Cập nhật lúc 12:52 - 13/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: F0 cộng đồng tăng cao, lo ngại ca mắc "leo thang" dịp Tết

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-28T23:12:00

    Hà Nội dự báo số ca mắc COVID-19 có thể lên tới 5.000-7.000 ca/ngày

    Đang giải trình tự gen một số trường hợp mắc COVID-19

    Chiều 29/12, Hà Nội tổ chức phiên giao ban Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19. Báo cáo tại phiên họp, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết, trong đợt dịch thứ 4 kể từ ngày 27/4 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 42.888 ca mắc, trong đó có 15.070 ca ngoài cộng đồng. Hiện nay, thành phố có 76 điểm phong tỏa với 3.100 người.

    Ngày 28/12, Bộ Y tế thông tin về trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron tại Việt Nam là người nhập cảnh, bệnh nhân từ Anh quốc về Việt Nam qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài ngày 19/12.

    Đáng chú ý, thành phố đã lấy 28 mẫu xét nghiệm các trường hợp dương tính và có yếu tố dịch tễ nghi ngờ chuyển Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư để giải trình tự gen xác định chủng virus (sàng lọc nghi ngờ chủng Omicron). Việc giải trình tự gen vẫn đang trong quá trình thực hiện và đang chờ kết quả.

    Phó Giám đốc Sở Y tế cũng thông tin, tính đến hết ngày 28/12, Hà Nội đã tiêm được 11.767.691 mũi vắc xin phòng COVID-19 cho nhân dân.

    Đến nay thành phố có tổng số 54.045 trường hợp F1 phải cách ly, trong đó đang cách ly tại nhà 22.802 trường hợp F1. Từ 27/4 đến nay, thành phố tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 42.888 bệnh nhân, hiện đang điều trị 20.211 người.

    Ông Cương cho biết, trong tuần vừa qua, trung bình mỗi ngày, Hà Nội ghi nhận 1.747 ca/ngày. Số mắc tăng nhiều so với tuần trước. Tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp với số ca mắc tăng nhanh, có thể vượt ngưỡng 2.000 ca mắc/ngày trong tuần tiếp theo.

    Ông Cương khẳng định, công tác phòng, chống và kiểm soát COVID-19 vẫn đang được tổ chức quyết liệt, tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn đang trong giới hạn kiểm soát. Tuy nhiên, hệ thống y tế các tuyến đang chịu nhiều áp lực về quản lý, thu dung, điều trị, trong thời gian tiếp theo khi số mắc tiếp tục gia tăng là gánh nặng lên hệ thống…

    Không liên hoan, gặp mặt cuối năm

    Kết luận phiên họp, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong cho biết, dự báo trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, tình hình dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp khi Việt Nam đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm biến chủng Omicron.

    Ông Phong lưu ý, từ nay đến Tết Nguyên đán, nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, đặc biệt là có khoảng 140 nghìn người Việt Nam nước ngoài đăng ký trở về nước ăn Tết, sẽ dẫn đến những nguy cơ không nhỏ.

    Ông Phong lưu ý các địa phương cần đặc biệt quan tâm hơn việc tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng nguy cơ cao. Sở Y tế khẩn trương có hướng dẫn thực hiện việc tiêm vắc xin tại nhà.

    “Trừ các trường hợp theo chỉ định y tế không thể tiêm vắc xin được, với các trường hợp khác, Bí thư, Chủ tịch phải đến tận nhà vận động, tuyên truyền, để tiêm vắc xin bằng được. Tiêm thêm được 1 người là giảm đi 1 người phải chuyển tầng 3 điều trị, giảm đi một nguy cơ tử vong. Đây là chuyển biến về nhận thức phải xác định rõ là hạn chế chuyển tầng, tử vong, quản trị rủi ro”, ông Phong nói.

    Phó Bí thư Thành ủy cũng lưu ý việc triển khai ứng dụng phần mềm quản lý F0 rất tiện lợi, nhưng vẫn có địa phương lãnh đạo chưa cập nhật đầy đủ và đề nghị, từ Phó Chủ tịch trở lên ở các quận huyện phải nắm rõ, cập nhật liên tục việc sử dụng phần mềm này.

