Cập nhật lúc 11:00 - 13/01/2022

DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 6/1: Nguy cơ Omicron lây lan ra cộng đồng là rất lớn

 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-01-05T23:01:00

    WHO: Omicron lây lan có thể làm xuất hiện biến thể khác nguy hiểm hơn

    Biến thể “siêu đột biến” Omicron đang lây lan như cháy rừng trên khắp thế giới, và hiện đã có mặt ở 128 quốc gia/vùng lãnh thổ.

    Dữ liệu ban đầu cho thấy người nhiễm Omicron ít có nguy cơ mắc bệnh nặng so với những biến thể khác. Tuy nhiên theo quan chức cấp cao của WHO - bà Catherine Smallwood, sự lây lan nhanh chóng của Omicron có thể mang lại hậu quả không ai mong muốn.

    “Omicron càng phát tán, càng lây lan nhiều thì càng dễ xảy ra đột biến và tạo ra một biến thể mới. Omicron vẫn gây chết người, dù tỷ lệ thấp hơn Delta. Nhưng không ai biết biến thể tiếp theo sẽ xuất hiện lúc nào”, bà Smallwood nói trong một cuộc phỏng vấn.

    Từ đầu đại dịch đến nay, châu Âu đã ghi nhận tổng cộng hơn 100 triệu ca mắc COVID-19. Riêng trong tuần cuối cùng của năm 2021, số ca mắc mới đã lên đến hơn 5 triệu ca.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-05T23:01:00

    Thủ tướng: Phấn đấu chiến thắng dịch bệnh năm 2022

    Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, năm 2022 sẽ có nhiều khó khăn, nhưng cần phấn đấu chiến thắng dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế.

    Đó là mục tiêu Chính phủ đề ra tại Hội nghị Chính phủ với các địa phương chiều 5/1.

    Tại Hội nghị, Thủ tướng đánh giá, năm 2021, một trong những điểm sáng nổi bật mà Việt Nam đạt được là dịch bệnh cơ bản được kiểm soát; đẩy nhanh ngoại giao vaccine và tiêm chủng; điều chỉnh chiến lược phòng chống dịch; ban hành các gói hỗ trợ; tạo điều kiện khôi phục kinh tế - xã hội.

    Khi biến chủng Delta xâm nhập và lây lan nhanh, lại chưa có đủ vaccine, thuốc chữa bệnh, chưa hiểu hết, chưa có kinh nghiệm ứng phó, năng lực y tế còn hạn chế, Chính phủ và các địa phương phải áp dụng biện pháp hành chính để chống dịch. Dịch bệnh và các biện pháp này đã ảnh hưởng đến đời sống người dân, hoạt động kinh tế - xã hội.

    Sau khi thực hiện chiến dịch tiêm chủng lớn nhất lịch sử, Chính phủ đã điều chỉnh chiến lược, chuyển sang thích ứng an toàn.

    Nêu rõ năm 2022 có thuận lợi, nhưng khó khăn nhiều hơn, Thủ tướng yêu cầu kiên trì thực hiện chủ trương thích ứng an toàn với Covid-19. Đây là cơ sở để khôi phục kinh tế - xã hội. "Muốn mở cửa, khôi phục các hoạt động bình thường thì không còn cách nào khác là phải thần tốc thực hiện tiến trình vaccine. Khi đã bao phủ được vaccine, có các loại thuốc điều trị, cộng với ý thức người dân, chúng ta sẽ yên tâm mở cửa", Thủ tướng nói và hoan nghênh TP HCM đã mạnh dạn mở cửa trở lại.

    Đồng thời ông cũng lưu ý, không để đầu cơ, tích trữ thuốc chữa Covid-19. Dịp Tết Nguyên đán, các địa phương không tổ chức hoạt động tập trung đông người. Lễ hội, sự kiện văn hóa, thể thao vui xuân, hội nghị phải phù hợp với dịch bệnh.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-06T00:01:00

    Hà Nội: Hơn 19.000 F0 phát hiện qua test nhanh trong 3 tuần

    Sở Y tế Hà Nội tối 5/1 thông tin trong 24 giờ qua TP ghi nhận 2.506 ca bệnh trong đó có 594 ca cộng đồng; 1.878 ca tại khu cách ly và 34 ca tại khu phong tỏa.

