Cập nhật lúc 08:06 - 11/12/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Hà Nội chuyển hướng phòng, chống dịch

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-11-20T23:11:00

    Bà Rịa – Vũng Tàu ca mắc COVID-19 trong cộng đồng tiếp tục tăng

    Theo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, các ca mắc mới trong cộng đồng những ngày qua có chiều hướng gia tăng. Tính từ ngày 19 đến ngày 21/11, địa phương ghi nhận 1.355 ca mắc mới, trung bình mỗi ngày hơn 400 ca mắc mới - cao nhất từ trước đến nay. Ngoài liên quan đến các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM… nhiều ca mắc mới ở Bà Rịa – Vũng Tàu còn liên quan đến người từ Sóc Trăng, Cà Mau, Cần Thơ, Long An… đi vào địa bàn tỉnh.

    Nguyên nhân số ca mắc mới tăng là do một bộ phận người dân thực hiện chưa tốt quy định 5K, có doanh nghiệp chưa chấp hành tốt quy định về an toàn phòng chống dịch, chưa đảm bảo nguyên tắc “an toàn mới sản xuất, sản xuất phải an toàn”.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Số ca mắc Covid-19 của cả nước và TP.HCM đều tăng sau 24 giờ - Ảnh 1.

    Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường kiểm soát dịch bệnh tại nơi làm việc (Ảnh: Lưu Sơn)

    Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đề nghị các sở, ngành, địa phương duy trì chế độ trực 24/24h để kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra; tăng cường giám sát các đối tượng và khu vực có nguy cơ để phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch kịp thời. 

    Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kêu gọi mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn nêu cao tinh thần tự giác, trách nhiệm, gương mẫu chấp hành, vận động người thân thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các quy định về phòng, chống dịch. Người dân hạn chế đi lại, nhất là đi ra ngoài địa bàn tỉnh khi không thật sự cần thiết; trường hợp từ bên ngoài về tỉnh phải nghiêm túc thực hiện khai báo y tế và chấp hành việc cách ly theo quy định.

    Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng kêu gọi các doanh nghiệp tăng cường biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại nơi làm việc, sản xuất, kinh doanh, tổ chức xét nghiệm sàng lọc định kỳ cho nhân viên, người lao động trong doanh nghiệp./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-21T00:11:00

    Hà Nội: F0 nào được và không được điều trị tại trạm y tế lưu động?

    Ngày 21/11, Sở Y tế Hà Nội có Công văn khẩn gửi UBND các quận, huyện, thị xã về hướng dẫn triển khai cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 tại các địa phương.

    Trước đó, UBND Hà Nội quyết định từ 17/11 thí điểm thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ trên địa bàn xã phường, thị trấn. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Số ca mắc Covid-19 của cả nước và TP.HCM đều tăng sau 24 giờ - Ảnh 1.

    Theo hướng dẫn mới ban hành của Sở Y tế Hà Nội, cơ quan này đề nghị UBND cấp quận phối hợp chỉ đạo các đơn vị chức năng trên địa bàn triển khai thành lập cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 (gọi là trạm y tế lưu động) không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại các địa bàn xã, phường, thị trấn.

    Các trạm y tế lưu động này được thu dung, khám, điều trị cho F0 nhẹ, không triệu chứng tại quận, huyện, thị xã; đồng thời phát hiện sớm, xử trí cấp cứu, kịp thời chuyển viện khi người bệnh tiến triển ở mức độ vừa và nặng.

    Sở Y tế nêu rõ: Các trạm y tế lưu động không tiếp nhận các F0 là phụ nữ mang thai, người mắc bệnh lý nền; chỉ tiếp nhận F0 không có triệu chứng lâm sàng hoặc mức độ nhẹ. Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như: Sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi... Bệnh nhân đồng thời không có các dấu hiệu của viêm phổi hoặc thiếu ôxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96% khi thở khí trời.

    Các trạm y tế lưu động phải có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng "Trạm y tế lưu động - cơ sở thu dung, điều trị người bệnh COVID-19: Không nhiệm vụ miễn vào". Ngoài ra, các trạm y tế lưu động phải bảo đảm kiểm soát và ngăn ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ra cộng đồng.