    Trong thời gian tới, Phó Bí thư Thành ủy nêu rõ, việc dự báo tình hình phải thống nhất. Số ca mắc COVID-19 có thể lên tới 5.000- 7.000 ca/ngày. Có thể chủng Omicron sẽ lan ra cộng đồng với tốc độ rất nhanh. Sở Y tế phải xây dựng kịch bản mới, dựa trên tỷ lệ chuyển tầng điều trị, tử vong, không để quá tải ở tầng điều trị 2, 3. Các quận huyện thị xã cũng cần có kịch bản mới phù hợp với tình hình hiện tại.

    Phó Bí thư Hà Nội yêu cầu chuyển hướng điều trị F0 về xã phường và điều trị tại nhà, các quận huyện hạn chế việc tiếp tục mở các khu thu dung điều trị tập trung; tận dụng các trường mầm non ở các xã phường để thực hiện việc này.

    Các quận huyện, thị xã có đông lao động ngoại tỉnh, công trường lớn, cần quản lý chặt di biến động dân cư để rà soát tiêm vắc xin cho người chưa được tiêm trên nguyên tắc “không phân biệt người ở đâu, có trên địa bàn phải được tiêm vắc xin ngay”.

    Phó Bí thư Thành ủy nhắc lại chỉ đạo mới của Bí thư Thành ủy về yêu cầu tất cả cơ quan đơn vị thuộc thành phố không tổ chức liên hoan, gặp mặt cuối năm; cán bộ đảng viên, công chức phải gương mẫu thực hiện và cho biết, UBND thành phố sẽ có văn bản hạn chế một số hoạt động phù hợp với tình hình thực tế dịch bệnh từ nay đến Tết Nguyên đán.

    Theo Tiền phong 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-29T23:12:00

    Số ca mắc ngày 29/12 thấp nhất sau 21 ngày

    Trong 13.889 ca nhiễm Bộ Y tế công bố tối 29/12 có 13.873 ca tại 60 tỉnh, thành, thấp nhất trong 21 ngày qua; Hà Nội tiếp tục dẫn đầu các địa phương; 245 ca tử vong.

    Như vậy, 24 giờ qua, số ca nhiễm cả nước giảm 548 ca so với hôm qua, gồm 5.020 ca được phát hiện ở khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa (giảm 96 ca), 8.853 ca cộng đồng (giảm 452 ca).

    Số ca nhiễm tại Hà Nội giảm so với hôm qua, còn 1.766 ca, là ngày thứ 9 dẫn đầu cả nước về số ca nhiễm ghi nhận trong ngày. Một số tỉnh có ca nhiễm tăng cao so với hôm trước: Phú Yên tăng 686, Quảng Nam tăng 209, Đăk Lăk tăng 153.

    Trung bình số ca nhiễm ghi nhận trong 7 ngày qua: 15.202 ca/ngày. Tuần trước đó (từ ngày 14/12 đến 20/12), số ca nhiễm trung bình mỗi ngày là 18.134. Như vậy, tính trung bình tuần, số ca nhiễm cả nước có xu hướng giảm.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-29T23:12:00

    Hà Nội đang giải trình tự gen 28 trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng Omicron

    Chiều tối 29/12, tại phiên họp Ban Chỉ đạo chống dịch COVID-19 của TP Hà Nội, ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, tính từ đầu năm đến ngày 28/12, tổng số ca mắc COVID-19 trên địa bàn là 43.128 trường hợp. Hiện nay, thành phố có 76 điểm phong tỏa với 3.100 người.

    Đáng chú ý, TP Hà Nội đã lấy 28 mẫu xét nghiệm các trường hợp mắc COVID-19 và có yếu tố dịch tễ nghi ngờ liên quan đến biến chủng Omicron và chuyển đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để giải trình tự gen xác định chủng virus (sàng lọc nghi ngờ chủng Omicron).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: Hà Nội dự báo số ca mắc có thể lên tới 5.000-7.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Văn Phong, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội chủ trì cuộc họp trực tuyến Ban Chỉ đạo chống COVID-19 của TP Hà Nội, chiều 29/12.

    "Việc giải trình tự gen vẫn đang trong quá trình thực hiện và đang chờ kết quả", ông Vũ Cao Cương cho biết.

    Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, đến nay thành phố có tổng số 54.045 trường hợp F1 phải cách ly, trong đó đang cách ly tại nhà 22.802 trường hợp F1. Từ 27/4 đến nay, thành phố tiếp nhận quản lý, điều trị tổng số 42.888 bệnh nhân, hiện đang điều trị 20.211 người.

