Cập nhật lúc 07:48 - 11/02/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 29/1: Hướng dẫn mới nhất phân thế nào là F0, F1?

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-28T23:01:00

    Hà Nội còn 13 xã, phường, thị trấn ở cấp độ dịch mức 3

    Ngày 28/1, UBND thành phố Hà Nội công bố đánh giá cấp độ dịch trên địa bàn Thành phố trong tuần này với các tiêu chí về Mức độ lây nhiễm và Khả năng đáp ứng.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 29/1: Đánh giá cấp độ dịch theo hướng dẫn mới, Hà Nội gần 90% xã, phường "màu xanh" - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa.

    Trong 579 xã, phường, thị trấn của thành phố Hà Nội không có cấp độ 4, còn cấp độ 3 có 13, cấp độ 2 là 49 và cấp độ 1 có 517.

    Trong tuần qua có 13 xã, phường, thị trấn được đánh giá cấp độ dịch ở mức cấp độ 3, phân bố theo các quận, huyện, thị xã như sau: Ba Đình 1 đơn vị (Thành Công), Chương Mỹ 2 đơn vị (Đông Phương Yên và Hữu Văn), Đan Phượng 1 đơn vị (Hạ Mỗ), Đống Đa 2 đơn vị (Phương Liên và Quốc Tử Giám), Gia Lâm 1 đơn vị (Phú Thị), Hoàn Kiếm 2 đơn vị (Đồng Xuân, Phúc Tân), Nam Từ Liêm 1 đơn vị (Phú Đô), Thanh Trì 1 đơn vị (Tân Triều), Thanh Xuân 1 đơn vị (Kim Giang), Thường Tín 1 đơn vị (Liên Phương)./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-28T23:01:00

    Bỏ quy định xét nghiệm nCoV với khách quốc tế đến Việt Nam

    Ngày 28/1, Văn phòng Chính phủ phát đi thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh về tình hình thực hiện các chuyến bay quốc tế thường lệ chở khách đến Việt Nam.

    Phó thủ tướng đồng ý chủ trương tăng tần suất chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ chở khách đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và mở rộng địa bàn áp dụng thí điểm đến châu Âu, châu Đại Dương.

    Theo Phó thủ tướng, việc mở lại các đường bay này nhằm đáp ứng nhu cầu của người Việt Nam ở nước ngoài về nước dịp Tết Nhâm Dần 2022 theo đề nghị của Bộ Giao thông Vận tải.


    Hành khách được lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Việt Linh.

    Đáng chú ý, Phó thủ tướng đồng ý bỏ quy định xét nghiệm SARS-CoV-2 với người nhập cảnh trên chuyến bay quốc tế đến Việt Nam.

    Phó thủ tướng Phạm Bình Minh giao Bộ Ngoại giao chỉ đạo cơ quan đại diện của Việt Nam tại các nước thúc đẩy đối tác sớm trả lời đề nghị nối lại các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ và để người Việt Nam không bị yêu cầu cách ly khi đến các quốc gia như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc… Ông cũng yêu cầu có hướng dẫn về thủ tục nhập cảnh đối với người Việt Nam bị các nước từ chối nhập cảnh.

    Bộ Y tế có nhiệm vụ chủ trì, rà soát, có hướng dẫn cụ thể về các biện pháp phòng, chống biến chủng Omicron với người nhập cảnh.

    Phó thủ tướng giao Bộ Công an chỉ đạo Cục Quản lý xuất nhập cảnh chủ động hướng dẫn thủ tục nhập cảnh, khai báo y tế với người nước ngoài, đảm bảo liên thông với dữ liệu PC-Covid, tạo thuận lợi cho việc khai báo của hành khách cũng như công tác theo dõi y tế, giám sát, truy vết người nhập cảnh.

    UBND các tỉnh, thành phố được giao chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp thống nhất triển khai biện pháp chống dịch theo hướng dẫn cập nhật nhất của Bộ Y tế, thực hiện theo dõi, kiểm tra, giám sát y tế đối với người nhập cảnh Việt Nam trên các chuyến bay quốc tế chở khách thường lệ về địa phương mình theo đúng quy định.

    Đặc biệt, Phó thủ tướng quán triệt không yêu cầu người nhập cảnh khai báo ở nhiều phần mềm, website khác nhau không trong quy trình giám sát, truy vết chung.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-29T00:01:00

    Hà Nội gần 800 ca COVID-19 nặng, nguy kịch đang điều trị những ngày giáp Tết

    Bản tin COVID-19 Hà Nội ngày 28/1 do Sở Y tế phát đi tối nay thông báo 24h ghi nhận 2.885 ca bệnh mới, trong đó có 614 ca cộng đồng.