    Theo Sở Y tế Hà Nội, trạm y tế lưu động có 1 xe ô tô chuyên dụng, nhân viên y tế cho 1 kíp có 5 người (gồm: 1 bác sĩ phụ trách, 2 điều dưỡng, 1 kỹ thuật viên, điều dưỡng xét nghiệm và 1 dược sĩ). Căn cứ số lượng người bệnh có thể bố trí kíp nhân lực y tế phù hợp, bảo đảm điều kiện hoạt động của cơ sở.

    Tại mỗi trạm y tế lưu động được chia làm 3 khu: Khu vực đón tiếp, phân loại bệnh nhân; khu hành chính, hậu cần; khu cách ly, điều trị. Riêng khu vực cách ly, điều trị được chia làm 2 loại đối tượng người bệnh, đó là phòng điều trị F0 khỏe mạnh, không triệu chứng và phòng điều trị F0 triệu chứng nhẹ: Hắt hơi, sổ mũi, ho khan... Ngoài ra, buồng bệnh bảo đảm thông thoáng, phòng bệnh của nam và nữ riêng biệt...

    Dự kiến, Hà Nội sẽ thành lập 508 trạm y tế lưu động, trong đó có 20 trạm y tế xã được đặt tại khu công nghiệp, khu chế xuất.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-21T23:11:00

    TPHCM: Không ghi nhận ca tử vong vì COVID-19 trong 1 ngày

    Theo bản tin của Bộ Y tế về tình hình phòng chống dịch COVID-19 tại Việt Nam tối 21/11 cả nước có 76 trường hợp tử vong ở 15 tỉnh thành nhưng không có trường hợp nào ở TPHCM.

    Từ 17 giờ 30 ngày 20/11 đến 17 giờ 30 ngày 21/11 ghi nhận 76 ca tử vong. Trong đó, tại Bình Dương (15), Long An (8 ), An Giang (7), Đồng Nai (7), Tiền Giang (6), Cần Thơ (6), Tây Ninh (5), Kiên Giang (5), Sóc Trăng (4), Bạc Liêu (4), Bình Thuận (3), Đồng Tháp (2), Vĩnh Long (2), Quảng Ngãi (1), Cà Mau (1).

    Trong ngày, TPHCM là địa phương có số ca mắc mới cao nhất với 1.265 trường hợp nhưng không có thông tin về số bệnh nhân tử vong. Trước đó ngày 19/11 thành phố có 1.339 ca mắc mới và 55 ca tử vong; ngày 20/11 thành phố có 1.046 ca mắc mới và 42 trường hợp tử vong.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Số ca mắc Covid-19 của cả nước và TP.HCM đều tăng sau 24 giờ - Ảnh 2.

    Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện dã chiến số 3 trên địa bàn TPHCM

    Sau khi bản tin của Bộ Y tế được phát đi, phóng viên báo Tiền Phong đã liên lạc với ông Nguyễn Đình Anh, Vụ trưởng Vụ Truyền thông Thi đua Khen thưởng (Bộ Y tế) để tìm hiểu về thông tin TPHCM không có ca tử vong trong ngày.

    Sau khi kiểm tra, rà soát nhanh các thông tin, số liệu được các địa phương báo cáo về trong ngày, ông Nguyễn Đình Anh cho biết, bản tin được đăng tải trước khi Sở Y tế TPHCM gửi số liệu báo cáo nên không kịp cập nhật. 

    Sau khi Cục Quản lý, khám chữa bệnh liên hệ với lãnh đạo Sở Y tế TPHCM, thông tin ban đầu được biết số ca tử vong trong ngày tại thành phố khoảng 50 trường hợp. Số liệu trên sẽ được cập nhật và báo cáo vào ngày mai.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-21T23:11:00

    Lần đầu tiên Thừa Thiên – Huế ghi nhận trên 100 ca nhiễm Covid-19 trong ngày

    Tối 21-11, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Thừa Thiên – Huế, cho biết trong ngày tỉnh này ghi nhận thêm 119 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2, tính đến 18 giờ cùng ngày. 

    Trong đó tại khu cách ly tập trung chỉ có 1 trường hợp, khu phong tỏa 20, tự theo dõi sức khỏe tại nhà 1, giám sát y tế tại nhà 2, F1 đang thực hiện cách ly tại nhà là 37; tại cộng đồng là 58 người. Các ca nhiễm mới hầu hết tập trung ở TP Huế như ở phường An Hòa, Phú Dương, Thuận Lộc, Vỹ Dạ… có nhiều ca được ghi nhận trong cộng đồng.

