Cập nhật lúc 18:20 - 13/10/2021

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 3/10: CDC Hà Nội nhận định về tình hình "ổ dịch" Bệnh viện Việt Đức

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-10-02T17:10:00

    Số trường hợp khỏi COVID-19 vượt hơn 5 lần ca mắc mới

    Tối 2/10, Bộ Y tế cho biết trong ngày ghi nhận 5.490 ca nhiễm mới COVID-19 với 13 người nhập cảnh và 5.477 trường hợp trong nước (giảm 1.464 ca so với ngày trước đó) tại 40 tỉnh, thành phố, có 3.004 ca cộng đồng. Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 8.065 ca/ngày.

    Trong ngày 2/10 có 28.857 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, đây là con số kỷ lục trong điều trị Covid-19 trong đợt bùng dịch lần thứ 4, vượt hơn 5 lần ca mắc mới.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T23:10:00

    Cảnh sát dẫn đường gần 8.000 người từ Đồng Nai, Bình Dương đi xuyên đêm về Tây Nguyên

    Tối 2-10, đoàn xe do cảnh sát giao thông (CSGT) tỉnh Bình Phước dẫn đường đã đến chốt kiểm dịch Cai Chanh (xã Đắk Ru, huyện Đắk R’Lấp, Đắk Nông). Đoàn xe gồm hơn 1.300 người chủ yếu là công nhân các khu công nghiệp ở hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương.

    Theo CSGT tỉnh Bình Phước, đoàn này xuất phát từ Bình Phước lúc 17h chiều nay với khoảng 20 xe. Trong đó có 5 xe của doanh nghiệp hỗ trợ chuyên chở các xe máy bị hư hỏng dọc đường và 15 xe chuyên dụng của CSGT dẫn đường.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 3/10: "Ổ dịch" phức tạp, Bệnh viện Việt Đức tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân - Ảnh 1.

    Đoàn xe gồm hơn 1.300 người chủ yếu là công nhân các khu công nghiệp ở hai tỉnh Đồng Nai và Bình Dương - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

    Hơn 1.300 người bao gồm khoảng 1.100 người xuất phát từ tỉnh Đồng Nai và gần 200 người xuất phát từ tỉnh Bình Dương về các tỉnh Tây Nguyên.

    Theo CSGT tỉnh Bình Phước, ngay khi đoàn xe này đến Đắk Nông thì ở phía giáp Bình Dương cũng đã có 3 đoàn người mới với khoảng 5.000 - 7.000 người cũng chuẩn bị xuất phát. Dự kiến khoảng 24h, đoàn xe này sẽ đến Đắk Nông rồi tiếp tục về các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

    Theo Tuổi trẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-02T23:10:00

    Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân đến khám chữa bệnh

    Tối 2/10, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã có thông báo tới Giám đốc các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bệnh viện tuyến tỉnh và các cơ sở y tế về việc tiếp nhận người bệnh trong tình hình dịch bệnh SARS-CoV-2.

    Theo đó, Bệnh viện tạm ngừng tiếp nhận người bệnh tới đăng ký khám bệnh, chữa bệnh nội trú, ngoại trú, người bệnh chuyển tuyến thông thường tại Bệnh viện để tập trung duy trì chăm sóc, điều trị cho những người bệnh nội trú tại bệnh viện cho đến khi có thông báo mới.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 3/10: "Ổ dịch" phức tạp, Bệnh viện Việt Đức tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân - Ảnh 1.

    Bệnh viện chỉ tiếp nhận những người bệnh nặng, cấp cứu, vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới cần can thiệp ngoại khoa. Các bệnh viện trước khi chuyển người bệnh đề nghị liên hệ qua số điện thoại hotline 0967.99.1616 để đảm bảo tiếp nhận người bệnh kịp thời và an toàn, đồng thời Giấy chuyển tuyến cần ghi rõ tình trạng bệnh, khai thác chi tiết các yếu tố dịch tễ, bản sao kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trong 72 giờ của người bệnh.