    Một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Đông Anh (131); Thanh Trì (127); Thanh Xuân (123); Nam Từ Liêm (115); Hoàn Kiếm (112); Đống Đa (110); Hai Bà Trưng (108); Gia Lâm (105).

    Hơn 2.500 bệnh nhân COVID-19 mới phát hiện phân bố tại 372 xã, phường, thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 594 ca cộng đồng ghi nhận tại 203 xã, phường thuộc 26/30 quận, huyện.

    Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như: Đông Anh (67); Thanh Trì (61); Gia Lâm (53); Thanh Xuân (40); Nam Từ Liêm (35); Chương Mỹ (35); Bắc Từ Liêm (31).

    Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) có 59.915 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng là 19.261 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly có 40.654 ca.

    Riêng từ 11/10 đến nay, Hà Nội có hơn 55.800 ca mắc (trung bình gần 635 ca/ngày), trong đó có hơn 18.600 ca ngoài cộng đồng (hơn 33%).

    Từ 15/12 đến nay - tròn 3 tuần, Hà Nội ghi nhận hơn 19.000 trường hợp dương tính được xác định bằng test nhanh kháng nguyên tại 30 quận, huyện, trung bình mỗi ngày thêm gần 1.000 F0 phát hiện bằng test nhanh.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-06T00:01:00

    TP Thanh Hóa vận động người xa quê không trở về dịp Tết

    Đầu năm 2022, người dân TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hóa) nhận được bức thư ngỏ của Thành ủy, UBND và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố với nội dung kêu gọi "chung tay cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19".

    Bức thư nêu hiện nay tình hình dịch trên địa bàn TP Thanh Hóa diễn biến phức tạp, khó lường, số F0 có chiều hướng gia tăng với nhiều ổ dịch phức tạp xuất hiện từ nhà máy, chợ, siêu thị, bệnh viện, trường học đến khu dân cư. Từ ngày 14/10 đến 30/12/2021, địa phương ghi nhận gần 620 F0, trong đó có nhiều ca từ các tỉnh, thành phố khác trở về, tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.

    Với phương châm bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân là trên hết, nhà chức trách TP Thanh Hóa kêu gọi người dân tích cực vận động và thông báo cho con em, người thân trong gia đình đang sinh sống, học tập, công tác xa quê biết được tình hình phức tạp của dịch bệnh và "tạm thời không trở về quê nếu không thực sự cần thiết, nhất là dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2022".

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 6/1: Hà Nội phát hiện hơn 19.000 F0 phát hiện qua test nhanh trong 3 tuần - Ảnh 1.

    Trong thư ngỏ, chính quyền đề nghị người dân chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, hạn chế tối đa việc đi lại, thăm hỏi, chúc Tết, liên hoan, gặp mặt và các hoạt động tập trung đông người vì sự an toàn của mình và mọi người, góp phần sớm đẩy lùi dịch Covid-19...

    Bức thư ngỏ khiến nhiều người dân băn khoăn bị bị hạn chế đi lại, không đúng các quy định phòng chống dịch theo Nghị quyết 128 của Chính phủ.

    Chiều 5/1, ông Nguyễn Việt Hùng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Thanh Hóa, cho hay đây là thư ngỏ do thành phố ban hành, không phải lệnh cấm, mà chỉ là khuyến cáo. "Thành phố không có chủ trương cấm và không thể cấm người dân đi lại. Khuyến cáo là để mọi người giữ sức khỏe trước hết cho bản thân, người thân và cộng đồng nói chung...", ông Hùng nói.

