Cập nhật lúc 18:00 - 12/11/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/10: Hà Nội phát hiện thêm ca nhiễm cộng đồng, khẩn tìm người từng đến tiệm cắt tóc

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-10-22T23:10:00

    TP HCM chính thức ban hành kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi

    Ngày 22-10, UBND TP HCM đã ban hành khẩn Kế hoạch tổ chức tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi tại thành phố.

    Ưu tiên tiêm trước cho trẻ 16 đến 17 tuổi

    Theo đó, TP HCM dự kiến tiêm cho 780.000 trẻ từ 12-17 tuổi sinh sống hoặc học tập trên địa bàn thành phố.

    Cụ thể, đối với trẻ đi học sẽ tiêm tại trường học hoặc điểm tiêm được cơ sở giáo dục lựa chọn phù hợp, bảo đảm an toàn tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh. Đối với trẻ không đi học sẽ tiêm tại điểm tiêm chủng cố định hoặc lưu động trên địa bàn do UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện lựa chọn.

    Đối với trẻ có bệnh nền sẽ tiêm tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi hoặc bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi.

    Đối với các trẻ đang điều trị nội trú tại các bệnh viện chuyên khoa Nhi và bệnh viện đa khoa có chuyên khoa Nhi sẽ lập danh sách trẻ từ 12-17 tuổi tuổi tại thời điểm tiêm chủng (kể cả trẻ có địa chỉ cư trú tại tỉnh, thành khác) để tiêm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế.

    UBND TP HCM cho biết việc tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ sẽ thực hiện theo thứ tự lứa tuổi giảm dần, ưu tiên tiêm trước cho trẻ từ 16-17 tuổi và theo tiến độ cung ứng vắc-xin, tình hình dịch tại địa phương.

    Vắc-xin được dùng tiêm cho trẻ là loại vắc-xin đã được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi từ 12-17 tuổi.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/10: TP HCM chính thức ban hành kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi - Ảnh 1.

    Học sinh sẽ được tiêm đầy đủ 2 mũi vắc-xin trước khi trở lại trường Ảnh: ĐẶNG TRINH

    Bảo đảm kiểm soát lây nhiễm

    Để bảo đảm nguồn vắc-xin, TP HCM sẽ đề xuất với Bộ Y tế nhu cầu vắc-xin phòng Covid-19 nhằm bao phủ 2 liều vắc-xin cho trẻ em trên địa bàn thành phố; đồng thời tiếp nhận nguồn vắc-xin phòng Covid-19 do Bộ Y tế cấp cho thành phố.

    Tại mỗi điểm tiêm sẽ có tối thiểu 4 nhân sự để đón tiếp, hướng dẫn khai báo y tế, đo thân nhiệt, cân đo trẻ (nếu cần thiết), hỗ trợ cấp giấy xác nhận đã tiêm vắc-xin; hỗ trợ nhập liệu thông tin người tiêm vào Hệ thống tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

    Mỗi bàn tiêm có tối thiểu 3 nhân sự: 1 bác sĩ thực hiện sàng lọc, thực hiện xử trí tại chỗ phản ứng sau tiêm, 1 điều dưỡng thực hiện tiêm và 1 điều dưỡng theo dõi sau tiêm.

    UBND TP HCM đặc biệt lưu ý việc tổ chức tiêm chủng phải tuân thủ các biện pháp phòng và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 theo quy định, bảo đảm khoảng cách giữa các khâu trong một dây chuyền tiêm và giữa các dây chuyền tiêm tại một địa điểm; bảo đảm an toàn giãn cách đúng quy định, chia nhiều buổi tiêm, mỗi buổi với số lượng phù hợp.

    Tư vấn cho phụ huynh hoặc người giám hộ về tác dụng, lợi ích của việc sử dụng vắc-xin và giải thích những phản ứng có thể gặp sau tiêm chủng; thông báo cho trẻ tiêm chủng, người giám hộ về hiệu quả, liều lượng của loại vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm chủng; tư vấn các thông tin về theo dõi sau tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

    Thực hiện sàng lọc cho trẻ đầy đủ trước khi tiêm chủng, kịp thời phát hiện những trường họp chống chỉ định hoặc tạm hoãn. Thực hiện theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 7 ngày sau tiêm chủng, cung cấp số điện thoại của Trung tâm Y tế hoặc Trạm Y tế để người được tiêm chủng liên hệ khi cần.