    Theo báo cáo của CDC Hà Nội, liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, đến nay đã ghi nhận tổng số 23 ca dương tính tại Hà Nội (trong đó có 11 người là của thành phố Hà Nội còn lại của các tỉnh, thành phố khác)./.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T00:10:00

    Tích hợp thẻ xanh Covid-19 trên căn cước công dân gắn chip

    Chiều 2/10, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 Bộ Công an) cho biết thẻ căn cước công dân gắn chip đã được tích hợp thông tin tiêm vaccine Covid-19, giấy đi đường, xét nghiệm, giấy phép lái xe và chế độ chính sách được hưởng...

    Thẻ xanh Covid là một hình thức công nhận cho người đã có miễn dịch với nCoV nhờ tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc từng mắc Covid-19 và đã hoàn thành cách ly. Thẻ xanh Covid hay thông tin tiêm vaccine đã có ở PCCovid, ứng dụng duy nhất phục vụ chống dịch vừa ra mắt. Mã QR được sinh ra trên PCCovid là mã QR cá nhân duy nhất của người dân, chứa thông tin liên quan đến phòng chống dịch

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 3/10: "Ổ dịch" phức tạp, Bệnh viện Việt Đức tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân - Ảnh 1.

    C06 cũng tích hợp những thông tin này trên thẻ căn cước công dân gắn chip. Khi đến nơi công cộng hay cơ quan, người dân chỉ cần đưa thẻ để những nơi này quét mã QR và sẽ hiện ra thông tin.

    Theo C06, mọi dữ liệu được liên kết với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nên đảm bảo chính xác, bảo mật. Dữ liệu cũng liên tục được cập nhật, bổ sung từ cơ quan y tế, doanh nghiệp, đơn vị tiêm chủng...

    Hiện, Bộ Công an đã trả khoảng 45 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip cho người dân. Mã QR trên thẻ chứa 7 trường thông tin cơ bản của công dân, phù hợp với yêu cầu đọc thông tin nhanh của các tổ chức, cá nhân. Mặt sau thẻ chứa mã hàng không dân dụng quốc tế theo tiêu chuẩn ICAO. Chip điện tử chứa thông tin sinh trắc học, ảnh chân dung và vân tay theo tiêu chuẩn.

    Theo VnExpress.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T00:10:00

    Bình Dương không còn “vùng đỏ”, tiếp tục hỗ trợ công nhân ở lại

    Tính đến ngày 2/10, Bình Dương có 214.360 ca mắc COVID-19 nhưng đã có đến 187.000 bệnh nhân được xuất viện trở về nhà, số còn lại đang được điều trị tại khu cách ly tập trung và tại nhà. Đánh giá mức độ nguy cơ, Bình Dương không còn xã, phường “vùng đỏ”, chỉ còn 9 địa phương “vùng vàng”, do đó tất cả các huyện, thị, thành phố đã đủ điều kiện công bố “vùng xanh”, trở về trạng thái “bình thường mới”.

    Trở về trạng thái "bình thường mới" toàn tỉnh Bình Dương có 85% doanh nghiệp trong khu công nghiệp tổ chức lại hoạt động sản xuất với các phương án “1 cung đường, 2 điểm đến”, “3 tại chỗ”, “3 xanh”. Doanh nghiệp ổn định sản xuất nên rất nhiều công nhân đã trở về nhà máy để tiếp tục công việc. Để tạo điều kiện cho công nhân đi làm trở lại, Bình Dương đã gỡ bỏ các chốt kiểm soát dịch, cho phép doanh nghiệp tổ chức tự test nhanh COVID-19 và cấp giấy xác nhận âm tính cho công nhân lưu thông.

    Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhấn mạnh, dịch bệnh đã được kiểm soát và doanh nghiệp ổn định sản xuất, cho nên công nhân sẽ không phải lo không có việc làm, không có thu nhập. Mặt khác, chăm lo đời sống công nhân, tỉnh Bình Dương sẽ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ đảm bảo không để ai thiếu ăn, thiếu mặc. Tỉnh Bình Dương mong muốn vì lợi ích chung, an toàn chung, người dân tiếp tục chia sẻ cùng vượt qua khó khăn.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 3/10: "Ổ dịch" phức tạp, Bệnh viện Việt Đức tạm ngừng tiếp nhận bệnh nhân - Ảnh 1.

    Bình Dương sẽ tiếp tục có chính sách hỗ trợ cho công nhân khó khăn

    “Mặc dù tỉnh Bình Dương đã trở về trạng thái bình thường nhưng lây nhiễm ngoài cộng đồng còn cao, chính vì vậy nguy cơ lây lan khi người dân về các tỉnh sẽ cao. Mặt khác, ở các địa phương năng lực cách ly có giới hạn. Sau khi tình hình dịch ổn định nếu người dân có nhu cầu về quê, Bình Dương sẽ tổ chức đưa đón bà con về quê một cách an toàn”, ông Minh cho biết.

    Về việc cho phép người lao động lưu thông bằng xe máy đi làm từ tỉnh Bình Dương đến TPHCM, Đồng Nai và ngược lại, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết sẽ sớm có quy định cụ thể. Về cơ bản, những ai đã được tiêm 1 mũi vaccine phòng COVID-19 sau 14 ngày, có khai báo y tế rõ ràng, có giấy xét nghiệm âm tính thì sẽ được lưu thông qua các tỉnh giáp ranh./.

    Theo VOV.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T01:10:00

    Hà Nội sẵn sàng phương án 4 tại chỗ để chủ động trong mọi tình huống dịch

    Chiều 2/10, chủ trì giao ban trực tuyến giữa Sở Chỉ huy thành phố với Sở Chỉ huy các sở, ngành, quận, huyện, thị xã để triển khai công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND thành phố Chử Xuân Dũng, Phó Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội cho biết, từ ngày 1/10, Hà Nội xuất hiện chùm ca bệnh phức tạp ở Bệnh viện Việt Đức, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Quận Hoàn Kiếm, Sở Y tế… đã kịp thời triển khai các giải pháp để sớm kiểm soát chùm ca bệnh.

    Nhấn mạnh nguy cơ lây lan dịch bệnh vẫn tiềm ẩn, Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tiếp tục tập trung cao nhất cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, không được lơ là. Việc nới lỏng phải kèm theo siết chặt quản lý, kiểm tra xử lý nghiêm vi phạm. Các sở, ngành, địa phương thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia và của thành phố, đặc biệt là Chỉ thị 22 của Chủ tịch UBND thành phố, trong đó nhiệm vụ cụ thể là: duy trì quản lý 55 chốt kiểm soát cửa ngõ thành phố; các chốt tự quản ở khu dân cư, giám sát chặt biến động dân cư, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm; tăng cường ý thức của người dân trong công tác phòng chống dịch, không tụ tập đông người, thực hiện nghiêm 5K; thực hiện nghiêm phương châm: “5K + vaccine + thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân”…

    Phó Chủ tịch UBND thành phố cũng yêu cầu các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện 6 nhóm vấn để trọng tâm trong thời gian tới, gồm: triển khai ngay phần mềm xét nghiệm đã được tập huấn; Sở Y tế hướng dẫn triển khai mô hình bác sĩ gia đình; đảm bảo thuốc, vật tư y tế; tin học hóa, từng bước số hóa các hoạt động của trạm y tế; UBND các quận, huyện, thị xã, sở, ngành tiếp tục kiểm soát tình hình dịch trên địa bàn mình phụ trách một cách chủ động, không lơ là; chủ động phương án 4 tại chỗ để không bị động bất ngờ trong mọi tình huống...