    Ông Vũ Cao Cương nhận định, số ca mắc COVID-19 tăng nhanh, có thể vượt ngưỡng 2.000 ca mắc/ngày trong tuần tiếp theo. Do đó, công tác phòng, chống và kiểm soát COVID-19 cần quyết liệt hơn nữa.


    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-30T00:12:00

    84% bệnh nhân COVID-19 tử vong là người từ 50 tuổi trở lên; Cấp thiết, quyết liệt bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ cao

    Việc giám sát vùng nguy cơ cao để đảm bảo phát hiện sớm các ca mắc là rất cần thiết, từ đó cách ly, điều trị và có giải pháp xử trí phù hợp, góp phần hạn chế trường hợp tử vong. Tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%.

    Đây là những thông tin do Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết tại hội thảo "Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp giảm tử vong do COVID-19" do Bộ Y tế tổ chức sáng 29/12.

    Thứ trưởng nhấn mạnh, toàn hệ thống điều trị rà soát khả năng đáp ứng của các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác điều trị các tuyến. Cung ứng và bảo đảm đầy đủ thuốc, vật tư tiêu hao, trang thiết bị, trang phục phòng hộ cá nhân.

    PGS.TS Nguyễn Trường Sơn cũng đặc biệt lưu ý các cơ sở điều trị cũng như hệ thống theo dõi sức khoẻ người bệnh ban đầu cần theo dõi chặt chẽ tình trạng người bệnh để tiên lượng sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu tăng nặng. Cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tuyến điều trị, tuyệt đối tránh tình trạng chuyển tầng khi đã quá muộn.

    Tại hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, trong số ca mắc COVID-19 tại nước ta chỉ có 6% là bệnh nhân nặng; 8,3% ở mức trung bình; tỷ lệ bệnh nhân nhẹ và không có triệu chứng cao nhất với 85,7%.

    Tổng số ca tử vong từ 50 tuổi trở lên chiếm đến 84%, vì vậy việc triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các giải pháp bảo vệ nhóm đối tượng nguy cơ này là rất cần thiết, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

    Báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho thấy đến ngày 28/12, các địa phương có số ca đang điều trị cao: TPHCM (51.726), Bình Dương (42.159), Đồng Nai (41.147), Hà Nội (20.165), Cà Mau (16.061), Cần Thơ (15.157), Khánh Hòa (12.859), Trà Vinh (11.922), Đồng Tháp (10.936), Tây Ninh (10.584).

    Các địa phương đang có số ca COVID-19 nặng cao: Đồng Nai (3.246), TP HCM (2.315), TP Cần Thơ (420), Long An (416), An Giang (399), Bình Dương (361), Bến Tre (336), Vĩnh Long (324), Hà Nội (315), Đồng Tháp (277) ca.

    Theo thống kê 10 tỉnh, thành phố có tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 tử vong cao nhất cả nước là TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, An Giang, Tiền Giang, Long An, Tây Ninh, TP Cần Thơ, Đồng Tháp và Kiên Giang.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-30T00:12:00

    Số ca mắc COVID-19 ở Hải Phòng vượt ngưỡng 1.000 ca/ngày, cao kỷ lục từ trước đến nay

    Những ngày qua, số ca mắc COVID-19 mới tại Hải Phòng liên tục tăng. Đặc biệt, ngày 29/12, Hải Phòng ghi nhận 1.006 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Hải Phòng đến thời điểm này lên hơn 8.700 trường hợp. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: Hà Nội dự báo số ca mắc có thể lên tới 5.000-7.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa)

    Tính đến thời điểm này, Hải Phòng cũng đã ghi nhận 16 trường hợp tử vong do COVID-19. Nhằm giảm các trường hợp tử vong do COVID-19 trên địa bàn thành phố, Sở Y tế Hải Phòng đề nghị UBND các quận, huyện huy động tối đa sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là Tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng, mạng lưới tình nguyện viên, người bệnh COVID-19 đã bình phục... 

    Sở Y tế Hải Phòng cũng yêu cầu các Trạm Y tế lưu động lập danh sách các trường hợp F0 tại nhà, phân loại theo các nhóm nguy cơ để quản lý, theo dõi chặt chẽ các chỉ số để đánh giá trường hợp tăng nặng và kết nối để vận chuyển kịp thời người bệnh từ cộng đồng lên tuyến trên trong trường hợp cần thiết./.

