Cập nhật lúc 08:07 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Số ca tử vong, nguy kịch do COVID-19 giảm mạnh

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-18T23:11:00

    Các ca mắc COVID-19 ở Bà Rịa-Vũng Tàu tăng nhanh trong cộng đồng; nhiều huyện, thị xã ở Bình Thuận bị nâng cấp độ dịch

    Tối 19/11, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, tính từ 18h ngày 18/11 đến 18h ngày 19/11/2021, tỉnh này ghi nhận 444 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.

    Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết thêm, từ ngày 17-19/11, đã ghi nhận 1.295 ca mắc COVID-19 mới và 929 ca ngoài cộng đồng.

    Riêng trong ngày 19/11, Bà Rịa-Vũng Tàu ghi nhận 444 ca mắc mới, cao nhất từ trước đến nay; số ca ghi nhận ngoài cộng đồng có liên quan đến các doanh nghiệp tại các khu công nghiệp chiếm tỷ lệ cao trong tổng số ca mắc thời gian qua. 

    Nguyên nhân do một số người dân thực hiện chưa tốt quy định 5K, một bộ phận doanh nghiệp chưa chấp hành tốt quy định về an toàn phòng chống dịch, thực hiện chưa tốt nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

    Do đó, Bà Rịa-Vũng Tàu đề nghị các địa phương tuyệt đối không chủ quan trong triển khai các biện pháp phòng chống dịch; nắm chắc tình hình, thường xuyên đánh giá tình hình dịch bệnh để chuẩn bị sẵn sàng các phương án, nguồn lực ứng phó khi dịch bệnh trên địa bàn diễn biến phức tạp hơn.

    Hàng loạt huyện, thị xã ở Bình Thuận bị nâng cấp độ dịch

    Ngày 19/11, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã ký quyết định điều chỉnh cấp độ dịch trên địa bàn, áp dụng từ 0 giờ ngày 22/11/2021. Theo đó, vùng đỏ sẽ có thành phố Phan Thiết và các huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Phú Quý; vùng cam là thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh; các huyện ở vùng vàng gồm Đức Linh, Hàm Tân và Hàm Thuận Nam.

    Hôm nay, Bình Thuận ghi nhận 370 ca dương tính với SARS-CoV-2.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-19T17:11:00

    Hình ảnh ấn tượng tại lễ tưởng niệm đồng bào đã mất trong đại dịch Covid-19

    Tối 19/11, hàng nghìn ngọn nến, hoa đăng thắp sáng trong đêm ở các điểm cầu lễ tưởng niệm đồng bào mất trong đại dịch Covid-19. Tại Hà Nội và TPHCM và nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức buổi lễ đầy ý nghĩa, thiêng liêng.

     Hồ Gươm tắt đèn tưởng niệm nạn nhân tử vong trong đại dịch Covid-19

    20h30' tối 19/11, hồ Gươm và các công trình, tuyến phố lân cận đã tắt đèn trong 10 phút để cùng cả nước tưởng niệm hơn 23.000 người dân tử vong trong đại dịch Covid-19.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 1.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 2.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 3.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 4.

    Người dân TP.HCM thả hoa đăng tưởng niệm đồng bào qua đời vì Covid-19  

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 5.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 6.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 7.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 8.

    Bình Dương: Tưởng niệm 2.594 đồng bào, chiến sĩ hy sinh, tử vong do đại dịch Covid-19    

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 9.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 10.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 11.

    Tổng hợp 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-19T17:11:00

    Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà

    Sẽ điều trị tại nhà và tăng cường khám chữa bệnh từ xa

    Tình hình dịch COVID-19 tại TP Hà Nội đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tăng nhanh, có ngày lên mức kỷ lục. Đơn cử như ngày 18/11, Hà Nội ghi nhận 277 ca mắc Covid-19, trong đó số ca mắc ngoài cộng đồng tăng kỷ lục từ đầu vụ dịch đến nay (114 trường hợp).