    Báo cáo tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, liên quan đến ổ dịch tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, đến nay đã có 28 ca mắc COVID-19, trong đó 22 ca ghi nhận tại Hà Nội và 6 ca tại các tỉnh, thành khác. Công tác truy vết, kiểm soát ổ dịch này đang được thực hiện.

    Như vậy, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), Hà Nội đã ghi nhận 4.261 ca mắc COVID-19, trong đó 1.317 ca tại cộng đồng, 1.890 ca trong khu cách ly tập trung và 789 ca tại khu vực phong tỏa. Trên địa bàn thành phố hiện có 1 chùm ca bệnh phức tạp tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và còn 18/663 điểm phong tỏa, trong đó điểm phong tỏa lớn nhất hiện nay là Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    Theo Báo Tin tức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T06:10:00

    Trưa 3/10, Hà Nội không có ca Covid-19 mới, xét nghiệm 4.000 người liên quan BV Việt Đức

    Sáng nay (3/10), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội phối hợp với Bệnh viện Việt Đức và quận Hoàn Kiếm bắt đầu lấy mẫu xét nghiệm đợt 2 cho khoảng 4.000 người, gồm bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên y tế và người dân sống xung quanh khu vực.

    Sáng cùng ngày, Sở Y tế Hà Nội công bố 4 ca Covid-19, gồm 2 người thuộc chùm lây nhiễm tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và 2 người là F1 của các ca phát hiện qua sàng lọc ho sốt.

    Tính từ đầu đợt dịch thứ tư (ngày 27/4) đến nay, Hà Nội phát hiện tổng cộng 4.001 bệnh nhân Covid-19, gồm 1.603 ca ghi nhận ngoài cộng đồng và 2.398 người tại khu cách ly, khu vực phong tỏa.

    Riêng chùm lây nhiễm liên quan Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có 31 ca Covid-19, trong đó 25 người đang ở địa bàn Hà Nội và 6 trường hợp đã về các tỉnh khác (Nam Định, Hưng Yên, Hà Tĩnh, Hải Dương).

    Các ca bệnh chủ yếu ghi nhận tại tòa nhà D của bệnh viện, gồm 15 ca là người nhà bệnh nhân, 10 ca là bệnh nhân đang điều trị (trong đó 1 người đã chuyển tới Viện Huyết học truyền máu Trung ương trước khi xét nghiệm dương tính).

    Ngoài ra, có 5 nhân viên bệnh viện và 1 trường hợp bán cơm ở khu vực cổng ra vào cũng được xác định mắc Covid-19.

    Theo Vietnamnet.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T06:10:00

    Hà Nội vượt ngưỡng 4.000 ca mắc COVID-19 trong đợt dịch thứ 4

    Tính đến 12h ngày 3/10, Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 4001 ca mắc COVID-19 kể từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 3/10: Hà Nội không có ca Covid-19 mới - Ảnh 1.

    Theo VOV.VN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T07:10:00

    13 tỉnh miền Tây kiến nghị tạm ngưng cho người dân về quê

    Trưa 3-10, ông Trần Văn Lâu - chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng - cho biết ông cùng lãnh đạo 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đã kiến nghị đến Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ đề nghị tạm ngưng cho người dân tự về quê.

    "Thời gian tạm ngưng tiếp nhận 15 ngày. Trong thời gian này, các địa phương chuẩn bị mọi mặt và lo chu đáo cho số bà con đã về. Sau khi ổn định, tỉnh sẽ xin ý kiến tiếp", ông Lâu nói.

    Ông Lâu cho biết những ngày qua, người dân từ các tỉnh, thành phố đổ về quê quá đông. Riêng đêm 2-10, có khoảng 20.000 người tự về quê, đông nghẹt một đoạn quốc lộ 1. "Như vậy chỉ trong vài ngày, đã có gần 30.000 người tự về quê. Năng lực tiếp nhận của Sóc Trăng chỉ khoảng chừng này, nếu bà con về thêm nữa, sẽ vỡ trận", ông Lâu nói.