    Theo Người lao động.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-22T23:10:00

    Dịch COVID-19 tại TPHCM đang ở cấp độ nào?

    Ngày 22/10, thông tin từ Sở Y tế TPHCM cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi UBND TPHCM báo cáo đánh giá cấp độ dịch trên toàn địa bàn căn cứ theo tiêu chí được Bộ Y tế ban hành.

    Dân số hiện nay trên địa bàn Thành phố là 9,1 triệu người. Ở tiêu chí 1 về số ca mắc mới COVID-19 tại cộng đồng/100.000 dân trong tuần, tính từ ngày 14 đến 20/10 của Thành phố là 7.113 ca. Số ca mắc mới của tuần liền kề trước đó (từ ngày 7 đến 13/10) là 10.381 ca. Như vậy, tổng số ca mắc mới trong cộng đồng/100.000 dân/tuần trên địa bàn là 95,6 ca tương đương với cấp độ 3 (từ 50 đến 150 ca).

    Ở tiêu chí 2 về độ bao phủ vắc xin, theo thông tin từ Sở Y tế, tính đến ngày 20/10, toàn Thành phố có 98,9% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin, 92% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin. Tỷ lệ trên đều vượt mức căn cứ theo tiêu chí của Bộ Y tế (trên 70% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 1 và trên 80% người từ 65 tuổi trở lên được tiêm đủ 2 mũi vắc xin).

    Đối với tiêu chí 3 về đảm bảo năng lực thu dung, điều trị, hiện nay Thành phố đã có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung, điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu tại các cơ sở khám, chữa bệnh trực thuộc Thành phố sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch ở cấp độ 4.

    Ngoài ra, Ban chỉ đạo phòng chống dịch ở các quận, huyện và Thành phố Thủ Đức đã xây dựng kế hoạch hình thành tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng cho tình huống dịch bệnh bùng phát ở cấp độ 3 và 4. Bên cạnh đó, kế hoạch thiết lập trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn để đáp ứng khi có dịch xảy ra.

    Dựa trên 3 tiêu chí về số ca mắc mới tại cộng đồng, độ bao phủ vắc xin và tiêu chí đảm bảo khả năng thu dung, điều trị người nhiễm COVID-19 của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, Sở Y tế đánh giá hiện dịch COVID-19 tại TPHCM đang ở cấp độ 2 tương đương với vùng vàng, có nguy cơ trung bình.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-23T00:10:00

    100.000 trẻ Thủ Đức tiêm vaccine Covid-19 từ ngày 25/10

    Thủ Đức sẽ tiêm mũi một trước cho khoảng 25.000 trẻ tuổi từ 16 đến hết 17, sau đó tiếp tục hạ dần từ 14 đến hết 15 tuổi (khoảng 30.000 trẻ), sau đó từ 13 đến 12 tuổi (khoảng 45.000 trẻ) tùy thuộc tiến độ cung ứng vaccine và tình hình dịch tại địa phương, theo kế hoạch do Phó Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Nguyễn Kỳ Phùng ký ngày 22/10.

    Loại vaccine được sử dụng là loại được Bộ Y tế phê duyệt sử dụng cho lứa tuổi này, theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và Bộ Y tế. Thành phố ưu tiên tiêm chủng cho trẻ em béo phì, có bệnh mạn tính. Tuy nhiên hiện chưa rõ loại vaccine nào được tiêm cho trẻ.

    Theo lộ trình, giai đoạn một từ ngày 18 đến 21/10, TP Thủ Đức lấy ý kiến cha mẹ học sinh thông qua "Phiếu đồng ý tham gia tiêm chủng vaccine Covid-19" theo mẫu Bộ Y tế. Các trường học tổng hợp phiếu đồng thuận báo cáo số lượng và danh sách cụ thể về Phòng Giáo dục và Đào tạo trước ngày 23/10.

    Giai đoạn hai, dự kiến từ ngày 25/10 thành phố bắt đầu tổ chức chiến dịch tiêm vaccine cho trẻ từ 16 đến hết 17 tuổi và hạ dần xuống 12 tuổi. Giai đoạn ba, dự kiến từ ngày 25/11 triển khai tiêm nhắc mũi hai.

    54 điểm tiêm sẽ được bố trí tại các điểm cố định ở 34 phường, Bệnh viện Lê Văn Thịnh, Bệnh viện TP Thủ Đức, Bệnh viện Lê Văn Việt. Mỗi phường tùy tình hình thực tế có thể bố trí nhiều điểm tiêm cố định để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ đến điểm tiêm trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 hiện nay. Các đội tiêm do Trung tâm Y tế TP cùng ba bệnh viện trên đảm trách.