    Thanh Hóa có rất nhiều lao động ngoại tỉnh, riêng trong năm 2021 có hơn 215.000 người trở về quê tránh dịch. Từ ngày 27/4/2021 đến nay, tỉnh ghi nhận gần 9.300 bệnh nhân Covid-19, 16 người tử vong. Ngành y tế đã tiêm gần 5 triệu liều vaccine phòng Covid-19, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên tiêm đủ mũi đạt hơn 96,5%, trẻ từ 12 đến dưới 18 tuổi tiêm mũi một đạt gần 95%.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-06T00:01:00

    Khoảng 25.000 F0 điều trị tại nhà, Hà Nội ra hướng dẫn mới phối hợp quản lý, theo dõi

    Từ ngày 11/10 đến nay, Hà Nội có hơn 55.800 ca mắc COVID-19 mới (trung bình gần 635 ca/ngày), trong đó có hơn 18.600 ca ngoài cộng đồng (hơn 33%).

    Hiện Hà Nội có hơn 35.000 bệnh nhân đang điều trị, trong đó có khoảng 25.000 F0 cách ly, điều trị tại nhà (chiếm hơn 70%); số còn lại điều trị tại các bệnh viện Trung ương, bệnh viện của Hà Nội, cơ sở thu dung điều trị COVID-19 của thành phố và của các quận, huyện.

    Trước tình hình số ca bệnh gia tăng, Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn quy trình phối hợp trong việc quản lý, theo dõi F0 tại nhà.

    Khoảng 25.000 F0 điều trị tại nhà, Hà Nội ra hướng dẫn mới quy trình phối hợp quản lý, theo dõi - Ảnh 1.

    Theo yêu cầu của chính quyền Hà Nội, các địa phương cần thành lập ngay Tổ hỗ trợ theo dõi F0 tại nhà, với lực lượng thanh niên là nòng cốt và chủ trì triển khai, cùng với sự hỗ trợ của đội ngũ Thầy thuốc đồng hành. Trên cơ sở đó, Sở Y tế Hà Nội xây dựng quy trình phối hợp quản lý và điều trị F0 tại nhà.

    Theo quy trình, trạm y tế, trạm y tế lưu động thực hiện quản lý, theo dõi F0 tại nhà theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế; cung cấp thông tin F0 trên địa bàn cho Đoàn thanh niên (Thành viên tổ hỗ trợ theo dõi F0) thực hiện nhập liệu vào phần mềm để quản lý.

    Bên cạnh đó, thông báo ngay cho nhân viên y tế khi F0 đang theo dõi tại nhà có dấu hiệu chuyển độ nặng hơn hoặc dấu hiệu bất thường để nhân viên y tế kịp thời vận chuyển F0 đến bệnh viện điều trị COVID-19 theo đúng phân tầng đã quy định. 

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-06T01:01:00

    Dịch có xu hướng giảm, TP.HCM tạm dừng hoạt động Sở Chỉ huy phòng, chống dịch

    Theo đó, Bộ tư lệnh TP, Công an TP, Sở Y tế cùng các sở ngành và các cơ quan chỉ đạo rút lực lượng làm nhiệm vụ tại Sở Chỉ huy về cơ quan, đơn vị.

    Tuy nhiên, Sở Y tế phải thường xuyên và chủ động phối hợp thực hiện các nhiệm vụ về phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới; thường xuyên cập nhật, theo dõi, dự báo diễn biến dịch bệnh trong và ngoài TP để tham mưu, chỉ đạo kịp thời.

    Bên cạnh đó, Công an TP chỉ đạo các cơ quan chức năng nắm bắt tình hình có liên quan đến dịch bệnh, quản lý cư trú, xuất nhập cảnh, kịp thời phát hiện các trường hợp đi về từ vùng dịch không khai báo y tế hoặc nhập cảnh trái phép để có biện pháp xử lý.

    Nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bộ tư lệnh TP kịp thời tham mưu hoạt động trở lại của Sở Chỉ huy.