    Theo VOV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-30T00:12:00

    Hà Nội: Hơn 14.000 F0 điều trị tại nhà, lập thêm cơ sở cách ly tập trung

    Ngày 19/12, Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 18h ngày 28/12 đến 18h ngày 29/12, TP ghi nhận 1.882 ca dương tính mới, trong đó có 661 ca cộng đồng, 1.034 ca tại khu cách ly và 187 ca tại khu phong tỏa.

    Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (252); Hai Bà Trưng (209); Long Biên (205); Nam Từ Liêm (183); Hà Đông (169); Đống Đa (136); Tây Hồ (98).

    1.882 ca dương tính mới phân bố tại 284 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 661 ca cộng đồng ghi nhận tại 196 xã phường thuộc 27/30 quận, huyện.

    Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Hoàng Mai (như phường Hoàng Văn Thụ; Thịnh Liệt); Hai Bà Trưng (như phường Thanh Nhàn; Thanh Lương); Long Biên (phường Bồ Đề); Nam Từ Liêm (phường Mỹ Đình 1; Phú Đô); Hà Đông (phường Kiến Hưng, Hà Cầu).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 45.159 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 16.101 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly là 29.058 ca.
    269849664_4705481856186185_2828121776768887231_n.jpg

    Tới hết ngày 28/12, Thành phố có 20.156 F0 đang điều trị, trong đó có 14.226 F0 đang điều trị tại nhà; số còn lại điều trị tại bệnh viện, các cơ sở thu dung, điều trị của thành phố và của các quận, huyện.

    UBND thành phố Hà Nội cũng quyết định thành lập cơ sở cách ly y tế tập trung tại Nhà khách Ủy ban thành phố phục vụ công tác phòng, chống dịch. Chủ tịch UBND thành phố ủy quyền cho Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm thực hiện một số việc của Ban Chỉ đạo công tác phòng, chống dịch của thành phố.

    Thành lập cơ sở cách ly y tế tập trung cho đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1 tại Nhà khách Ủy ban thành phố (địa chỉ số 13-15 Lương Ngọc Quyến, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) với 50 phòng, 75 giường phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 do người tự cách ly tự nguyện chi trả.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-30T01:12:00

    Hội đồng đạo đức họp lần 3, kết luận vắc xin Nano Covax đạt yêu cầu hiệu lực bảo vệ

    Ngày 29-12, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia đã họp lần thứ 3 để đánh giá hiệu lực bảo vệ qua thử nghiệm lâm sàng vắc xin Nano Covax, sản phẩm do Công ty Nanogen, Việt Nam sản xuất.

    Theo thông tin từ cuộc họp, nhóm nghiên cứu đã trình bày kết quả đánh giá hiệu lực của vắc xin trong nhóm người tình nguyện tiêm vắc xin, cho thấy tương tự các vắc xin ngừa COVID-19 khác, hiệu lực bảo vệ của vắc xin Nano Covax cũng giảm dần theo thời gian: ngày 42-90 sau tiêm hiệu lực bảo vệ đạt 86,7%, 120 ngày sau tiêm đạt 78,50%, ngày 180 sau tiêm đạt 51,60%.

    Tính chung toàn thời gian, hiệu lực bảo vệ của Nano Covax (liều tiêm 25 mcg) đạt 52,1%, đạt tiêu chuẩn cấp phép lưu hành theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và FDA Hoa Kỳ.

    Báo cáo của nhóm nghiên cứu cũng cho biết hầu hết các ca COVID-19 trong nhóm đã tiêm vắc xin Nano Covax đều ở mức độ nhẹ, trong khi ở nhóm đối chứng có nhiều ca ở mức nặng.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: Hà Nội dự báo số ca mắc có thể lên tới 5.000-7.000 ca/ngày - Ảnh 1.

    Vắc xin Nano Covax do Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen bào chế

    Qua thử nghiệm giai đoạn 2 và 3, nhóm nghiên cứu đánh giá hiệu lực bảo vệ khỏi diễn biến nặng của vắc xin là 92%. Hiệu lực bảo vệ khỏi tử vong là 100%.

    15 thành viên của hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá nghiệm thu kết quả, có 11 phiếu chấp thuận kết quả này, 2 phiếu chấp thuận nhưng đề nghị bổ sung thêm dữ liệu, 2 phiếu trắng.