    Với tỷ lệ hơn 30% ca mắc Covid-19 trong cộng đồng ở Hà Nội sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị Quyết 128 và có xu hướng tiếp tục tăng, PGS. TS Trần Đắc Phu, cho rằng không nên “quan tâm đến con số này” bởi bây giờ dịch đã sâu trong cộng đồng, không phải thời kỳ giãn cách, trong khi mở cửa đi lại nhiều nên phải chấp nhận có ca mắc trong cộng đồng.

    Việc cần làm bây giờ là xác định được các ổ dịch nhiều hay ít, số ca có nhiều quá hay không, có nặng hay không theo Nghị Quyết 128 làm sao không để ca diễn biến quá nặng nhiều lên.

    Đánh giá về tình hình dịch, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà cho biết, hiện 90% dân số Thành phố từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin, do đó nếu có mắc bệnh ở nhóm này thì bệnh cũng sẽ nhẹ hơn.

    Vì thế, thành phố phân ra 3 tầng điều trị bệnh. Trong đó, những người triệu chứng nhẹ hoặc không triệu chứng được điều trị tại tầng 1 là tuyến cơ sở. Bệnh nhân nặng hơn được điều trị tại các tầng 2, 3 là từ tuyến huyện, tuyến thành phố, thậm chí là ở các bệnh viện Trung ương và bệnh viên tư nhân.

    Hà Nội thực hiện việc điều trị ngay tại tuyến y tế cơ sở, đảm bảo người dân được cung cấp dịch vụ y tế từ sớm, đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Hà Nội sẽ thành lập các trạm y tế lưu động; trạm y tế tại xã, phường, thị trấn điều trị F0 triệu chứng nhẹ và không triệu chứng.

    Trong tình huống nếu thời gian tới, tình hình dịch bệnh diễn biến xấu, phức tạp với số ca F0 tăng nhanh trong cộng đồng, Giám đốc Sở Y tế hà Nội cho biết – lúc đó Hà Nội sẽ điều trị tại nhà và tăng cường khám chữa bệnh từ xa.

    Cụ thể, hệ thống y, bác sỹ sẽ đồng hành để chăm sóc người dân như hình thức tư vấn, hướng dẫn trực tuyến, cung cấp đầy đủ thuốc, máy móc, trang thiết bị cho y tế cơ sở.

    Sở Y tế đã tổ chức tập huấn cho toàn bộ cán bộ, nhân viên y tế cơ sở để nắm vững chuyên môn có thể tham gia điều trị, chăm sóc người dân. Trong quá trình thực hiện, ngành Y tế luôn phối hợp với các bệnh viện tuyến Trung ương, các chuyên gia để cập nhật phác đồ điều trị mới nhất, sớm nhất cho người dân, hạn chế phải đưa bệnh nhân chuyển tầng điều trị.

    Vì sao phải thực hiện thí điểm điều trị F0 tại cơ sở?

    Hiện nay TP cho phép điều trị F0 tại cơ sở, tại y tế xã phường là trên nền tảng trạm y tế lưu động cũng như nền tảng trạm y tế xã, phường. Việc điều trị F0 tại cơ sở sẽ giảm số bệnh nhân vào bệnh viện điều trị, chỉ bệnh nhân có mức độ trung bình hoặc nặng mới phải vào cơ sở điều trị, còn số bệnh nhân nhẹ không triệu chứng được điều trị tại y tế cơ sở (trạm y tế, trạm y tế lưu động, phòng khám khu vực). Đây là điểm mới mà Thành phố cho phép.

    Trước mắt thành phố triển khai thí điểm ở tại 5 quận huyện gồm: Quận Long Biên (Trung tâm Văn hóa, thể thao phường Thạch Bàn) với quy mô 150 giường; huyện Hoài Đức (Trường THCS Tiền Yên, huyện Hoài Đức) với quy mô 300 giường; huyện Sóc Sơn (Phòng khám đa khoa Minh Phú) với quy mô 200 giường; huyện Thanh Trì (Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện) với quy mô 300 giường; huyện Mỹ Đức (trường Mầm non Lê Thanh A, xã Lê Thanh) với quy mô 200 giường.

    Trao đổi với phóng viên, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho biết, đây là hoạt động mới nên chúng ta phải triển khai trước để rút kinh nghiệm khi điều trị F0 tại cơ sở.

