Cập nhật lúc 12:04 - 13/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 25/12: TPHCM không còn quận, huyện "vùng cam"; Tỷ lệ nhiễm bệnh giảm nhưng thiếu oxy y tế

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-24T23:12:00

    Số ca mắc Covid-19 vẫn cao kỷ lục, Hà Nội triển khai tiêm vaccine liều bổ sung

    CDC Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 23/12 đến 18h ngày 24/12 TP ghi nhận 1.834 ca bệnh, trong đó có 618 ca cộng đồng và 1216 ca trong khu cách ly, phong tỏa. Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (166); Đống Đa (161); Long Biên (161); Cầu Giấy (119); Sóc Sơn (105); Nam Từ Liêm (101); Thanh Xuân (92); Gia Lâm (90).

    UBND thành phố Hà Nội cũng vừa ban hành Kế hoạch triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại cho người người dân, thời gian triển khai dự kiến từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022 theo tình hình dịch cũng như mức độ cung ứng vaccine của Bộ Y tế. 

    Theo đó, để tăng cường miễn dịch phòng Covid-19 cho người dân, mục tiêu mà kế hoạch đề ra là trên 95% người từ 18 tuổi trở lên có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa và nặng đã được tiêm đủ liều cơ bản vaccine phòng Covid-19 hoặc người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vaccine của hãng Sinopharm hoặc vaccine Sputnik V sẽ được tiêm 1 mũi bổ sung vaccine phòng Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-24T23:12:00

    Người nhập cảnh dưới 14 ngày không phải cách ly

    Ngày 24-12, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn y tế phòng, chống dịch Covid-19 đối với người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày (dưới 14 ngày).

    Đối tượng áp dụng của hướng dẫn này là những người được phép nhập cảnh vào Việt Nam làm việc ngắn ngày bao gồm: Người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ; Người nhập cảnh không phải mục đích ngoại giao công vụ (nhà đầu tư, chuyên gia, lao động tay nghề cao, nhà quản lý doanh nghiệp, kinh doanh, thương mại, nghiên cứu thị trường cùng thân nhân và các đối tượng theo thỏa thuận với từng quốc gia); Những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc tại Việt Nam.

    Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế nêu rõ người nhập cảnh ngắn ngày không phải cách ly y tế song phải tuân thủ nghiêm ngặt và đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch Covid-19, đề án, kế hoạch đã được phê duyệt, không tiếp xúc với cộng đồng, đảm bảo an toàn cho người nhập cảnh ngắn ngày và những người tiếp xúc, không để lây nhiễm chéo trong quá trình làm việc và không lây nhiễm ra cộng đồng.

    Trong trường hợp người nhập cảnh dự kiến làm việc, hoạt động tại nhiều địa phương, cần phải có kế hoạch, phương án di chuyển rõ ràng và được địa phương liên quan chấp thuận.

    Người nhập cảnh ngắn ngày và người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày phải thực hiện đầy đủ quy định 5K, tự theo dõi sức khỏe, khi có một trong các biểu hiện: sốt, ho, đau rát họng hoặc khó thở thì thông báo cho cơ quan quản lý và y tế địa phương để xử lý theo quy định.

    Bộ Y tế lưu ý việc lập danh sách toàn bộ những người tiếp xúc với người nhập cảnh ngắn ngày trong quá trình làm việc, đi thực địa. Nơi lưu trú (khách sạn, nơi lưu trú do doanh nghiệp thu xếp, cơ sở lưu trú khác) được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch COVID-19. 

    Bố trí riêng khu vực lưu trú cho người nhập cảnh ngắn ngày. Tuyệt đối không để lây nhiễm chéo tại nơi lưu trú và lây nhiễm ra cộng đồng. Đối với người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ thì được miễn chi trả (trừ chi phí lưu trú tại khách sạn theo nguyện vọng).

    Theo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-25T00:12:00

    Phân bổ hơn 12 triệu liều vaccine AstraZeneca và Pfizer

    Cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế vừa phân bổ khoảng hơn 12 triệu liều vaccine phòng Covid-19 AstraZeneca và Pfizer nhằm phục vụ công tác tiêm chủng của các địa phương. Trong đó, hơn 6,2 triệu liều vaccine AstraZeneca và gần 6 triệu liều còn lại là vaccine Pfizer.