    Theo

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T07:10:00

    Số lượng mũi tiêm vaccine Covid-19 ở TP.HCM tăng mạnh

    Theo thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), trong ngày 2/10, số lượng người được tiêm vaccine Covid-19 ở TP.HCM là 227.988. Tất cả điểm tiêm chủng đều ổn định, trật tự, không ghi nhận trường hợp phản ứng mạnh sau tiêm.

    Hôm qua (1/10), thành phố đã tiêm vaccine Covid-19 cho 264.237 người. Theo đồ thị số mũi tiêm vaccine trên Cổng thông tin Covid-19 TP.HCM, từ ngày 25/9 đến nay, số lượng mũi tiêm vaccine Covid-19 trên địa bàn thành phố tăng mạnh so với những ngày trước đó.

    Như vậy, từ khi triển khai tiêm chủng đợt 1 đến hết ngày 2/10, tổng số mũi tiêm được thực hiện ở TP.HCM là 11.030.843, trong đó 4.112.878 người tiêm mũi 2.

    Theo

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T11:10:00

    Số ca tử vong do COVID-19 tại TPHCM giảm kỷ lục

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM ngày 3/10 cho biết, đến nay toàn thành phố có 395.388 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố. Tình hình thu dung điều trị COVID-19 đang có chiều hướng giảm nhanh, số ca F0 đang cách ly điều trị tại nhà là 26.345 người. Số ca đang cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung là 15.695 người.

    Số ca đang điều trị tại bệnh viện tầng 2 và 3 là 29.352 người. Giai đoạn cao điểm trung bình mỗi ngày có tới hơn 100.000 người thuộc các nhóm trên phải theo dõi, điều trị. Đến ngày 3/10, số trẻ em dưới 16 tuổi nhiễm đang điều trị là 2.788 trường hợp. Số phụ nữ mang thai đang điều trị là 243 người.

    Số trường hợp xuất viện cộng dồn đã tăng lên 214.133 người. Đặc biệt, số ca tử vong trong ngày đã giảm xuống mức kỷ lục còn 79 người. Trước đó, ở giai đoạn cao điểm vào ngày 22/8 Thành phố có tới 340 ca tử vong. Dự báo, thời gian tới số ca tử vong sẽ tiếp tục giảm sâu nhờ thành quả từ các giải pháp điều trị, sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir và vắc xin.

    Để bảo vệ thành quả của cuộc chiến chống dịch COVID-19, Ban chỉ đạo phòng chống dịch TPHCM kêu gọi cộng đồng cần tuân thủ quy định phòng chống dịch của Thành phố và Bộ Y tế, thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K + vắc xin.

    Từ khi triển khai tiêm vắc xin đến nay, Thành phố đã thực hiện được 11.030.843 mũi, trong đó 4.112.878 người tiêm mũi 2; người trên 18 tuổi đã tiêm 1 mũi đạt gần 96%; người tiêm đủ 2 mũi hơn 57%; người trên 65 tuổi được tiêm 2 mũi là 64%. Riêng vắc xin Vero Cell đã tiêm cho 2.346.281 người.

    Thành phố còn hơn 4% dân số chưa tiêm mũi 1 vì nhiều lý do khác nhau. Để bảo vệ an toàn cả cộng đồng, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 kêu gọi người dân trên 18 tuổi đăng ký tiêm qua tổng đài 8066 để Thành phố sớm hoàn thành 100% người dân tiếp cận vắc xin, ngăn chặn lây lan dịch COVID-19.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T13:10:00

    Hà Nội thêm 1 ca dương tính SARS-CoV-2, liên quan Bệnh viện Việt Đức

    Theo Sở Y tế Hà Nội, chiều 3/10, thành phố Hà Nội ghi nhận 1 ca dương tính SARS-CoV-2 tại quận Ba Đình, đã được cách ly thuộc chùm ca bệnh liên quan đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    Bệnh nhân là N.Q.T, nam, sinh năm 1961, địa chỉ tại phường Ngọc Hà, quận Ba Đình.