    Sở Chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 TP.HCM được thành lập đầu tháng 7-2021, khi tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP diễn biến phức tạp. Đến ngày 1-9, UBND TP.HCM có quyết định kiện toàn Sở Chỉ huy phòng chống dịch TP.

    Sở Chỉ huy có nhiệm vụ tham mưu quyết định các chủ trương, kế hoạch, biện pháp phòng chống dịch COVID-19. Dự báo tình huống, khả năng có thể xảy ra các cấp độ dịch. Nghiên cứu, đề xuất kinh phí mua sắm trang thiết bị phòng, chống dịch COVID-19 cho các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật và các nguồn tài trợ khác.

    Sở Chỉ huy có nhiệm vụ quan trọng trong việc quyết định các báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên về áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật, các biện pháp cần thiết trong tình huống dịch bệnh vượt quá khả năng TP như ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh COVID-19, thực hiện lệnh giới nghiêm. 

    Trong tình huống khẩn cấp, báo cáo ngay cấp trên để điều động lực lượng, phương tiện, vật chất để hỗ trợ các lực lượng nhằm sớm ổn định tình hình.

    Hiện tại, tình hình dịch bệnh tại TP.HCM đã có nhiều tín hiệu lạc quan. Số ca mắc mới ngày càng giảm. Cụ thể, tuần từ ngày 2-9 đến 9-12, TP có 8.886 ca, từ ngày 9-12 đến 16-12 giảm còn 7.527 ca, từ 16-12 đến 23-12 còn 5.493 ca, từ 23-12 đến 30-12 chỉ còn 4.087 ca.

    Những ngày qua, số ca tử vong cũng có xu hướng giảm, ngày 30-12 có 34 ca, ngày 31-12 giảm còn 33 ca, ngày 1-1 có 30 ca, ngày 2-1 có 31 ca và ngày 3-1 có 26 ca.

    Đồng thời, số ca nhập viện ngày càng giảm. Trước đây, số ca nhập viện luôn ở mức 800 ca mỗi ngày nhưng đến ngày 1-1 còn 322 ca, ngày 2-1 còn 309 ca, ngày 3-1 có 433 ca.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-06T03:01:00

    Vắc xin COVID-19 Corbevax: Món quà cho thế giới

    Trang tin Advanced Science News dẫn tuyên bố của Trung tâm phát triển vắc xin thuộc Bệnh viện Nhi Texas cho biết họ đã sẵn sàng triển khai vắc xin COVID-19 mới với chi phí thấp là Corbevax.

    Vắc xin Corbevax do Trung tâm phát triển vắc xin thuộc Bệnh viện Nhi Texas hợp tác phát triển cùng trường y nổi tiếng Baylor College of Medicine. Được mệnh danh là "Vắc xin COVID-19 của thế giới", Corbevax sẽ được chuyển giao công nghệ miễn phí cho các nước khác để sản xuất và phân phối.

    Corbevax vừa hoàn thành hai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, với sự tham gia của hơn 3.000 người trong độ tuổi từ 18-80 tại 33 điểm nghiên cứu trên khắp Ấn Độ.

    Kết quả thử nghiệm giai đoạn III cho thấy Corbevax an toàn, dung nạp tốt và hiệu quả. Với chủng virus gốc, kết quả thử nghiệm cho thấy Corbevax có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa mắc COVID-19 có triệu chứng. Với biến chủng Delta, con số này là hơn 80%.

    "Vắc xin công nghệ protein đã được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa nhiều bệnh khác, đã được chứng minh an toàn và có tính kinh tế với chi phí thấp trên toàn thế giới", bà Maria Bottazzi, một trong những tác giả nghiên cứu, nói.

    Corbevax sử dụng các mảnh protein gai của virus SARS-CoV-2, được bào chế từ tế bào nấm men bằng công nghệ 40 năm tuổi, tương tự công nghệ bào chế vắc xin viêm gan B.