    Các đội không giới hạn số lượng người tiêm trong mỗi buổi, mỗi đội tiêm tối thiểu được 500 trẻ một ngày. Thời gian tiêm được thông báo theo khung giờ và địa điểm tiêm, tránh tập trung đông người tại một thời điểm.

    Ngành y tế cũng sẽ tổ chức tiêm lưu động cho trẻ tại các Trung tâm Bảo trợ xã hội, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, tiêm tại nhà cho trẻ khuyết tật không thể đến điểm tiêm. Trẻ nằm trong diện hoãn tiêm sau mỗi buổi tiêm sẽ được phối hợp các bệnh viện, UBND các phường và phòng Giáo dục Đào tạo để điều phối đưa trẻ đến tiêm tại bệnh viện.

    TP Thủ Đức chủ trương vận động bác sĩ hưu trí và bác sĩ tại các cơ sở y tế trên địa bàn phường tham gia công tác tiêm chủng tại các điểm tiêm của phường.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-23T00:10:00

    Hành khách đi máy bay cần chuẩn bị như thế nào?

    Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành quy định với hành khách khi đi máy bay, với một số thủ tục mới so với thời điểm trước dịch. Do đó, hành khách cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ theo quy định, tránh tình trạng khi đến sân bay phải khai lại, bổ sung, kéo dài thời gian làm thủ tục, nguy cơ chậm chuyến.

    Các loại giấy tờ cần chuẩn bị trước gồm: Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu; giấy chứng nhận tiêm chủng đủ liều/giấy chứng nhận khỏi Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính còn hiệu lực.

    Hành khách cần in và điền thông tin cá nhân đầy đủ, chính xác trên bản cam kết phòng chống dịch Covid-19 theo mẫu được đăng tải trên các web hãng hàng không, chuyển cho hãng khi làm thủ tục, hoặc có thể khai bản giấy tại sân bay.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 23/10: TP HCM chính thức ban hành kế hoạch tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi - Ảnh 1.

    Trước khi khởi hành, hành khách cần khai báo y tế trên ứng dụng PC-Covid, đo nhiệt độ, không được tham gia chuyến bay khi có triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác... Cùng với đó, hành khách nên làm thủ tục online hoặc sử dụng Kiosk check-in tại sân bay để hạn chế tiếp xúc.

    Tại một số sân bay như Nội Bài có bố trí máy đo thân nhiệt tự động tại cửa vào nhà ga. Trường hợp máy thân nhiệt cảnh báo nhiệt độ trên 37,5 độ, nhân viên an ninh hàng không sẽ yêu cầu hành khách đo lại 2 lần (giãn cách sau 5 phút), nếu kết quả lần cuối vẫn trên 37,5 độ, khách sẽ bị từ chối làm thủ tục và được nhân viên an ninh phối hợp với trực Y tế xử lý theo quy định phòng dịch.

    Tại quầy làm thủ tục, nhân viên phục vụ mặt đất sẽ kiểm tra giấy tờ tùy thân, giấy chứng nhận tiêm chủng/giấy chứng nhận khỏi Covid-19 hoặc kết quả xét nghiệm âm tính, bản cam kết phòng chống dịch Covid-19 và mã đặt chỗ chuyến bay.

    Tại các điểm kiểm tra an ninh soi chiếu và cửa ra tàu bay có máy đo nhiệt độ hồng ngoại kết hợp với khử khuẩn tay. Hành khách cần giữ khoảng cách an toàn, luôn đeo khẩu trang, hạn chế tiếp xúc trong suốt hành trình chuyến bay.

    Sau chuyến bay, hành khách về nơi cư trú, lưu trú phải luôn thực hiện 5K, sử dụng ứng dụng PC-COVID, hạn chế dừng và không tiếp xúc nơi đông người; chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú; tự theo dõi sức khỏe, thực hiện theo quy định cụ thể của từng địa phương về các biện pháp phòng dịch.

    Trường hợp hành khách có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế.

