BÀI GỐC Hủy cưới hay không khi nhà gái... thách cưới quá cao?

Hủy cưới hay không khi nhà gái... thách cưới quá cao?

Nhân đây xin hỏi thêm một đám cưới cơ bản cần tổ chức những gì, về phía cô dâu, chú rể, về phía nhà trai, nhà gái, trước cưới, trong cưới và sau đám cưới cần chuẩn bị cái gì...

17 Chia sẻ

Nhà gái thách cưới bao nhiêu, tôi cũng... chiều

,
Chia sẻ

Tôi nghĩ, chuyện thách cưới, cứ áp dụng như nhà tôi là hay, “mặc cả” làm gì cho thêm phần căng thẳng, lấy con gái người ta về chứ có phải mua mớ rau, con cá ngoài chợ đâu.

Gia đình tôi không khá giả lắm, nhưng gia đình cô ấy lại giàu có và khá “sĩ diện”. Ngay từ ngày yêu, quà cáp biếu xén họ cũng rất để tâm giá trị của món đồ. Người yêu tôi thường tự tay lựa những món đồ biếu gia đình cô ấy và nhiều khi trả tiền hoặc share tiền luôn. Đừng bảo tôi không có tự trọng, bởi vì điều quan trọng nhất là làm đẹp lòng gia đình cô ấy. Vì mục tiêu đến được với nhau, những khó khăn và lòng tự trọng nhỏ nhặt ấy buộc phải vượt qua thôi. 

Đến lúc nhà tôi đến hỏi cưới, trước đó cô ấy đã thì thầm rằng: bố mẹ em đòi gì anh cũng cứ gật hết cho em, anh dặn bố mẹ bên nhà hộ em như thế, không phải lo gì cả, tiền lễ lạt mình đã chuẩn bị chu đáo, cả hai đều có tiền tiết kiệm ít nhiều. Còn tiền thách cưới, cần em sẽ vay tạm bạn bè, sau đó khi chuyện đã rồi, em lại về bảo mẹ để mẹ trả lại. Cha mẹ nào chả thương con, không lẽ để cô con gái cưng còng lưng trả nợ. Chúng ta không xin, không bòn rút của cha mẹ là được, còn khoản nào vô lý, ta lại lấy về thôi… 

Tôi thì hiểu tính người yêu, hiểu cả tính bố mẹ vợ nên đồng ý. Còn về phía bố mẹ, cũng mất khá nhiều thời gian để tôi thuyết phục điều đó. Các cụ nói già cả rồi, có tự trọng không ai làm thế. Mất bao nhiêu công suy nghĩ, “trổ tài hùng biện” mới thuyết phục được các cụ: rằng bố mẹ có nói dối gì đâu, có lừa lọc gì đâu, là con cả, bố mẹ chỉ gật đầu đồng ý lễ như thế, chứ có nói rằng chính bố mẹ chuẩn bị lễ đâu… 

Không ngoài dự đoán của cô ấy, hôm ăn hỏi, nhà gái thách 11 mâm lễ, trong đó nêu rõ cụ thể số lượng, chủng loại của từng mâm. Hai chúng tôi không choáng lắm vì cũng đoán ra rồi, thôi thì tiền lễ dố tiền chuẩn bị cũng hòm hòm. Còn thách cưới, cụ nói: biết hoàn cảnh gia đình ta không có lắm, nên chúng tôi cũng không làm khó, để 3 phong bì lễ đen vào 3 mâm: rượu tây, trầu cau và bánh nướng, mỗi lễ đen 15 triệu. Tôi cảm giác như mẹ tôi muốn xỉu ngay ở đó dù đã được chuẩn bị tinh thần, vốn dĩ nhà tôi không giàu, bố mẹ lại ít tiếp xúc mấy chuyện này nên không có kinh nghiệm. 

Đám cưới diễn ra suôn sẻ. Cũng may chuyện cỗ bàn thì “mỡ nó rán nó” và nhà nào mời tiệc nhà ấy nên gia đình tôi không cần đua theo với khách sạn 5 sao. Tiền lễ đen, người yêu tôi vay tạm bạn bè (toàn những chỗ có thể trả chậm, trả dần đề phòng bố mẹ không cho ngay hoặc không cho).
 
Đến khi cưới xong, được 2 tháng, cô ấy về thông báo đã có bầu, bố mẹ vợ mừng lắm, vội giục ăn uống tẩm bổ. Nhưng người yêu tôi (lúc này đã thành vợ) bảo: con chả tẩm bổ, tốn kém lắm, những thứ bố mẹ liệt kê toàn tiền triệu, lấy đâu ra. Nhà con cũng thương, bảo rằng em phải thế này thế kia, tốn kém bao nhiêu anh cũng cố, làm ngày chưa đủ thì làm đêm, miễn là mẹ khỏe, con khỏe. Nhưng còn gánh nợ to đùng chưa trả, con sao yên tâm mà ăn uống. Nguyên tiền lễ đen ăn hỏi, nhà con phải đi vay, bố mẹ chồng làm gì có. Tiền tiết kiệm đổ cả vài đám hỏi hoành tráng theo yêu cầu của bố mẹ còn gì… 

Vậy là bố mẹ vội vàng lấy tiền ra đưa cho con gái yêu, còn đưa dư dả nhưng chúng tôi đã thống nhất trước là tuyệt nhiên không được lấy, chỉ lấy đủ số lễ đen về thôi. Tôi nghĩ, chuyện thách cưới, cứ áp dụng như nhà tôi là hay, “mặc cả” làm gì cho thêm phần căng thẳng, lấy con gái người ta về chứ có phải mua mớ rau, con cá ngoài chợ đâu.

Chia sẻ