    Vắc xin Nano Covax là vắc xin 100% Việt Nam, được phát triển từ đầu năm 2020 và tiêm thử nghiệm trên người lần đầu tiên ngày 17-12-2020. Đến nay đã có trên 14.000 người tình nguyện tham gia thử nghiệm vắc xin này qua 3 giai đoạn: 1, 2, 3, riêng giai đoạn 3 gồm 3a và 3b.

    Phiên họp hôm nay là phiên thứ 3 của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh liên quan đến vắc xin này, trong đó 2 phiên trước vào tháng 8 và 9-2021, hội đồng chấp thuận về tính sinh miễn dịch, tính an toàn, nhưng còn "lấn cấn" về hiệu lực bảo vệ của vắc xin.

    Tại phiên họp ngày 29-12, nhóm nghiên cứu đã báo cáo hiệu lực bảo vệ của vắc xin và được hội đồng thông qua.

    Nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết cuối tuần này nhóm nghiên cứu sẽ gửi báo cáo đầy đủ lên Cục Khoa học, công nghệ và đào tạo, Bộ Y tế.

    Theo lịch trình dự kiến, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh quốc gia sẽ gửi văn bản đề nghị Bộ Y tế và tuần sau, Hội đồng tư vấn cấp phép thuốc và nguyên liệu làm thuốc sẽ họp để xem xét vắc xin Nano Covax.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-30T02:12:00

    Sáng 30/12, F0 cộng đồng tăng cao, lo ngại ca mắc "leo thang" dịp Tết

    Hà Nội: 1.882 F0 mới, 661 ca cộng đồng

    Tối 29/12, Sở Y tế Hà Nội thông tin trên địa bàn đã phát hiện thêm 1.882 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 661 ca cộng đồng, 1.034 ca tại khu cách ly, 187 ca tại khu phong tỏa.

    Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hoàng Mai (252); Hai Bà Trưng (209); Long Biên (205); Nam Từ Liêm (183); Hà Đông (169); Đống Đa (136); Tây Hồ (98).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: F0 cộng đồng tăng cao, lo ngại ca mắc "leo thang" dịp Tết - Ảnh 1.

    Xét nghiệm Covid-19 trong cộng đồng (Ảnh: Mạnh Quân).

    Hà Nam: Thêm 92 F0

    Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, ngày 29/12 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 92 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

    Trong số 92 trường hợp ghi nhận, có 54 trường hợp liên quan đến những chùm ca bệnh tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; 3 bệnh nhân từ Hà Nội trở về địa phương; 2 bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt, mệt mỏi và rát họng; 32 trường hợp là F1 của các bệnh nhân đã được ghi nhận trước đó…

    Nam Định: 85 ca mắc mới Covid-19

    Ngày 29/12, Nam Định công bố ghi nhận thêm 85 ca Covid-19, nhiều ca cộng đồng với chùm bệnh phức tạp.

    Theo đó, 85 ca mắc mới có 4 ca tại Hải Hậu, 22 ca tại thành phố Nam Định, 4 ca tại Xuân Trường, 9 ca tại Giao Thủy, 10 ca tại Nghĩa Hưng, 18 ca tại Nam Trực, 3 ca tại Mỹ Lộc, 4 ca tại Vụ Bản, 11 ca tại Ý Yên.

    Thái Bình: 42 ca dương tính SARS-CoV-2

    Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình cho biết, ngày 29/12, Thái Bình ghi nhận 42 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2  F0 mới, trong đó có 17 ca cộng đồng, 25 ca trong Khu cách ly tập trung.

    Thanh Hóa: Thêm 206 ca mắc mới

    Thanh Hóa ghi nhận 206 ca mắc Covid-19, trong đó có tới 97 trường hợp được phát hiện ngoài cộng đồng, 109 trường hợp đã được cách ly từ trước. Trong ngày, Thanh Hóa ghi nhận một ca tử vong.

    Đến nay, Thanh Hóa đã ghi nhận 7.752 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 4.344 người điều trị khỏi được ra viện; 14 bệnh nhân tử vong.

    Nghệ An: 104 F0, 11 ca cộng đồng

    Tỉnh Nghệ An ghi nhận 104 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 11 ca được phát hiện ngoài cộng đồng. Trong ngày có 135 bệnh nhân được điều trị khỏi và ra viện, không ghi nhận ca tử vong, hiện địa phương này đang điều trị 1.304 bệnh nhân Covid-19.