    Bệnh nhân là người bệnh điều trị tại Trung tâm Phẫu thuật đại trực tràng tầng sinh môn (Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức) từ ngày 18/9 đến 27/9. Ngày 3/10, bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm cho kết quả dương tính.

    Tính từ 18h ngày 2/10 đến 18h ngày 3/10, trên địa bàn thành phố ghi nhận 5 ca dương tính SARS-CoV-2, đều đã được cách ly, trong đó có 3 ca liên quan đến chùm ca bệnh tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-10-03T14:10:00

    CDC Hà Nội nhận định về tình hình dịch COVID-19 trong Bệnh viện Việt Đức

     "Theo đánh giá của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cơ bản đã khoanh vùng được chuỗi lây nhiễm bên trong Bệnh viện Việt Đức, kể cả những bệnh nhân đã xuất viện từ ngày 15/9 đến nay, các địa phương đều đã nắm danh sách và kiểm soát", ông Trương Quang Việt, Phó Giám đốc CDC Hà Nội cho hay.

    Ông Việt cho biết thêm, hôm nay (3/10) CDC Hà Nội đã phối hợp lấy mẫu đợt 2 sau 3 ngày cho khoảng 4.000 người, gồm bệnh nhân, người nhà, người chăm sóc bệnh nhân, nhân viên y tế/người lao động Bệnh viện Việt Đức và người dân sống xung quanh khu vực. “Dựa vào kết quả xét nghiệm 4.000 mẫu lần này, cơ quan chức năng sẽ đánh giá chùm ca bệnh tại Bệnh viện Việt Đức một cách chính xác, cố gắng không bỏ sót F0, F1, hay những ca nghi ngờ, tham mưu phương án phòng, chống dịch tiếp theo cho bệnh viện và quận Hoàn Kiếm”, ông Việt nói.

    CDC Hà Nội nhận định, bệnh nhân di chuyển nhiều giữa các khoa, phòng khác nhau, làm tăng độ tiếp xúc và nguy cơ. Còn người nhà bệnh nhân chỉ có một không gian hạn chế để sinh hoạt, vào giờ bác sĩ thăm khám, họ buộc phải ra khỏi phòng bệnh, đi các vùng khác nhau trong bệnh viện. "Khoảng 1.100 người nhà bệnh nhân trong bệnh viện là áp lực rất lớn cho việc đảm bảo các yêu cầu phòng chống dịch", lãnh đạo CDC Hà Nội thông tin.

    Hiện tại, Bệnh viện Việt Đức chỉ dừng tiếp nhận bệnh nhân thông thường, tiếp tục bố trí luồng riêng để tiếp nhận bệnh nhân nặng, cấp cứu, vượt quá khả năng chuyên môn của tuyến dưới cần can thiệp ngoại khoa. Các bệnh viện trước khi chuyển người bệnh đến cần liên hệ qua hotline, người bệnh cần có bản sao kết quả âm tính COVID-19 trong 72 giờ.

    Từ 15-30/9, có gần 9.000 người đến khám, điều trị ở Bệnh viện Việt Đức. Theo thống kê sơ bộ của CDC Hà Nội về số lượng người bệnh đến khám, điều trị tại Bệnh viện Việt Đức từ 15/9 đến nay, toàn TP có gần 4.900 người, trong đó có 3.858 người đến khám bệnh, 369 người điều trị ngoại trú và 634 người điều trị nội trú đã ra viện, nhiều nhất là từ quận Long Biên, Đống Đa, Hoàng Mai.

    Ngoài ra, có thêm 4.001 người liên quan Bệnh viện Việt Đức tại các tỉnh/thành khác, gồm: gần 2.600 người đến khám bệnh, 509 người điều trị ngoại trú và 896 người điều trị nội trú đã ra viện.

    Theo Tiền phong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