    Tuần trước, Chính phủ Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin Corbevax. Nhóm nghiên cứu Corbevax tại Texas cho biết hiện họ đang làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để được phê duyệt vắc xin này.

    "Nhu cầu về vắc xin an toàn, giá rẻ cho các nước có thu nhập từ trung bình đến thấp là trung tâm của cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên thế giới", nhóm nghiên cứu viết trong thông cáo báo chí.

    "Nếu không tiêm chủng rộng rãi cho dân số ở nam bán cầu, các biến chủng mới của virus sẽ xuất hiện, cản trở tiến độ đã đạt được nhờ các loại vắc xin hiện có ở Mỹ và các quốc gia phương Tây khác", nhóm nêu thêm.

    Tính đến nay, đã có hơn 9,21 tỉ liều vắc xin được tiêm trên toàn cầu, trong đó 58% dân số thế giới được tiêm ít nhất 1 liều. Tuy nhiên, chỉ 8,5% dân số ở các nước thu nhập thấp được chủng ngừa.

    "Sự thất bại toàn cầu trong việc chia sẻ bình đẳng vắc xin đang ảnh hưởng đến những nước nghèo nhất và những người dễ tổn thương nhất trên thế giới", WHO cho biết.

    Gần đây, Công ty sinh học Biological E. của Ấn Độ đã được chuyển giao công nghệ sản xuất Corbevax. Hiện Biological E. đã sản xuất được 150 triệu liều Corbevax, và dự tính sẽ sản xuất thêm hơn 1 tỉ liều trong năm nay.

    "Chúng tôi không có kế hoạch kiếm tiền từ Corbevax, nó là món quà cho thế giới", ông Peter Hotez, một trong các tác giả nghiên cứu, chia sẻ trên Twitter.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-06T04:01:00

    Vắc xin COVID-19 Corbevax: Món quà cho thế giới

    Trang tin Advanced Science News dẫn tuyên bố của Trung tâm phát triển vắc xin thuộc Bệnh viện Nhi Texas cho biết họ đã sẵn sàng triển khai vắc xin COVID-19 mới với chi phí thấp là Corbevax.

    Vắc xin Corbevax do Trung tâm phát triển vắc xin thuộc Bệnh viện Nhi Texas hợp tác phát triển cùng trường y nổi tiếng Baylor College of Medicine. Được mệnh danh là "Vắc xin COVID-19 của thế giới", Corbevax sẽ được chuyển giao công nghệ miễn phí cho các nước khác để sản xuất và phân phối.

    Corbevax vừa hoàn thành hai thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III, với sự tham gia của hơn 3.000 người trong độ tuổi từ 18-80 tại 33 điểm nghiên cứu trên khắp Ấn Độ.

    Kết quả thử nghiệm giai đoạn III cho thấy Corbevax an toàn, dung nạp tốt và hiệu quả. Với chủng virus gốc, kết quả thử nghiệm cho thấy Corbevax có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa mắc COVID-19 có triệu chứng. Với biến chủng Delta, con số này là hơn 80%.

    "Vắc xin công nghệ protein đã được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa nhiều bệnh khác, đã được chứng minh an toàn và có tính kinh tế với chi phí thấp trên toàn thế giới", bà Maria Bottazzi, một trong những tác giả nghiên cứu, nói.

    Corbevax sử dụng các mảnh protein gai của virus SARS-CoV-2, được bào chế từ tế bào nấm men bằng công nghệ 40 năm tuổi, tương tự công nghệ bào chế vắc xin viêm gan B.

    Tuần trước, Chính phủ Ấn Độ đã cấp phép sử dụng khẩn cấp cho vắc xin Corbevax. Nhóm nghiên cứu Corbevax tại Texas cho biết hiện họ đang làm việc với Tổ chức Y tế thế giới (WHO) để được phê duyệt vắc xin này.

    "Nhu cầu về vắc xin an toàn, giá rẻ cho các nước có thu nhập từ trung bình đến thấp là trung tâm của cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 trên thế giới", nhóm nghiên cứu viết trong thông cáo báo chí.