    Bệnh nhân phân bố tại 407 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đống Đa (159); Hoàng Mai (148); Đông Anh (142); Nam Từ Liêm (133); Gia Lâm (128)

    Như vậy, từ ngày 29/4/2021 đến nay Hà Nội ghi nhận 126.211 ca COVID-19. 

    Tới hết ngày 27/1, Hà Nội hiện có 70.837 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong đó tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (145), Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (160), tại các bệnh viện của Hà Nội là (3.408). 

    Theo thông báo của Bộ Y tế, tính tới hết ngày 27/1, hiện có 771 bệnh nhân COVID-19 đang điều trị ở Hà Nội (các bệnh viện Trung ương và Thủ đô) trong tình trạng nặng, nguy kịch.

    Hiện các cơ sở thu dung điều trị thành phố và cơ sở thu dung quận, huyện có hơn 4.400 F0. Số theo dõi cách ly tại nhà là gần 62.700. Hôm qua, có 23 trường hợp tử vong, nâng tổng số người tử vong do COVID-19 từ ngày 29/4/2021 đến nay là 560 người.

    Những ngày cận Tết, Hà Nội tiếp tục tiêm vaccine. Trong ngày 27/1, toàn thành phố tiêm được 52.245 mũi tiêm, nâng tổng số mũi tiêm toàn thành phố đã thực hiện được từ khi triển khai tiêm chủng vaccine COVID-19 là hơn 14,6 triệu mũi; hơn 2,5 triệu người đã tiêm mũi 3, trong đó gần 2,3 triệu người tiêm mũi nhắc lại.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-29T01:01:00

    Omicron trên đà biến mất

    Sau vài tuần lễ lây lan "điên cuồng" khắp thế giới, biến chủng Omicron dường như đang trên đà biến mất ở Tây Âu và Bắc Mỹ. Omicron khiến dịch bệnh đạt đỉnh ở Nam Phi và Anh, sau đó nhanh chóng hạ nhiệt.

    Hôm 24/1, giới chức WHO tại châu Âu nhận xét biến chủng Omicron "mang tới hy vọng khả quan về tương lai ổn định và bình thường mới". Tuy vậy, các chuyên gia y tế cảnh báo chưa thể tính đến khả năng chấm dứt đại dịch, theo New York Times.

    Omicron hạ nhiệt

    Tại Mỹ, số ca mắc Covid-19 mỗi ngày cũng đã bắt đầu giảm dần, đáng chú ý nhất tại Boston và San Francisco. Diễn biến dịch bệnh tương tự được ghi nhận ở châu Âu, Nam Phi và nhiều nước châu Á.

    "Tình hình có vẻ tốt. Chúng tôi không muốn quá lạc quan, tuy nhiên chúng ta dường như đang đi dúng hướng", Anthony Fauci, cố vấn y tế cấp cao của Tổng thống Joe Biden, nói.

    Tâm lý lạc quan trước chiều hướng đại dịch trong tương lai xuất phát từ quan điểm cho rằng tiêm chủng và biến chủng Omicron giúp tạo ra hệ miễn dịch cho đa phần người dân, khiến virus SARS-CoV-2 không còn tìm được vật chủ để lây nhiễm và cuối cùng sẽ biến mất.

    Tuy nhiên, nhiều nhà dịch tễ học có cái nhìn bi quan hơn. Không thể phủ nhận Omicron giúp nhân loại tiến gần hơn tới cái kết của đại dịch Covid-19, bằng chứng là đợt bùng phát trên toàn cầu hiện nay đã dần hạ nhiệt.


    Bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại Mississippi, Mỹ. Ảnh: New York Times.

    Tuy vậy, ít có khả năng virus corona sẽ biến mất hoàn toàn, và miễn dịch cộng đồng sẽ chỉ là ảo tưởng. Vì nhiều nguyên nhân khác nhau, khả năng miễn dịch của con người trước virus SARS-CoV-2 không hoàn hảo và không kéo dài mãi mãi.

    Virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng sẽ trở thành một căn bệnh đặc hữu, vĩnh viễn gắn liền với cuộc sống của nhân lại, một dạng bệnh nhẹ như cúm mà con người sẽ phải học cách chung sống.