    Như vậy, đến thời điểm này, Bộ Y tế đã phân bổ tổng cộng 110 đợt vaccine với hơn 166,8 triệu liều.

    Theo thống kê của Bộ Y tế đến tối ngày 24/12, tổng số vaccine đã được tiêm trên cả nước là 143.520.464 liều. Trong đó tiêm mũi 1 là 76.679.502 liều, tiêm mũi 2 là 64.807.736 liều và tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc lại và mũi 3 của vaccine Abdala) là 2.033.226 liều.

    Các địa phương, đơn vị đang nỗ lực tiêm chủng để đạt được độ bao phủ mũi 1 cho những đối tượng trong độ tuổi chỉ định trước khi năm 2021 kết thúc. Đồng thời, việc tiêm trả mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 đủ thời gian và triển khai tiêm liều bổ sung, liều nhắc lại cũng đang được đẩy nhanh.


    Những người đầu tiên tại TP.HCM được tiêm mũi 3 vaccine Covid-19. Ảnh: Duy Hiệu.

    Đến nay tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều vaccine đã lên tới 97,7%. Con số này với 2 liều vaccine là 85,5% dân số từ 18 tuổi trở lên.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-25T00:12:00

    F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội được chăm sóc, theo dõi ra sao?

    Trạm y tế vừa là nơi chống dịch, vừa là nơi test nhanh!

    Ghi nhận của chúng tôi tại Trạm Y tế phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội có hàng chục trường hợp người dân và gia đình của họ đang có mặt tại đây để các nhân viên y tế tiến hành test nhanh COVID- 19.

    Sáng 23/12, hàng chục người dân có mặt tại Trạm y tế phường Đội Cấn.

    Người dân có mặt tại Trạm y tế phường Đội Cấn thực hiện test nhanh.

    Một người dân có mặt tại đây cho biết, hôm trước người trong gia đình của họ nghi ngờ có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19 nên tự mua test về làm xét nghiệm và cho kết quả 2 vạch (dương tính). 

    Để yên tâm hơn, gia đình đã gọi điện thông báo đến trạm y tế phường và sáng nay cả gia đình được mời tới đây để các nhân viên y tế làm test nhanh COVID… Kết quả chỉ một người dương tính, những thành viên còn lại trong gia đình cho kết quả âm tính.

    Hà Nội – F0 được chăm sóc, điều trị tại địa bàn như thế nào ? - Ảnh 2.

    Người dân đến Trạm để test nhanh COVID- 19.

    Chị Trang, Trạm trưởng Trạm y tế Đội Cấn, cho biết: Trạm hiện có 6 nhân viên, phân công một người trực tại trạm nghe điện thoại, một người điều tra truy vết dịch tễ, hai người làm báo cáo, một người chuyên lấy mẫu xét nghiệm…

    Khi người dân có triệu chứng hay nghi ngờ, họ sẽ thông báo đến Tổ COVID- 19 cộng đồng hoặc thông báo ra trạm theo số đường dây nóng. Nhân viên y tế sẽ gọi điện, điều tra dịch tễ, tư vấn và làm xét nghiệm cho trường hợp này. Nếu dương tính thì nhân viên y tế dễ dàng truy vết các F1, F2… để tiến hành theo dõi, lấy mẫu hay khoanh vùng.

    Sàng lọc, phân loại, giám sát kỹ F0 khi cách ly, điều trị ở nhà

    Bà Ngô Thị Minh Hằng, Chủ tịch UBND Phường Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội cho biết: Tính từ đợt dịch thứ 4 (27/4) đến nay tại địa bàn ghi nhận hơn 200 F0, trong đó số F0 đặc biệt tăng nhanh kể từ khi thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với dịch. Những ngày gần đây có ngày ghi nhận 20 F0…

    Với những trường hợp F0 nhẹ, không triệu chứng và đủ điều kiện (tiêm đủ 2 mũi vaccine, không bệnh nền, tuổi dưới 49… và đảm bảo cơ sở vật chất cách ly) bằng  khảo sát, xác minh của Uỷ ban, tổ COVID- 19, y tế… sẽ được cách ly tại nhà. 

    Thông qua Ban chỉ đạo, Tổ COVID- 19 cộng đồng và phần mềm y tế, các bệnh nhân cách ly tại nhà sẽ được giám sát, theo dõi, tư vấn và can thiệp của các nhân viên y tế thường xuyên.