    Hiện nay các sân bay đều bố trí xét nghiệm nhanh tại chỗ cho hành khách có nhu cầu. Theo đại diện sân bay Nội Bài, nhà ga có hệ thống phòng dịch theo luồng hành khách, truy vết F0 bằng hệ thống camera. Gần 99% nhân viên sân bay đã tiêm mũi một và gần 95% tiêm mũi 2, an toàn phục vụ hành khách.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-23T01:10:00

    Hà Nam phát hiện 418 ca dương tính tại khu cách ly trong đợt dịch mới

    Tối 22/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 21 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó có 10 F0 phát hiện tại khu cách ly, còn lại ghi nhận tại nhà và thông qua lấy mẫu sàng lọc tại cơ sở y tế.

    Luỹ kế trong đợt dịch mới từ ngày 19/9 đến nay, tỉnh Hà Nam ghi nhận 831 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Trong số đó, có 418 trường hợp phát hiện tại khu cách ly.

    Hiện toàn tỉnh Hà Nam đang cách ly tổng số 2.545 trường hợp F1 (trong đó 434 người cách ly tập trung và 2.111 người cách ly tại nhà).

    Trải qua 33 ngày "chiến đấu" với bệnh tật, đã có 556 bệnh nhân mắc COVID-19 tại Hà Nam được điều trị khỏi bệnh và ra viện. Số còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Dã chiến số 1 tỉnh và các cơ sở y tế trên địa bàn.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-23T02:10:00

    Nhiều ổ dịch mới phức tạp xuất hiện ở các tỉnh

    Sau nhiều tháng chống chọi với làn sóng Covid-19 thứ 4, tình hình dịch tại Việt Nam có xu hướng giảm nhiệt. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn vừa qua, một số tỉnh như Phú Thọ, Hà Nam, Thanh Hóa..., lại phát sinh ổ dịch mới chưa rõ nguồn lây và có nguy cơ bùng phát cao.

    Phú Thọ

    Thông tin từ Sở Y tế tỉnh Phú Thọ cho biết trong 24 giờ qua, địa bàn tỉnh ghi nhận 55 ca dương tính mới tại các địa phương, với 24 trường hợp đã được cách ly, khoanh vùng quản lý. Trong đó, TP Việt Trì có 26 trường hợp; Lâm Thao 25 ca, Tam Nông 3 ca và thị xã Phú Thọ là 1 ca.

    Như vậy, kể từ khi phát hiện 2 ca bệnh không rõ nguồn lây đầu tiên tại huyện Lâm Thao ngày 13/10, đến nay, toàn tỉnh có 267 ca mắc Covid-19 tại 5 huyện, thị, thành, bao gồm: TP Việt Trì (179), thị xã Phú Thọ (4), huyện Lâm Thao (58), huyện Phù Ninh (22) và huyện Tam Nông (4).

    Toàn tỉnh hiện có 2.004 F1; 10.450 F2 và 3.692 F3 được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp. Về đánh giá cấp độ dịch, Sở Y tế cho biết toàn tỉnh ở cấp độ 2 (số ca mắc mới xấp xỉ 6,31 ca/100.000 dân/tuần; 43,56% người dân từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19).

    Đáng chú ý, liên quan ổ dịch mới phát sinh này, nhiều trường hợp được ghi nhận tại các công ty ở khu công nghiệp Thụy Vân như Công ty YAKJIN Việt Nam, Công ty KSA, Công ty TNHH công nghệ Namuga, Công ty Gemywood, Công ty TNHH TJB Vina.

    Ổ dịch này cũng lan rộng vào trường học với 72 học sinh và 4 giáo viên dương tính với SARS-CoV-2. 3.776 học sinh và giáo viên đang thực hiện cách ly tại nhà hoặc khu cách ly tập trung. Sở GD&ĐT Phú Thọ tiếp tục tạm dừng việc đến trường tại huyện Phù Ninh, huyện Lâm Thao, huyện Tam Nông, thành phố Việt Trì và 15 trường ở huyện Thanh Thủy. Học sinh tại các huyện khác học trực tiếp.

    Thanh Hóa

    Ngày 14/10, ổ dịch tại thị xã Bỉm Sơn bùng phát với 2 F0 được phát hiện đầu tiên là vợ chồng. Người vợ làm nhân viên bán hàng cho một doanh nghiệp, còn chồng làm lái xe. Họ có yếu tố dịch tễ phức tạp, đi lại nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người.

    Sau một tuần bùng phát, ổ dịch này đã ghi nhận 120 ca nhiễm và lây lan sang một số huyện, thành phố. Trước tình hình phức tạp, chính quyền khuyến cáo hơn 60.000 dân thuộc 7 xã, phường trên địa bàn không ra khỏi nhà, học sinh dừng đến trường.