    Đánh giá việc điều trị F0 ở cơ sở có thuận lợi cho người bệnh, có tâm lý thoải mái hơn khi không phải vào môi trường bệnh viện. Thứ hai là về cơ sở vật chất, bệnh nhân Covid-19 đưa vào bệnh viện sẽ làm quá tải bệnh viện, khi để ở y tế cơ sở sẽ làm giảm tải cho bệnh viện.

    “Hiện nay các cơ sở y tế tại địa phương rất đảm bảo, ngay từ trạm y tế xã phường có cơ sở vật chất rất tốt, các phòng khám đa khoa khu vực cũng vậy”, ông Tuấn nói.

    Tuy nhiên theo Phó Giám đốc CDC Hà Nội việc triển khai điều trị F0 tại cơ sở cũng có khó khăn nhất định ban đầu. Theo đó, cán bộ y tế cơ sở chưa quen với công tác điều trị Covid.

    Vì vậy phải thí điểm, sau đó triển khai mở rộng, từ đó giúp cán bộ y tế cơ sở quen dần với việc điều trị này. Khi họ đã thành thục về chuyên môn sẽ tự tin về chuyên môn và sẵn sàng tiếp nhận điều trị số lượng bệnh nhân Covid tăng lên nhiều.

    Một lần nữa ông Tuấn đánh giá đây chỉ là khó khăn ban đầu còn khi để bệnh nhân Covid tại cơ sở rất thuận lợi, trừ trường hợp diễn biến nặng mới điều trị tại bệnh viện.

    Lưu ý thêm về vấn đề này, PGS. TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục  Y tế Dự phòng cho rằng, việc thu dung điều trị F0 không triệu chứng quan trọng nhất đối với y tế cơ sở là có tiếp cận được với bệnh nhân hay không?.

    Ví dụ bệnh nhân A  mắc Covid- 19 thì sẽ được điều trị, theo dõi như thế nào (khi nào cần đưa đi viện tuyến trên ngay). Quan trọng nhất đối với việc điều trị F0 tại cơ sở là phát hiện sớm để không chuyển nặng.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-19T23:11:00

    Cần Thơ ghi nhận số ca Covid-19 kỷ lục, Sóc Trăng thêm gần 400 trường hợp F0

    Tối 19-11, theo báo cáo của Sở Y tế TP Cần Thơ, tính đến 17 giờ cùng ngày, TP ghi nhận 939 ca mắc Covid-19. Đây là ngày có số ca F0 cao nhất từ trước đến nay trên địa bàn TP. Trong đó, số phát hiện trong khu cách ly là 89 ca, phát hiện trong thời gian cách ly tại nhà 429 ca, 421 ca phát hiện trong cộng đồng.

    Tính từ ngày 8-7 đến nay, Cần Thơ ghi nhận 15.780 ca mắc Covid-19, đã điều trị khỏi 8.943 trường hợp.

    Cần Thơ ghi nhận số ca Covid-19 kỷ lục, Sóc Trăng thêm gần 400 trường hợp F0 - Ảnh 1.

    Dự kiến trong 3 ngày tới, Cần Thơ sẽ tiêm phủ mũi 2 đạt khoảng 80%

    Cùng ngày, tỉnh Sóc Trăng ghi nhận thêm 398 ca mắc Covid-19. Trong đó, 198 trường hợp F1 trở thành F0, 127 ca phát hiện qua sàng lọc cộng đồng... Trong 10 huyện, thị, TP có ca mắc mới, TP Sóc Trăng chiếm nhiều nhất với 147 trường hợp.

    Số ca F0 cộng dồn đến thời điểm hiện tại ở Sóc Trăng là 11.083 trường hợp, khỏi bệnh là 7.433 ca và tử vong là 67 trường hợp.

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-20T00:11:00

    Bộ Y tế: Các tỉnh, thành rút ngắn thời gian hai mũi tiêm vắc xin AstraZeneca

    Ngày 19/11, trong công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc xin Covid-19, Bộ Y tế cho biết trước đó, Bộ Y tế đã văn bản về vấn đề này. 