    Hà Nội – F0 được chăm sóc, điều trị tại địa bàn như thế nào ? - Ảnh 3.

    Tổ COVID đang tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân tại phường Đội Cấn.

    Với những F0 không đủ điều kiện sẽ cách ly tại Trạm y tế lưu động. Được biết, mới đây, tại địa bàn đã trưng dụng nhà trẻ số 10 (ngõ 100 phố Đội Cấn) làm Trạm y tế lưu động - nơi thu dung điều trị các F0 ( cả 14 phường trên địa bàn quận).

    Trạm có qui mô 15 phòng, mỗi phòng 12 giường bệnh, do 20 nhân viên gồm bác sĩ, đoàn thể dân quân, người dân là những tình nguyện viên trực tiếp chăm sóc và điều trị bệnh nhân.

    Hà Nội – F0 được chăm sóc, điều trị tại địa bàn như thế nào ? - Ảnh 4.

    Trạm y tế lưu động phường Đội Cấn.

    Trên địa bàn phường Đội Cấn đang điều trị cho 169 F0/180 giường tại Trạm y tế lưu động. Tại đây bệnh nhân được chăm sóc, theo dõi, giám sát sức khỏe chặt chẽ của nhân viên và y tế. 

    Nếu có trường hợp có triệu chứng trở nặng như sốt, khó thở, tức ngực… sẽ được chuyển xuống phòng cấp cứu theo dõi, sơ cứu và nếu cần sẽ có xe cấp cứu luôn túc trực tại Trạm y tê lưu động để chuyển tuyến…

    Hà Nội – F0 được chăm sóc, điều trị tại địa bàn như thế nào ? - Ảnh 5.

    F0 không đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà được theo dõi tại Trạm y tế lưu động phường Đội Cấn.

    Tương tự phường Đội Cấn, những ngày gần đây tại Phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cũng ghi nhận số trường hợp F0 tăng mạnh. Thực trạng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với chính quyền và lực lượng chức năng sở tại.

    Trước tình hình diễn biến các ca bệnh có chiều hướng gia tăng, UBND phường đã trưng dụng Trường Mầm non Thịnh Liệt (cơ sở 2) và nhà Hội họp tổ dân phố 15-19 để thành lập Trạm y tế lưu động, với qui mô lên đến 150 giường bệnh và hiện đang có hàng trăm F0 đang điều trị tại đây.

    Hà Nội – F0 được chăm sóc, điều trị tại địa bàn như thế nào ? - Ảnh 7.

    Nơi đổ rác tại Trạm y tế phường Thịnh Liệt.

    Đối với những F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà, UBND phường sẽ ban hành kèm theo Quyết định Hướng dẫn cách ly, điều trị tại nhà đối với người nhiễm, đồng thời thành lập tổ hỗ trợ, chăm sóc F0 điều trị tại nhà. Gọi điện thoại thăm hỏi, nhắc nhở, động viên 1 ngày 2 lần.

    Hà Nội – F0 được chăm sóc, điều trị tại địa bàn như thế nào ? - Ảnh 8.

    Thành viên BCĐ phòng chống dịch COVID- 19 Thịnh Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội đang tiến hành niêm phong một gia đình có F0.

    F0 không triệu chứng tại nhà là mô hình phù hợp

    Hà Nội đã tiếp nhận, điều trị cho hơn 30.000 bệnh nhân mắc COVID-19, trong đó, xấp xỉ 50% đã khỏi, hiện còn hơn 15.700 người đang được bố trí ở các tầng điều trị, trong đó, chủ yếu ở tầng 1 với 5.900 người đang điều trị tại nhà và hơn 8.000 người đang được điều trị tại trạm y tế lưu động và các cơ sở thu dung.

    F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội: Được chăm sóc, theo dõi ra sao? - Ảnh 11.

    Nhân viên y tế Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội kiểm tra quy trình F0 không triệu chứng điều trị ở nhà. Ảnh: Lê Hòa

    Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Số ca F0 mới phát sinh bình quân mỗi ngày tăng cao. Có những ngày, số ca mắc COVID-19 ghi nhận 1.700 ca. Nâng tổng số ca mắc từ đầu đợt dịch thứ tư đến nay lên hơn 32.000 ca, trong đó hơn 1/3 là ca mắc ngoài cộng đồng.

    Điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ tại nhà, nơi cư trú đang được xem là mô hình điều trị phù hợp khi tỷ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 của Hà Nội đạt mức rất cao. Hướng điều trị này không chỉ giúp giảm áp lực cho các cơ sở điều trị COVID-19, tạo thuận lợi cho các gia đình mà còn được xem là hình thức phổ biến khi chuyển sang trạng thái bình thường mới, thích ứng an toàn phòng, chống dịch COVID-19.

    Trong điều kiện số ca mắc COVID-19 ở Hà Nội vẫn cao, người mắc COVID-19 khi điều trị tại nhà cần bình tĩnh, tuân thủ sự hướng dẫn của nhân viên y tế, phối hợp tốt với chính quyền cơ sở trong sử dụng phần mềm quản lý F0 điều trị tại nhà, tránh phụ thuộc quá nhiều vào đường dây nóng gây quá tải không đáng có trên hệ thống và căng thẳng không cần thiết.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-25T06:12:00

    TPHCM không còn quận, huyện "vùng cam"; Tỷ lệ nhiễm bệnh giảm nhưng thiếu oxy y tế

    Ngày 25/12, ông Dương Anh Đức, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã ký công văn thông báo về cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn. Trong tuần qua, TPHCM đạt các tiêu chí của cấp độ 2 của dịch Covid-19.

    Đối với từng quận, huyện, thành phố Thủ Đức, TPHCM có 9 địa phương thuộc cấp độ một và 13 địa phương thuộc cấp độ 2 dịch Covid-19. Toàn địa bàn không còn khu vực thuộc cấp độ 3 (vùng cam).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 25/12: TPHCM không còn quận, huyện "vùng cam"; Tỷ lệ nhiễm bệnh giảm nhưng thiếu oxy y tế - Ảnh 1.

    TPHCM ghi nhận nhiều dấu hiệu khả quan về tình hình dịch Covid-19 sau khi thực hiện chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ (Ảnh: Hải Long).

    Các địa phương thuộc cấp độ một dịch Covid-19 gồm: Quận 3, 6, 7, 8, Bình Tân, Tân Phú, huyện Cần giờ, Hóc Môn, Củ Chi. Những nơi thuộc cấp độ 2 là: Quận 1, 4, 5, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, huyện Bình Chánh, Nhà Bè và thành phố Thủ Đức.

    Như vậy, sau một tuần, TPHCM có 2 địa phương tăng cấp độ dịch là quận Tân Bình và huyện Bình Chánh; 2 nơi giảm cấp độ dịch là quận 10, Bình Tân.

    Một dấu hiệu khả quan về tình hình dịch Covid-19 trong tuần qua là từ ngày 17/12-23/12, thành phố có 5.493 ca mắc mới, giảm đáng kể so với tuần liền kề trước đó là 7.527 trường hợp. Tỷ lệ ca mắc mới/100.000 dân/tuần là 71, tỷ lệ này một tuần trước đó là 90,1.

    Cũng trong nhiều ngày qua, số ca mắc Covid-19 mới được Bộ Y tế công bố tại TP.HCM liên tiếp giảm mạnh dưới mức 1.000 người/ngày. Tuy nhiên, số ca bệnh nặng và tử vong tại thành phố này vẫn chưa giảm nhiều.

    Tuy nhiên, mặc dù số ca nhiễm giảm nhưng lượng oxy sử dụng cho công tác điều trị người bệnh trên địa bàn đang có xu hướng thiếu hụt.  

    Giai đoạn hiện nay, một số công ty trước đó cung ứng oxy y tế chuyển sang sản xuất oxy cho ngành công nghiệp, trong khi nhu cầu oxy y tế ở các tỉnh khu vực phía Nam có xu hướng gia tăng, do đó, có hiện tượng chậm cung ứng oxy y tế tại các bệnh viện.

    Để đảm bảo không bị gián đoạn nguồn oxy trong công tác điều trị Covid 19 và các bệnh lý khác tại các bệnh viện, Sở Y tế TP.HCM đề nghị tất cả bệnh viện cần tuân thủ đúng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế, lựa chọn các phương tiện hỗ trợ hô hấp phải phù hợp với tình trạng bệnh.

    Ngoài ra, các đơn vị cần đánh giá nhu cầu sử dụng oxy hàng ngày của đơn vị để xây dựng kế hoạch cung ứng oxy, đảm bảo không bị gián đoạn oxy trong điều trị.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