    Liên quan đến hành khách đi cùng chuyến bay với ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên của Việt Nam, đến thời điểm này ngành chức năng xác định có 5 người quê Nghệ An. Hiện cả 5 người đều đã có mặt tại địa phương, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và được yêu cầu cách ly tại nhà thêm 7 ngày.

    Hà Tĩnh: Ghi nhận 13 ca mắc mới

    Trong ngày, Hà Tĩnh ghi nhận 13 ca mắc Covid-19; trong đó có 2 ca cộng đồng, các trường hợp đã được cách ly trước đó. Tính từ ngày 4/6 đến nay, Hà Tĩnh phát hiện 1.587 ca mắc Covid-19, số bệnh nhân đang điều trị là 218 người.

    Hà Tĩnh đã có 98% người dân từ 18 tuổi trở lên đã tiêm 1 mũi và 86% đã tiêm 2 mũi vaccine phòng Covid-19; đến thời điểm này, cả 3 đợt tiêm cho người từ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi đạt tỷ lệ 97%.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: F0 cộng đồng tăng cao, lo ngại ca mắc "leo thang" dịp Tết - Ảnh 2.

    Lãnh đạo Sở Y tế Hà Tĩnh kiểm tra công tác tuyên truyền, vận động người dân tiêm vaccine phòng Covid-19 (Ảnh: Sở Y tế Hà Tĩnh).

    Quảng Bình: 14 ca mắc mới

    Tỉnh Quảng Bình ghi nhận 14 ca mắc Covid-19 mới, đều ở trong cộng đồng.

    Trong ngày, tại Quảng Bình cũng có thêm 23 bệnh nhân Covid-19 khỏi bệnh và xuất viện. Đến nay, Quảng Bình đã ghi nhận 3.657 ca mắc Covid-19, trong đó 3.229 người đã khỏi bệnh và xuất viện, 409 người đang tiếp tục điều trị.

    Về công tác tiêm vaccine phòng Covid-19, Quảng Bình có 95,15% người trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1 và 87,73% người trên 18 tuổi tiêm đủ 2 mũi.

    Quảng Trị: 115 F0, 47 ca cộng đồng

    Tỉnh Quảng Trị ghi nhận 115 ca mắc Covid-19; trong đó, 47 trường hợp ghi nhận trong cộng đồng, 23 trường hợp trong khu cách ly tập trung, 33 trường hợp cách ly tại nhà.

    Đến nay, tỉnh Quảng Trị ghi nhận 2.127 trường hợp mắc Covid-19, đang điều trị 760 ca.

    Miền Tây: F0 cộng đồng chiếm đa số

    Trong ngày, Cà Mau tiếp tục là địa phương có ca mắc Covid-19 cao nhất miền Tây với hơn 1.085 F0, trong đó có 976 ca cộng đồng; có 842 người điều trị khỏi, 14 trường hợp tử vong. 

    Vĩnh Long thêm 917 ca mắc Covid-19 mới, trong đó 471 ca cộng đồng, điều trị khỏi 356 ca và 14 trường hợp tử vong.

    Đồng Tháp phát hiện 595 người mắc Covid-19, trong đó 159 ca cộng đồng, 560 người khỏi bệnh, 15 ca tử vong. 

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: F0 cộng đồng tăng cao, lo ngại ca mắc "leo thang" dịp Tết - Ảnh 3.

    Tiêm ngừa vaccine Covid-19 cho học sinh Cần Thơ (Ảnh: Bảo Kỳ).

     Bạc Liêu có thêm 593 ca mắc mới, trong đó có 346 F0 cộng đồng, 229 ca được xuất viện và một ca tử vong.

    Hậu Giang ghi nhận 465 ca mắc mới, trong đó 433 F0 cộng đồng, điều trị khỏi 766 ca và 2 ca tử vong.

    Trà Vinh phát hiện 337 ca mắc mới, trong đó 314 F0 cộng đồng, 576 ca khỏi bệnh, 5 ca tử vong.

    An Giang ghi nhận 262 ca, điều trị khỏi bệnh 328 trường hợp, thêm 16 trường hợp tử vong.

    Bến Tre có thêm  219 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 213 ca cộng đồng, 4 ca tử vong.

    Tiền Giang có 214 F0 và 1.398 ca test nhanh dương tính với SARS-CoV-2, thêm 15 ca tử vong.