    Như vậy, kể từ khi tỉnh Thừa Thiên – Huế ghi nhận trường hợp nhiễm Covid-19 đến nay thì đây là lần đầu tiên tỉnh này có trên 100 ca nhiễm được ghi nhận trong một ngày. Tính đến nay tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có 2.286 ca nhiễm SARS-CoV-2. Hiện đang điều trị 930 ca, 1.351 ca đã được điều trị khỏi, 5 ca tử vong.

    Lần đầu tiên Thừa Thiên – Huế ghi nhận trên 100 ca nhiễm Covid-19 trong ngày - Ảnh 1.

    Vỹ Dạ là một trong số nhiều phường ở trung tâm TP Huế đang ghi nhận nhiều ca nhiễm Covid-19

    Tình trạng số ca nhiễm Covid-19 ở Thừa Thiên - Huế bắt đầu tăng mạnh trong nhiều ngày trở lại đây: ngày 18-11 ghi nhận 91 ca, ngày 19-11 là 82 ca, ngày 20-11 là 96 ca. Khu vực ghi nhận số ca nhiễm tập trung chủ yếu tại các phường trung tâm TP Huế như Vỹ Dạ, Phú Hậu, Hương Sơ, Hương Vinh, An Hòa, Thuận Lộc…

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-21T23:11:00

    Cà Mau: Ca mắc Covid-19 vượt mốc 6.000, hôm nay ghi nhận 330 ca

    Tối 21/11, tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh Cà Mau cho biết, trong ngày hôm nay tỉnh ghi nhận 330 ca mắc Covid-19. Trong đó, có 114 ca được phát hiện trong cộng đồng, 164 ca đang cách ly, 51 ca trong khu phong tỏa và 1 ca là người từ vùng dịch về địa phương bằng phương tiện cá nhân (lũy kế 1.0333 ca).

    Trong 330 ca mắc mới nêu trên, có 51 ca là người chưa tiêm vắc xin ngừa Covid-19, tiêm 1 mũi có 7 ca, tiêm 2 mũi 10 ca, chưa rõ là 262 ca.

    Từ ngày 27/4 đến nay, tỉnh Cà Mau ghi nhận 6.156 ca mắc Covid-19 (2.124 ca cộng đồng); có 3.106 người được điều trị khỏi và 26 người tử vong. Hiện có 3.209 trường hợp nhiễm Covid-19 đang điều trị. Trong đó, phân theo nơi điều trị, có 1.547 ca điều trị tại cơ sở y tế, 1.049 ca điều trị tại cơ sở tăng cường và 643 ca điều trị tại nhà. Theo phân tầng điều trị, tầng 1 có 3.155 ca, tầng 2 có 29 ca, tầng 3 có 25 ca (8 ca nguy kịch và ca 17 nặng).

    Theo Thanh Niên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-22T00:11:00

    Cần Thơ: Quá tải giường bệnh điều trị bệnh nhân COVID-19

    Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Cần Thơ, trong ngày 21/11, thành phố ghi nhận thêm 897 trường hợp mắc COVID-19. Lũy tích từ ngày 8/7 đến nay, Cần Thơ ghi nhận 17.184 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 148 trường hợp tử vong và 9.330 trường hợp được điều trị khỏi.

    Từ đầu tháng 11 đến nay, số ca mắc COVID-19 ghi nhận mỗi ngày ở Cần Thơ liên tục tăng, đáng chú ý trong 6 ngày liên tiếp gần đây (từ ngày 16/11 - 21/11), địa phương liên tục ghi nhận số ca mắc trên 500 trường hợp/ngày, riêng ngày 19/11, số ca mắc ghi nhận kỷ lục 939 trường hợp.

    Số ca mắc COVID-19 liên tục tăng khiến cho công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 tại các cơ sở điều trị đã quá tải. Đến nay, số bệnh nhân điều trị tại cơ sở y tế là 3.174 trường hợp, trong khi đó khả năng điều trị tối đa tại các cơ sở y tế (cả 3 tầng) là 3.100 giường.