    "Nếu không tiêm chủng rộng rãi cho dân số ở nam bán cầu, các biến chủng mới của virus sẽ xuất hiện, cản trở tiến độ đã đạt được nhờ các loại vắc xin hiện có ở Mỹ và các quốc gia phương Tây khác", nhóm nêu thêm.

    Tính đến nay, đã có hơn 9,21 tỉ liều vắc xin được tiêm trên toàn cầu, trong đó 58% dân số thế giới được tiêm ít nhất 1 liều. Tuy nhiên, chỉ 8,5% dân số ở các nước thu nhập thấp được chủng ngừa.

    "Sự thất bại toàn cầu trong việc chia sẻ bình đẳng vắc xin đang ảnh hưởng đến những nước nghèo nhất và những người dễ tổn thương nhất trên thế giới", WHO cho biết.

    Gần đây, Công ty sinh học Biological E. của Ấn Độ đã được chuyển giao công nghệ sản xuất Corbevax. Hiện Biological E. đã sản xuất được 150 triệu liều Corbevax, và dự tính sẽ sản xuất thêm hơn 1 tỉ liều trong năm nay.

    "Chúng tôi không có kế hoạch kiếm tiền từ Corbevax, nó là món quà cho thế giới", ông Peter Hotez, một trong các tác giả nghiên cứu, chia sẻ trên Twitter.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  • 2022-01-06T04:01:00

    Bộ Y tế: Nguy cơ Omicron lây lan ra cộng đồng là rất lớn

    Bộ Y tế vừa có công điện gửi Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch trước biến chủng Omicron.

    Theo Bộ Y tế, đại dịch Covid-19 trên thế giới vẫn tiếp tục diễn biến khó lường trước biến chủng Omiron. Đến nay, biến chủng này đã lây lan ít nhất 124 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

    Giám sát, quản lý các trường hợp nhập cảnh

    Đến ngày 5/1, Việt Nam đã ghi nhận 25 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron tại 3 khu vực miền Bắc, miền Nam, miền Trung đều là các trường hợp nhập cảnh đã được quản lý, cách ly kịp thời.

    Bộ Y tế nhận định thời gian tới, nguy cơ tiếp tục ghi nhận trường hợp mắc biến chủng Omicron từ người nhập cảnh và lây lan ra cộng đồng là rất lớn.

    Để chủ động kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trong bối cảnh biến chủng Omicron có thể xâm nhập và lây lan nhanh, Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với tình huống dịch Covid-19 trên địa bàn.

    Đồng thời, nâng cao năng lực hệ thống y tế nhất là y tế cơ sở, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo phương châm 4 tại chỗ và có phương án huy động, điều động, bổ sung nhân lực y tế… Không để xảy ra tình trạng người bệnh không liên hệ được với cơ sở y tế, không được tư vấn, cấp phát thuốc điều trị.


    Người nhập cảnh làm thủ tục tại sân bay Nội Bài. Ảnh: Việt Linh.

    Các địa phương phải tăng cường giám sát, quản lý người nhập cảnh từ nước ngoài. Lưu ý kiểm tra điều kiện lưu trú của những trường hợp này nhằm đảm bảo không tiếp xúc người xung quanh khi mới nhập cảnh theo quy định. Tăng cường giám sát tại cộng đồng để phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, xử lý kịp thời, triệt để ổ dịch không để lây lan ra cộng đồng.

    Các đơn vị phải phối hợp với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur để gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biển chủng Omicron đến để xét nghiệm, giải trình tự gene.

    Bộ Y tế yêu cầu khi phát hiện trường hợp mắc Covid-19, đặc biệt là biến chủng Omicron, các địa phương cần thực hiện mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo cho tỉnh, thành liên quan để truy vết, cách ly, xét nghiệm F1. Đặc biệt, cần trả kết quả nhanh nhất để thực hiện biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