    Theo đó, đề nghị Sở Y tế căn cứ khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn của nhà sản xuất và hướng dẫn của Bộ Y tế về tiến độ tiêm chủng, hiệu lực của việc bảo vệ khi tiêm mũi 2 để tham mưu cho UBND tỉnh, thành phố về thời gian tiêm vắc xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 20/11: Nếu F0 trong cộng đồng tiếp tục tăng, Hà Nội sẽ điều trị tại nhà - Ảnh 1.

    Tuy nhiên, trong thời gian qua, Bộ Y tế tiếp tục nhận được công văn của một số tỉnh, thành phố về rút ngắn khoảng cách tiêm mũi 2 đối với người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

    Để kịp thời triển khai tiêm chủng, Bộ Y tế đề nghị đồng chí Giám đốc Sở Y tế căn cứ theo nội dung Công văn số 7820/BYT-DP ngày 20-9 của Bộ Y tế khẩn trương báo cáo UBND, thành xem xét, phê duyệt về thời gian tiêm vắc-xin mũi 2 cho người đã tiêm mũi 1 bằng vắc xin AstraZeneca.

    Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện. Nếu đơn vị, địa phương nào không thực hiện, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng phải chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố.

    Theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất vắc xin Astrazeneca, sau khi tiêm mũi 1, từ ngày thứ 22 hiệu lực bảo vệ của vắc xin đạt 69,2%; sau khi tiêm mũi 2 dưới 6 tuần đạt 55,1%, sau từ 6-8 tuần đạt 59,7% và sau 12 tuần đạt 80%. Theo hướng dẫn của nhà sản xuất mũi 2 nên được tiêm trong khoảng từ 4-12 tuần sau mũi 1.

    Đến hết ngày 18/11, nước ta đã tiêm được tổng số liều vắc xin Covid-19 là 104.758.269 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 66.109.343 liều, tiêm mũi 2 là 38.648.926 liều.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-20T01:11:00

    Hà Nội sắp có 370.000 liều vaccine, tiêm xong cho học sinh cấp 3 sau 2 ngày

    Ngày 19/11, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Chu Ngọc Anh cùng các đại biểu HĐND TP (Đơn vị bầu cử số 3) đã tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 3 HĐND TP khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại quận Đống Đa.

    Kế hoạch đưa học sinh trở lại trường không thể kéo dài sang 2022

    Trả lời ý kiến của cử cử tri Bùi Ngọc Thanh (phường Trung Liệt) về việc thành phố cần sớm có kế hoạch cho học sinh trở lại trường, Chủ tịch UBND thành phố cho rằng, đây là nguyện vọng chính đáng.

    Hà Nội xác định, thích ứng an toàn có 2 vế: An toàn nhưng phải kiểm soát hiệu quả. Thành phố liên tục báo cáo Bộ Y tế và Thủ tướng và đã cân nhắc rất kỹ về việc an toàn khi tiêm vaccine cho trẻ em từ 12-17 tuổi.

    Dựa trên dự kiến phân bổ của Bộ Y tế, thành phố lên kế hoạch cụ thể để tiêm nhanh nhất cho trẻ em từ 12-17 tuổi. Tuy nhiên hiện nay, vaccine vẫn chưa về và phụ thuộc vào Bộ Y tế. Dự kiến 1-2 ngày nữa, Hà Nội mới được phân bổ hơn 370.000 liều.

    "Khi có vaccine, chỉ 2 ngày là thành phố sẽ tiêm xong cho học sinh cấp 3. Từ căn cứ đó mới có kế hoạch cho học sinh cấp này trở lại trường. Việc này không thể kéo dài sang năm 2022” - Chủ tịch UBND TP nói.

    Theo Lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-20T01:11:00

    Số ca mắc mới COVID-19 liên tục tăng, ĐBSCL căng mình chống dịch

    Xu hướng gia tăng ca mắc tại ĐBSCL đã trở lại từ cuối tháng trước, khi hàng trăm nghìn người lao động từ các địa bàn là điểm nóng dịch bệnh như TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trở về quê. Để ứng phó, nhiều giải pháp đã được các tỉnh triển khai.

