồn lây.

    "Ngay sau khi nhận được thông tin về các F0 mới, chính quyền đã tiến hành phong tỏa tạm thời các khu vực sinh sống của bệnh nhân, thời gian phong tỏa này sẽ căn cứ vào tình hình thực tiễn trên địa bàn" - Chủ tịch xã Ninh Hiệp nói thêm.

    Theo Dân trí.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T05:11:00

    F0 cộng đồng tăng cao, Hà Nội có bao nhiêu ổ dịch?

    Sau hơn 1 tuần, Hà Nội ghi nhận tổng 7 ổ dịch Covid-19 tại nhiều quận, huyện, thị xã với 103 F0 cộng đồng. Dịch diễn biến căng thẳng, thành phố nâng lên cấp độ dịch 2 - nguy cơ trung bình.

    - Ổ dịch An Khánh, Hoài Đức: 8 ca.

    - Ổ dịch Lê Đức Thọ, quận Nam Từ Liêm: 40 ca.

    - Ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai: 16 ca.

    - Ổ dịch thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh: 64 ca.

    - Ổ dịch xã Sài Sơn, thị trấn Quốc Oai: 110 ca.

    - Ổ dịch tiệm cắt tocs Mẹ Ớt, Trần Quang Diệu - Đống Đa: 36 ca.

    - Ổ dịch ngõ 67, Giáp Bát (liên quan đến BV 108): 6 ca.

    Xem chi tiết tại đây.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-02T08:11:00

    Phó Thủ tướng: Không chờ tiêm đủ vaccine mới cho học sinh đến trường

    Tại buổi làm việc với lãnh đạo Thành ủy, UBND Hà Nội sáng 2/11 về công tác phòng chống dịch Covid-19 trong tình hình mới, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nghe báo cáo và tham gia thảo luận, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm.

    Theo Phó bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong, Hà Nội luôn xác định phải chủ động một bước trong phòng chống dịch. 

    "Nếu để bùng phát dịch nặng như các tỉnh phía nam thì sẽ ảnh hưởng lớn đến nguồn lực quốc gia. Hà Nội phải kiên trì xác định phòng chống dịch ở mức độ cao hơn. Vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, cầu thị", lãnh đạo Thành ủy Hà Nội nói.

    Đánh giá về tình hình hiện tại, Phó bí thư Phong nhấn mạnh nguy cơ dịch bệnh rất cao, nhiều khu vực dịch ngấm sâu trong cộng đồng như Hoài Đức, Quốc Oai, gần nhất là huyện Phú Xuyên.

    Phó bí thư Thành ủy đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn phù hợp với đặc thù đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM về tiêu chí đánh giá nguy cơ, cấp độ dịch. Ông đơn cử quận đông dân như Hoàng Mai, nếu áp tiêu chí như hiện nay, số ca mắc lớn, nguy cơ cao vẫn được coi là “vùng xanh”.

    Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị Hà Nội tiếp tục cảnh giác. Hà Nội phải sẵn sàng cho tình huống xấu hơn, không để bị động, bất ngờ.

    Bên cạnh phương án đang triển khai, lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị Hà Nội nghiên cứu, thí điểm cách ly F1, điều trị F0 có đủ điều kiện tại nhà để xây dựng quy trình, tập huấn cho y tế tuyến dưới. Ông Đam giao Bộ Y tế sớm bố trí đủ vaccine cho Hà Nội tiêm toàn bộ người trên 18 tuổi.

    Về lộ trình học sinh trở lại trường lớp, Phó thủ tướng đề nghị Hà Nội tiếp tục đánh giá sát, đảm bảo an toàn, sức khỏe cho học sinh. “Tinh thần là an toàn mới đi học, nhưng an toàn là kiểm soát được, bảo vệ được sức khỏe, chứ an toàn không phải là không có học sinh nào nhiễm bệnh”, Phó Thủ tướng lưu ý.

    Tổ chức Y tế thế giới chưa có khuyến nghị chính thức tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi. Do vậy, Phó thủ tướng cho rằng không thể đợi tiêm hết vaccine hoặc hết dịch bệnh mới cho học sinh đến trường. Hà Nội cần căn cứ thực tiễn, tiến hành mở dần với tinh thần linh hoạt, không cứng nhắc.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