    Trước tình hình số người mắc COVID-19 tăng, UBND thành phố Cần Thơ đã ban hành quyết định và quy chế phối hợp hoạt động trong quản lý, cách ly y tế trường hợp F1 tại nhà và quản lý, cách ly, điều trị ca F0 tại nhà trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Hiện số người đang cách ly tại nhà là 14.752 người (trong đó, có 3.532 ca F0 đang cách ly, điều trị tại nhà; 4.648 trường hợp F1 đang cách ly y tế tại nhà).

    Theo Báo Tin tức

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-22T01:11:00

    An Giang 6 ngày giảm ca nhiễm, nhiều tỉnh ĐBSCL tăng trở lại

    Tối 21-11, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh An Giang cho biết trong ngày An Giang ghi nhận 243 người mắc COVID-19, điều trị khỏi bệnh 499 người. Như vậy, số ca mắc tại An Giang đã giảm liên tục 6 ngày qua. 

    Theo đó, số ca mắc mới đã giảm 23 so với ngày 20-11. Toàn tỉnh hiện có 20.937 ca mắc. Điều đáng mừng là An Giang ghi nhận số ca mắc giảm liên tục trong 6 ngày qua. An Giang đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mũi 1 đạt gần 95,67% và mũi 2 đạt 76,46%.

    Lý giải về số ca nhiễm giảm liên tục 6 ngày qua (ngày 16-11 là 527 ca, đến ngày 21-11 giảm còn 243 ca - PV), ông Trần Quang Hiền - giám đốc Sở Y tế tỉnh An Giang - cho rằng nguyên nhân số ca nhiễm liên tục giảm là do tốc độ tiêm vắc xin của tỉnh đã triển khai nhanh, thần tốc. Việc không cách ly F1 tập trung cũng là nguyên nhân dẫn đến giảm lây chéo trong khu cách ly.

    "Hầu hết F1 đều được cách ly ở nhà không còn lây chéo, khu phong tỏa cũng hẹp nhất nên khả năng lây chéo rất ít. Theo tôi, nguyên nhân quan trọng là vắc xin, vì người tiêm vắc xin cũng có thể bị nhiễm nhưng tỉ lệ lây sang người khác đã giảm gần như 50%" - ông Hiền nói.

    Trong khi đó, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận thêm 508 ca mắc mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tỉnh này là 16.736 ca. Đồng Tháp đã chuyển toàn bộ Bệnh viện Đa khoa Sa Đéc thành cơ sở điều trị bệnh nhân COVID-19 tầng 2, 3. Đến nay, Đồng Tháp đã tiêm vắc xin mũi 1 đạt 90,72%, mũi 2 đạt 60,96% dân số từ 18 tuổi trở lên.

    An Giang 6 ngày giảm ca nhiễm, nhiều tỉnh ĐBSCL tăng trở lại - Ảnh 2.

    Lãnh đạo Sở Y tế tỉnh An Giang khẳng định do thần tốc tiêm vắc xin nên giảm lây nhiễm trong tuần qua - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

    Tại Sóc Trăng, số ca mắc COVID-19 những ngày qua liên tục tăng. Trong ngày 21-11, Sóc Trăng ghi nhận 486 ca, nâng tổng số ca mắc lên 12.389 ca. Hiện tỉ lệ dân số trên 18 tuổi ở Sóc Trăng được tiêm mũi 1 là 92,63% và mũi 2 là 72,54%.

    Còn tại TP Cần Thơ, tiếp tục tăng cao với 897 ca. Như vậy liên tục từ đầu tháng 11 đến nay số ca F0 trong ngày liên tục tăng cao từ 400 đến trên 900 ca/ngày.

    Hiện tất cả các bệnh viện dã chiến, bệnh viện tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 tình trạng quá tải nghiêm trọng, đặc biệt quá tải đối với đội ngũ nhân viên y tế khi phải tiếp nhận lượng bệnh nhân tăng cao liên tục. TP Cần Thơ đã cho phép điều trị F0 nhẹ, không triệu chứng tại nhà và cách ly F1 tại nhà, nhằm giảm bớt áp lực cho hệ thống điều trị tại bệnh viện.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-22T01:11:00

    Người dân đổ về trung tâm TPHCM vui chơi, bắt đầu chủ quan phòng dịch

    Nhiều địa điểm tại trung tâm Thành phố đông đúc người dân đến vui chơi dịp cuối tuần. Một số người đi ăn uống có biểu hiện chủ quan, lơ là thực hiện 5K.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Số ca mắc Covid-19 của cả nước và TP.HCM đều tăng sau 24 giờ - Ảnh 1.

    Tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1), càng về khuya lượng người dân tới đây càng đông.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Số ca mắc Covid-19 của cả nước và TP.HCM đều tăng sau 24 giờ - Ảnh 2.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Số ca mắc Covid-19 của cả nước và TP.HCM đều tăng sau 24 giờ - Ảnh 3.

    Hiện TPHCM đã cho phép nhiều hoạt động vui chơi được mở cửa trở lại. Tuy nhiên vẫn không ít người chủ quan khi tụ tập đông người, không tuân thủ quy định 5K của Bộ Y tế, rất dễ dẫn đến nguy cơ tái bùng dịch.

    Theo Lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-22T03:11:00

    Hà Nội chuyển hướng phòng, chống dịch

    Các ổ dịch lớn “hạ nhiệt”

    Xuất hiện ca mắc COVID-19 đầu tiên từ đầu tháng 11, đến nay, xã Ninh Hiệp (huyện Gia Lâm, Hà Nội) là một trong những điểm nóng nhất về dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố với 300 trường hợp dương tính.

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Hồng, Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm cho biết, ổ dịch ở Ninh Hiệp về cơ bản đã được khống chế, kiểm soát. Liên quan đến chùm ca bệnh này, đã xuất hiện thêm chùm ca bệnh tại xã Yên Thường, xã Phù Đổng. 

    “Chúng tôi đã khoanh vùng, rà soát, xét nghiệm toàn bộ người dân khu vực liên quan dịch bệnh, đảm bảo không để lây lan diện rộng”, ông Hồng nói. Trong công bố cấp độ dịch mới nhất của UBND thành phố Hà Nội, hiện địa bàn xã Ninh Hiệp đã giảm xuống cấp độ 2 - nguy cơ trung bình. Tuy nhiên, hai xã Yên Thường và Phù Đổng vẫn được xác định ở cấp độ 3.

    Theo thống kê của Sở Y tế, Hà Nội hiện vẫn có hơn chục chùm ca bệnh, ổ dịch phức tạp, nhiều chùm ca bệnh chưa rõ nguồn lây. Tuy nhiên, điều đáng mừng là một số ổ dịch lớn, được đánh giá là nguy hiểm đã cơ bản được khống chế. Ổ dịch ở phường Phú Đô (Nam Từ Liêm), ghi nhận tới 277 trường hợp dương tính, đã giảm từ cấp độ 4 về cấp độ 3. Ổ dịch ở xã Tiến Thắng (Mê Linh) với hàng trăm ca bệnh đã giảm về cấp độ 2 - nguy cơ trung bình. Ổ dịch khu vực La Thành (Giảng Võ, Ba Đình), với 159 ca mắc, cũng cơ bản được kiểm soát.

    Liên quan đến các hoạt động trong trạng thái bình thường mới, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, đại diện lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết, theo công bố cấp độ dịch mới nhất, quận được giảm một cấp độ dịch, trở thành vùng xanh. Trước mắt, các hoạt động kiểm soát, phòng chống dịch bệnh vẫn tiếp tục được duy trì. Các tổ công tác của quận sẽ đi kiểm tra, lập biên bản, xử lý, xem xét trách nhiệm lãnh đạo các phường, công an phường địa bàn để các cơ sở kinh doanh xảy ra vi phạm. Trong lộ trình trở lại trạng thái bình thường mới, quận đang lên kế hoạch, xem xét đề xuất thành phố cho mở cửa trở lại không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm và khu vực phụ cận.

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Chiến, Chủ tịch UBND phường Giảng Võ cho biết, đến nay, một số trường hợp F0 đã khỏi bệnh được xuất viện về nhà, một số trường hợp F1 đã hết hạn cách ly. “Chúng tôi khoanh vùng, phong toả chặt khu vực ổ dịch. Một mặt các lực lượng chức năng đảm bảo nhu yếu phẩm, đời sống cho bà con; đồng thời rà soát, xét nghiệm triệt để để sớm kiểm soát được dịch bệnh”, ông Chiến nói.