    Giả định là vậy, nhưng thực tế diễn biến dịch bệnh tương lai sẽ phụ thuộc vào một nhân tố khó lường hơn, đó là các biến chủng mới.

    Omicron chỉ mới xuất hiện từ cuối tháng 11/2021. Phần lớn nhà nghiên cứu tin rằng các biến chủng khác sẽ xuất hiện bởi vẫn còn bộ phận không nhỏ người dân khắp thế giới chưa được tiêm vaccine. Khi đó, không loại trừ khả năng một biến chủng lây lan mạnh hơn, độc lực cao hơn Omicron sẽ ra đời.

    "Đại dịch vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết, không ai có thể tiên đoán chuyện gì sẽ xảy ra", Anne Rimoin, chuyên gia dịch tễ học Đại học California, nói.

    Ngày 26/1, Mỹ ghi nhận hơn 650.000 ca dương tính virus SARS-CoV-2, giảm nhẹ so với trung bình 800.000 ca mỗi ngày hai tuần trước. Số ca tử vong tiếp tục tăng với 2.300 trường hợp, nhưng dường như ca nhập viện đã đạt đỉnh, trung bình 155.000 mỗi ngày.

    Trong tình huống lạc quan nhất, dịch bệnh sẽ bắt đầu thoái lui vào mùa xuân, cho phép người Mỹ trở về với cuộc sống bình thường, ít nhất tại vùng Đông Bắc, và sau đó là các bang còn lại.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-29T02:01:00

    Biến thể Omicron tác động tới nữ giới nhiều hơn nam giới

    Sự ảnh hưởng của chủng Omicron khác biệt giữa nam và nữ

    Trong nghiên cứu mới đây, sự ảnh hưởng của biến thể Omicron đối với nam giới và nữ giới có sự khác biệt. Theo đó, 40% số phụ nữ mắc biến thể Omicron có biểu hiện rất mệt mỏi và khó chịu. Trong khi đó, chỉ 30% nam giới mới có những biểu hiện này.

    Người phát ngôn của Tổng cục Dịch vụ Y tế Bangladesh (DGHS), Tiến sĩ Robed Amin chia sẻ, dữ liệu được tìm thấy ở Nam Phi, nơi mà biến thể được phát hiện đầu tiên đang cho thấy xu hướng phụ nữ, trẻ em và thanh niên đang bị nhiễm bệnh nhiều hơn. Omicron đã bác bỏ quan điểm trước đây rằng các thế hệ trẻ ít có khả năng bị nhiễm virus hơn vì họ có khả năng miễn dịch mạnh hơn.

    Các triệu chứng của Omicron được đánh giá khác với Alpha, Beta và Delta. Người nhiễm biến chủng Omicron có triệu chứng tương đối nhẹ, không bị mất vị giác và khứu giác.

    Theo Tiến sĩ Angelique Coetzee, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nam Phi, đề cập đến ca nhiễm đầu tiên. Đây là một bệnh nhân nam khoảng 33 tuổi. Anh có biểu hiện cực kỳ mệt mỏi, đau nhức toàn thân và đau đầu. Người bệnh không bị đau họng, chỉ ngứa cổ họng nhưng không ho, không mất vị giác và khứu giác. Đây là điểm khác biệt so với triệu chứng của các biến chủng trước đây. Ngoài ra người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như đau cơ nhẹ và đổ mồ hôi ban đêm.

    Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, Tiến sĩ Sachin Nagrani cho biết: “Mệt mỏi là một triệu chứng cấp tính, nó có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiễm trùng COVID-19, tuy nhiên cũng có thể dễ dàng do một nguyên nhân khác. Cũng cần nhớ rằng nhiều trường hợp nhiễm COVID-19 hoàn toàn không có triệu chứng, đó là một lý do khiến nó tiếp tục lây lan dễ dàng."

    Hiện đã ghi nhận khoảng 20 triệu chứng xuất hiện phổ biến ở các ca COVID-19. Đó là sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi, thay đổi khứu giác, vị giác và bỏ bữa, đau nhức cơ thể,...Người bệnh cần theo dõi tình hình sức khỏe và bao cáo với cơ sở y tế khi nghi ngờ bản thân mắc COVID-19.

    Biến thể Omicron và những ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai

    Việc Omicron ảnh hưởng nhiều hơn tới đối tượng là phụ nữ dấy lên lo ngại về những nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.

    Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ thay đổi để thích ứng với sự phát triển của thai nhi trong cơ thể. Tùy theo thể trạng của người mẹ mà sự thay đổi này có thể làm tăng tính mẫn cảm với một số loại mầm bệnh, thậm chí tăng nặng nếu nhiễm bệnh. Do đó việc mắc COVID-19 đặc biệt là biến chủng Omicron trong thai kỳ có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm và biến chứng thai kỳ.

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hoa Kỳ, những người mang thai bị nhiễm COVID-19 cũng có nguy cơ sinh non cao hơn (tức là sinh trước 37 tuần) và thai chết lưu. Họ cũng có thể có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ khác.

    Biến thể Omicron tác động tới nữ giới nhiều hơn nam giới - Ảnh 4.

    Ảnh hưởng của Omicron tới phụ nữ đặc biệt là phụ nữ mang thai dẫn đến nhiều nguy hiểm và biến chứng thai kỳ.

    Tiến sĩ Ross - Trung tâm Sức khỏe Providence Saint John chia sẻ: "Phụ nữ mang thai nhiễm COVID-19 có tỷ lệ thai chết lưu, đái tháo đường thai kỳ, chuyển dạ sinh non, nhau bong non, bong nhau thai, cục máu đông, biến chứng hô hấp và sinh bằng phương pháp mổ lấy thai cao hơn".

    Tại Việt Nam, ca nhiễm biến thể Omicron cộng đồng đầu tiên là một phụ nữ. Để đảm bảo sự an toàn cho mỗi cá nhân đặc biệt là phụ nữ mang thai, cần nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng tránh cũng như tiêm tiêm chủng vaccine đầy đủ. Các nghiên cứu y học đã cho thấy sự an toàn và tính bảo vệ của vaccine đối với phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh thông qua các kháng thể của trẻ.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-29T04:01:00

    Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 tăng cao nhất

    Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.218.137 ca nhiễm, đứng thứ 31/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.470 ca nhiễm).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 29/1: Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất - Ảnh 1.

    Theo Tiền phong

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-29T07:01:00

    Hướng dẫn mới nhất phân thế nào là F0, F1?

    Bộ Y tế vừa có quyết định về việc ban hành "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19", thay thế cho hướng dẫn ban hành trước đó tại Quyết định 4689 ngày 6-10-2021 và Quyết định số 5666/QĐ-BYT ngày 12-12-2021. Đây là phiên bản thứ 8 được Bộ Y tế cập nhật, bổ sung trong chẩn đoán, điều trị Covid-19.

    Dấu hiệu mắc Covid-19

    Theo hướng dẫn này, trường hợp bệnh nhân nghi ngờ mắc Covid-19 là người tiếp xúc gần hoặc là người có yếu tố dịch tễ và có ít nhất 2 trong số các biểu hiện lâm sàng sau đây: Sốt; ho; đau họng; chảy nước mũi, nghẹt mũi; đau người, mệt mỏi, ớn lạnh; giảm hoặc mất vị giác; khứu giác; đau, nhức đầu; tiêu chảy; khó thở; viêm đường hô hấp và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Hướng dẫn mới nhất phân thế nào là F0, F1? - Ảnh 1.

    Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở y tế

    Người tiếp xúc gần là một trong số các trường hợp sau:

    - Người có tiếp xúc cơ thể trực tiếp (bắt tay, ôm, hôn, tiếp xúc trực tiếp với da, cơ thể...) với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền.

    - Người đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp trong vòng 2 mét hoặc trong cùng không gian hẹp, kín và tối thiểu trong thời gian 15 phút với ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền.

    - Người không đeo khẩu trang có tiếp xúc, giao tiếp gần trong vòng 2 mét hoặc ở trong cùng không gian hẹp, kín với ca bệnh xác định trong thời kỳ lây truyền.

    - Người trực tiếp chăm sóc, khám và điều trị ca bệnh xác định khi đang trong thời kỳ lây truyền mà không sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (PPE).

    Thời kỳ lây truyền của ca bệnh xác định được tính từ 2 ngày trước khi khởi phát (đối với ca bệnh xác định không có triệu chứng thì thời kỳ lây truyền được tính từ 2 ngày trước ngày được lấy mẫu có kết quả xét nghiệm dương tính) cho đến khi kết quả xét nghiệm âm tính hoặc giá trị CT ≥ 30.

    Người có yếu tố dịch tễ bao gồm:

    - Người có mặt trên cùng phương tiện giao thông hoặc cùng địa điểm, sự kiện, nơi làm việc, lớp học... với ca bệnh xác định đang trong thời kỳ lây truyền

    - Người ở, đến từ khu vực ổ dịch đang hoạt động.