     An Giang là một trong số ít địa phương mạnh dạn thực hiện việc cách ly, điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Không phong tỏa, cách ly diện rộng, 5.000 ca F0 đã được tư vấn, hỗ trợ điều trị kết hợp sử dụng các loại thuốc kháng virus. Nhờ đó, số ca mắc mới giảm mạnh.

    Có thể tiêm chủng đến 70.000 liều vaccine mỗi ngày, Cần Thơ đã nâng tỷ lệ tiêm mũi 2 lên khoảng 48%. Chính quyền các địa phương đến tận nhà rà soát, đôn đốc người dân sớm đi tiêm mũi 2. Các trường hợp hoãn hay chưa đồng ý tiêm cũng được vận động, giải thích cụ thể.

    Theo VTV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-20T01:11:00

    TP.HCM: Gần 52.000 F0 cách ly tại nhà, nguy cơ thiếu thuốc Molnupiravir

    Hiện nay, mỗi ngày TP.HCM đều ghi nhận hơn 1.000 ca COVID-19 mới được công bố, ngày cao nhất lên đến 1.609 (ngày 18-11). Gần đây, số ca nhập viện cũng luôn cao hơn số ca xuất viện, thậm chí số ca nặng, tử vong có tăng.

    Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Y tế trong ngày 16-11, TP.HCM ghi nhận 35 ca tử vong, ngày 17-11 con số này giảm xuống 26 ca, nhưng ngày 18-11 lại tăng lên 42 ca, ngày 19-11 lại tăng lên 55 ca.

    Văn bản Sở Y tế TP gửi đến Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết hiện TP chỉ còn 2.000 liều thuốc

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-20T05:11:00

    Số ca tử vong, nguy kịch do COVID-19 giảm mạnh sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128

    Sáng 20/11, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp của Ban chỉ đạo, sau hơn 1 tháng cả nước triển khai Nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời về "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

    Cuộc họp được tổ chức theo hình thức trực tuyến tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước.

    Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cuộc họp nhằm kiểm điểm tình hình sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ và hướng dẫn chuyên môn theo Quyết định 4800 Bộ Y tế, đánh giá những việc đã làm được, những việc chưa làm được, phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, các nội dung cần bổ sung, điều chỉnh để thực hiện tốt hơn mục tiêu vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa khôi phục và phát riển kinh tế - xã hội an toàn, bền vững trong thời gian tới.

    Có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch COVID-19 trong cộng đồng  

    Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày cho biết, đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến ngày 19/11/2021, cả nước đã ghi nhận trên 1 triệu ca mắc, 880.000 người đã khỏi bệnh (82%) và 23.500 ca tử vong.

    Riêng trong tuần qua, cả nước ghi nhận 65.132 ca mắc (31.369 ca cộng đồng), 546 ca tử vong. So với tuần trước đó, số mắc trong cộng đồng tăng 20,3%, số tử vong tăng 27,7%, số ca khỏi bệnh tăng 45,5%.

    Số ca tử vong, nguy kịch do COVID-19 giảm mạnh sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128 - Ảnh 2.

    Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo công tác phòng chống dịch COVID-19 tại cuộc họp . Ảnh: Dương Giang/TTXVN

    Trong hơn 1 tháng đầu tiên thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP (từ 11/10 – 19/11/2021), cả nước ghi nhận 105.543 ca cộng đồng.

    Trong đó khu vực phía Nam ghi nhận 90.442 ca, chiếm 85,6% cả nước; khu vực Tây Nguyên ghi nhận 1.990 ca, chiếm 1,9% cả nước; khu vực miền Trung ghi nhận 8.081 ca, chiếm 7,7% cả nước; khu vực phía Bắc ghi nhận 5.030 ca, chiếm 4,8% cả nước. So với tháng trước đó, số ca cộng đồng cả nước tăng 2,9%, số ca tử vong giảm 46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 40,8%.

    Ban Chỉ đạo nhận định, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 35 tỉnh, thành phố) do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch .

    Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn.

    Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