    Trong 3 ngày gần nhất, Hà Nội vẫn có hơn trăm ca dương tính SARS-CoV-2 ở cộng đồng. Nhiều khu vực trên địa bàn thành phố phải phong toả, cách ly y tế tạm thời. Đơn cử như khu phố Đỗ Hành, Vũ Hữu Lợi thuộc địa bàn phường Nguyễn Du (quận Hai Bà Trưng) phải tạm thời cách ly vì phát hiện nhiều ca dương tính, hay như hai toà nhà HH2A và HH3C tổ hợp chung cư HH Linh Đàm cũng phải tạm phong toả để rà soát các trường hợp liên quan COVID-19. Theo nhận định, Hà Nội vẫn phải đối mặt với nguy cơ dịch bệnh tăng cao, xuất hiện các chùm ca bệnh mới. Trong thời gian tới, nguy cơ đặc biệt tăng cao trong dịp Tết dương lịch, Tết Nguyên đán.

    Hướng đi đúng

    Dù số ca dương tính SARS-CoV-2 tăng cao, nhưng theo thống kê, chủ yếu các bệnh nhân ở thể nhẹ, không có triệu chứng. Tỷ lệ bệnh nhân nặng chỉ chiếm 0,5%. Thành phố đã chuẩn bị kịch bản đáp ứng điều trị cho 100.000 bệnh nhân thể nhẹ, trong đó cấp thành phố chịu trách nhiệm một nửa; cấp quận, huyện, xã, phường chịu trách nhiệm một nửa.

    Sau nhiều ý kiến trái chiều xung quanh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, học sinh lớp 9 đã có quyết định cho phép cách ly các trường hợp F1 tại nhà ở 26 quận, huyện nếu đủ điều kiện. Riêng 4 địa bàn (gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa), các F1 sẽ cách ly tập trung dưới sự điều phối của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Thành phố giao nhiệm vụ cho lực lượng chức năng nghiên cứu thí điểm điều trị F0 không triệu chứng tại nhà. Theo một số chuyên gia, đây là hướng đi đúng của thành phố nhằm tiết kiệm nguồn lực cơ sở vật chất, giảm tải áp lực cho các cơ sở y tế.

    Theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, nếu xuất hiện 30.000 ca bệnh trở lên, thành phố sẽ chia ra 4 cấp độ điều trị cho các F0. Cụ thể, tại bệnh viện thành phố là cấp độ 1; Bệnh viện tuyến quận, huyện là cấp độ 2; trung tâm y tế xã, phường, thị trấn là cấp độ 3; cấp độ 4 là khi đã quá tải, điều trị tại nhà.

    Đáng chú ý, theo chỉ đạo mới nhất của lãnh đạo thành phố, từ ngày 22/11, đi học trở lại trên địa bàn các huyện và thị xã được đi học trực tiếp. Thành phố yêu cầu sớm cho học sinh các khối lớp , đặc biệt, khối lớp 12 đi học trực tiếp không cần chờ tiêm vắc xin.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-11-22T04:11:00

    TP HCM không còn quận huyện 'vùng cam'

    Theo Sở Y tế TP HCM, từ 12-18/11 có 11 quận, huyện ghi nhận dịch ở cấp 1 là 1, 4, 6, 7, 8, 11, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Củ Chi; 11 địa phương cấp 2 là 3, 5, 10, 12, Bình Tân, Gò Vấp, Phú Nhuận, Thủ Đức, Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè.

    Tuần qua, có 2 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 5 và Phú Nhuận (cấp 1 lên cấp 2); 4 địa bàn giảm cấp độ dịch là 11, Bình Thạnh, Củ Chi (từ cấp độ 2 xuống cấp 1) và Cần Giờ (từ cấp 3 xuống cấp 2).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 22/11: Hà Nội chuyển hướng phòng, chống dịch - Ảnh 1.

    Ở cấp phường, xã, tuần qua có 150/312 địa phương ở cấp 1; 157 địa phương cấp 2; 5 phường, xã ở cấp độ 3 (phường 13, 15 quận 10; An Thới Đông, Bình Khánh thuộc huyện Cần Giờ; thị trấn Nhà Bè).

    Có 25 phường, xã giảm cấp độ dịch và 37 địa phương tăng cấp độ dịch so với tuần trước.

    Ở bản đồ cấp độ dịch toàn quốc, TP HCM thuộc cấp 2 - vùng vàng, thuộc mức nguy cơ trung bình - không thay đổi so với tuần trước.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