    Trường hợp bệnh xác định

    Là người có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 bằng phương pháp phát hiện vật liệu di truyền của virus (PCR).

    Là người tiếp xúc gần và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2. Là người có yếu tố dịch tễ, có biểu hiện lâm sàng nghi mắc Covid-19 và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính với virus SARS-CoV-2.

    Là người có yếu tố dịch tễ và có kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên dương tính 2 lần liên tiếp (xét nghiệm lần 2 trong vòng 8 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm lần 1) với virus SARS-CoV-2. Trong trường hợp xét nghiệm nhanh kháng nguyên lần thứ 2 âm tính thì cần phải có xét nghiệm Real-time RT-PCR để khẳng định.

    Hướng dẫn mới nhất phân thế nào là F0, F1? - Ảnh 2.

    Người mắc Covid-19 được phân loại theo 5 nhóm

    Bộ Y tế cũng phân loại 5 mức độ bệnh Covid-19 gồm: Không có triệu chứng lâm sàng, mức độ nhẹ, mức độ trung bình, mức độ nặng và mức độ nguy kịch.

    Trước đó, Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm quyết định 4689/QĐ-BYT ngày 6-10-2021 của Bộ Y tế chỉ phân loại các bệnh nhân Covid-19 theo 4 mức độ bệnh gồm nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch (các tiêu chí trong 4 mức độ này không có sự thay đổi). Như vậy, trong hướng dẫn mới của Bộ Y tế đã có thêm nhóm F0 không triệu chứng.

    Người nhiễm không triệu chứng

    F0 được xếp vào nhóm này nếu không có triệu chứng lâm sàng. Ngoài ra, nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời.

    Mức độ nhẹ

    F0 có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, mất vị giác, khứu giác, tiêu chảy… Nhịp thở < 20 lần/phút, SpO2 > 96% khi thở khí trời. Bên cạnh đó, người bệnh tỉnh táo, tự phục vụ được; X-quang phổi bình thường hoặc có nhưng tổn thương ít.

    Mức độ trung bình

    Đánh giá toàn trạng, người bệnh có các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu như mức độ nhẹ. Về hô hấp, bệnh nhân có dấu hiệu viêm phổi, khó thở, thở nhanh 20-25 lần/phút, phổi có ran nổ và không có dấu hiệu suy hô hấp nặng, SpO2 94-96% khi thở khí phòng. F0 có thể khó thở khi gắng sức (đi lại trong nhà, lên cầu thang).

    Mạch của người bệnh có thể nhanh hoặc chậm, da khô, nhịp tim nhanh, huyết áp bình thường, ý thức tỉnh táo. Ngoài ra, chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực phát hiện có tổn thương, tổn thương dưới 50%. Siêu âm thấy hình ảnh sóng B, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 > 300.

    Mức độ nặng

    F0 được phân loại thuộc nhóm nặng nếu hô hấp có dấu hiệu viêm phổi kèm theo bất kỳ một trong các dấu hiệu sau: nhịp thở > 25 lần/phút; khó thở nặng, co kéo cơ hô hấp phụ; SpO2 < 94% khi thở khí phòng.

    Về tuần hoàn, nhịp tim người bệnh có thể nhanh hoặc chậm, HA bình thường hay tăng. Về thần kinh, người bệnh có thể bứt rứt hoặc đừ, mệt. Chụp X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực: Có tổn thương, tổn thương trên 50%. Siêu âm thấy hình ảnh sóng B nhiều, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 khoảng 200-300.

    Mức độ nguy kịch

    F0 thuộc nhóm nguy kịch có biểu hiện thở nhanh > 30 lần/phút hoặc < 10 lần/phút, có dấu hiệu suy hô hấp nặng, thở gắng sức nhiều, thở bất thường hoặc cần hỗ trợ hô hấp bằng thở oxy dòng cao (HFNC), thở máy. Ý thức người bệnh giảm hoặc hôn mê.

    Nhịp tim bệnh nhân có thể nhanh hoặc chậm, huyết áp tụt, tiểu ít hoặc vô niệu. Kết quả X-quang ngực và cắt lớp vi tính ngực phát hiện có tổn thương, tổn thương trên 50%. Siêu âm hình ảnh sóng B nhiều, khí máu động mạch: PaO2/FiO2 < 200, toan hô hấp, lactat máu > 2 mmol/L

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