    Sóc Trăng ghi nhận 181 ca mắc Covid-19 mới, điều trị khỏi 333 ca, 12 trường hợp tử vong.

    Cần Thơ có thêm 137 ca mắc mới, đây là số ca mắc trong ngày thấp nhất gần hai tháng qua trên địa bàn. Trong ngày địa phương này có 1.308 ca điều trị khỏi và 13 trường hợp tử vong.

    Trong ngày 29/12, cả nước ghi nhận 13.889 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 13.873 ca ghi nhận trong nước (giảm 548 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 8.853 ca trong cộng đồng).

    Các chuyên gia lo ngại miền Bắc đang vào mùa đông xuân, lại vào đợt nghỉ Tết sắp tới, khi người dân di chuyển nhiều, hoạt động tập thể, vui chơi tăng lên làm gia tăng các ca mắc mới.

    Bộ Y tế tiếp tục "thúc" các địa phương hoàn thành tiêm vaccine Covid-19 cho người dân, tiến tới thực hiện xong tiêm mũi 3 vaccine trong quý I năm 2022.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2021-12-30T05:12:00

    Hơn 25.000 F0 đang điều trị, Hà Nội có bao nhiêu ca Covid-19 chuyển nặng?

    Hơn 90% F0 tại Hà Nội được ghi nhận từ khi "thích ứng Covid-19"

    Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 29/4 đến nay), Hà Nội ghi nhận 45.432 ca mắc Covid-19, trong đó có 15.888 ca tại cộng đồng; 24.006 ca trong khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú, 5.227 ca tại khu phong tỏa; 98 ca nhập cảnh; 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: F0 cộng đồng tăng cao, lo ngại ca mắc "leo thang" dịp Tết - Ảnh 1.

    Xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa).

    Cộng dồn đến nay, Hà Nội đã ghi nhận 45.672 ca mắc, trong đó ghi nhận 16.009 ca tại cộng đồng trên địa bàn TP Hà Nội, 24.025 ca tại các khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú, 5.227 ca tại khu phong tỏa, khu ổ dịch cũ; 198 ca nhập cảnh và 213 ca mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.

    Từ khi thực hiện chiến lược "thích ứng Covid-19" (11/10), Thủ đô ghi nhận 41.125 ca mắc (trung bình 520 ca/ngày), trong đó 14.569 ca trong cộng đồng (35,42%), 22.089 ca tại khu cách ly tập trung và cách ly tại nơi cư trú (53,71%), 4.425 ca tại khu phong tỏa (10,75%), 42 ca nhập cảnh (0,12%).

    Cộng dồn số F1 ghi nhận từ 29/4 đến nay là 86.618 trường hợp. Các ca bệnh và khu vực liên quan đến các bệnh nhân đều được tổ chức điều tra dịch tễ, xử lý theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Hiện thành phố có 76 điểm phong tỏa.

    Gần 60% F0 ở Hà Nội điều trị tại nhà

    Theo Sở Y tế Hà Nội, tính đến ngày 29/12, Hà Nội đang điều trị cho 25.217 bệnh nhân, trong đó:

    - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương: 115 người; Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: 205 người.

    - Tại các bệnh viện của thành phố: 2.426 người.

    - Cơ sở thu dung điều trị thành phố: 2.271 người.

    - Cơ sở thu dung quận/huyện: 5.195 người.

    - Theo dõi cách ly tại nhà: 15.005 người.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 30/12: F0 cộng đồng tăng cao, lo ngại ca mắc "leo thang" dịp Tết - Ảnh 2.

    Gần 60% F0 ở Hà Nội điều trị tại nhà (Ảnh minh họa).

    Tổng số bệnh nhân Covid-19 đã điều trị khỏi là 26.677 người, số bệnh nhân chuyển tầng điều trị là 231 người.

    Theo số liệu từ Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, Hà Nội hiện có 1.600 bệnh nhân ở mức độ trung bình; 273 bệnh nhân nặng, nguy kịch. Trong số các bệnh nhân nặng, nguy kịch có 229 trường hợp phải thở oxy mask, gọng kính; 18 trường hợp thở oxy dòng cao HFNC; 8 trường hợp thở máy không xâm lấn; 17 trường hợp thở máy xâm lấn, một trường hợp phải lọc máu.

    Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, Hà Nội đã ghi nhận 143 bệnh nhân Covid-19 tử vong.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