    Lực lượng chức năng đã kịp thời truy vết, sàng lọc bóc tách F0. Đến thời điểm này, tình hình dịch đã cơ bản được khống chế, với số ca giảm xuống chỉ còn 3-5 ca trong ngày.

    Nam Định

    Ngày 22/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Nam Định cho biết địa phương này ghi nhận 17 trường hợp dương tính với nCoV. Tất cả đều được phát hiện trong khu cách ly, phong tỏa liên quan ổ dịch tại xã Yên Hồng, huyện Ý Yên.

    Trước đó, ngày 18/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) tỉnh Nam Định ghi nhận chùm ca bệnh với 20 người dương tính với nCoV. Tất cả đều trú tại thôn Đằng Động, xã Yên Hồng, huyện Ý Yên.

    Ca mắc chỉ điểm của chùm lây nhiễm này là bà N.T.H., được phát hiện nhiễm nCoV vào chiều 17/10. Theo báo cáo từ CDC Nam Định, ca bệnh này không rõ nguồn lây do bà H. đã không ra khỏi xã, không đến vùng có dịch hay tiếp xúc người từ vùng dịch về trong gần một tháng qua.

    Đến nay, ổ dịch tại xã Yên Hồng, huyện Ý Yên, đã ghi nhận tổng cộng 51 bệnh nhân chỉ trong vòng 5 ngày.

    Trước tình hình đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chỉ đạo các địa bàn, đặc biệt là huyện Ý Yên, tập trung cao độ, chủ động, kịp thời thực hiện biện pháp phòng, chống dịch; thần tốc truy vết, cách ly kịp thời F1, F2 và xác định rõ vùng nguy cơ rất cao, cao để khoanh vùng gọn nhất có thể.

    Bắc Ninh

    Theo thông tin từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, ngày 19 và 20/10, địa bàn huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh ghi nhận chùm 11 ca mắc Covid-19 tại cộng đồng liên quan ca bệnh tại trường Mầm non Sao Mai, TP Bắc Ninh. Đến hết ngày 22/10, tổng số ca bệnh liên quan ổ dịch này là 18 trường hợp.

    Ông Nguyễn Bá Quân, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Quế Võ, cho biết ngay sau khi có thông báo truy vết các trường hợp liên quan ca bệnh tại trường Mầm non Sao Mai, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch huyện Quế Võ đã chỉ đạo triển khai công tác khai báo y tế, thần tốc truy vết, khoanh vùng phong tỏa khu vực F0 sinh sống, tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho trường hợp liên quan.

    Qua rà soát, cơ quan chức năng xác định được 254 trường hợp F1 và 453 trường hợp F2; hiện cách ly y tế cho 707 người, trong đó 57 trường hợp F1 cách ly tập trung và 650 người cách ly tại nhà.

    Theo đánh giá của ngành y tế, diễn biến dịch bệnh trên địa bàn huyện Quế Võ khá phức tạp, nhất là trong bối cảnh Quế Võ có sự giao thương mạnh mẽ, nhiều khu công nghiệp, lượng công nhân lớn. Đặc biệt, các trường hợp F0 có lịch trình di chuyển tại nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người.

    Theo Zingnews.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-23T05:10:00

    Thợ cắt tóc dương tính, Hà Nội khẩn tìm người đến 'Hair Salon Mẹ Ớt'

    Sáng 23/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo tìm người đến Hair Salon Mẹ Ớt số 36A Trần Quang Diệu, quận Đống Đa từ ngày 8 đến 22/10.

    Theo đó, những người đến địa điểm trên tự cách ly, hạn chế tiếp xúc và liên hệ ngay với Trạm Y tế, Trung tâm Y tế trên địa bàn hoặc Trạm Y tế phường Ô chợ Dừa 0973044073, Trung tâm Y tế quận Đống Đa 02435625581, CDC Hà Nội 0969082115/ 0949396115.

    Trước đó, tại Hair Salon Mẹ Ớt đã phát hiện anh T.V.H (19 tuổi) là nhân viên của cửa hàng có kết quả dương tính SARS-CoV-2. Ngày 22/10, anh có triệu chứng vào Bệnh viện Đa khoa Đống Đa làm test nhanh dương tính, sau đó được lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR và khẳng định dương tính vào sáng 23/10.

    Theo Sức khỏe và Đời sống.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