BÀI GỐC Chồng hờ hững với nhà ngoại

Chồng hờ hững với nhà ngoại

Đến bây giờ, tôi vẫn chưa hiểu được nguyên nhân vì sao chồng tôi lại không thích nhà ngoại đến thế dù bố mẹ tôi rất chu đáo và thậm chí là “xuống nước” với anh…

1 Chia sẻ

Tại sao con rể lại thấy ngại và hay hờ hững với gia đình nhà vợ?

,
Chia sẻ

Lần nào bố con tôi đến cũng được ông bà “nâng như nâng trứng” nhưng bố không hề muốn qua chơi. Hơn 20 năm sống chung, số lần bố tôi qua thăm ông bà ngoại chỉ đếm được trên đầu ngón tay.

Tôi sinh ra trong một gia đình mà có lẽ “không giống với bất kỳ gia đình nhà nào”. Dù nhà ngoại và nhà tôi chỉ cách nhau mấy bước chân nhưng cả tháng trời bà cháu tôi không nhìn thấy mặt nhau. Nhiều lúc, tôi không thể nào nhớ nổi khuôn mặt của ông bà ngoại mình như thế nào nữa. Tính tới thời điểm này đã là hơn nửa năm bà tôi không gặp bà.

Mẹ tôi vốn là một cô gái khá xinh xắn và đáng yêu. Gia đình ông bà ngoại tôi cũng thuộc loại có quyền lực nhất nhì trong làng, sống có nề nếp, gia giáo. Vì chỉ có một người con duy nhất nên bằng mọi giá ông bà không cho mẹ tôi lấy chồng xa. Con cái sống gần cha mẹ mới tình cảm. Mà có lỡ xảy ra chuyện gì thì còn có mẹ, có con đỡ tủi thân. Thế nhưng ông trời đúng là trêu ngươi lòng người.



Mẹ kết hôn với bố cũng là tự nguyện, không bị ép buộc. Cuộc sống vợ chồng không có điều tiếng gì. Ông bà ngoại thì hết mực yêu thương, vun đắp. Lần nào bố con tôi đến cũng được ông bà “nâng như nâng trứng” nhưng không hiểu sao bố tôi không hề muốn qua chơi với ông bà. Hơn 20 năm sống chung với mẹ, nhưng số lần bố tôi qua thăm ông bà ngoại thật là ít ỏi, có thể đếm được trên đầu ngón tay.

Khi nói ra những điều này, thực sự tôi thấy thất vọng và buồn vô cùng, Tôi không hiểu tại sao người lớn lại luôn có hành động lạ lùng và ích kỷ đến như vậy nữa. Ba không muốn gặp bố mẹ vợ đã đành, đằng này ông cấm luôn cả mẹ và tôi không được sang thăm ông bà. Chuyện thật là phi lý nhưng để giữ gìn hòa khí trong nhà nên mẹ và tôi đành ngậm ngùi chấp nhận.

Bạn thân mến!

Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng với một người có địa vị xã hội và học vấn cao như bố tôi lại có những hành động đáng bị lên án như vậy. Và ngày nay, không ít đấng mày râu cũng có những biểu hiện lệch lạc như vậy. Nhưng suy cho cùng, tất cả mọi chuyện đều phải có  nguyên nhân của nó. Từ những gì diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi, cộng thêm những dòng tâm sự của bạn tôi có thể đưa ra một vài lý do khiến những “ông con rể quý” lại thấy ngại hay hững hờ với gia đình nhà vợ.

Thứ nhất, họ ngại giao tiếp với mọi người

Giao tiếp, nói chuyện với nhau giúp cho tình cảm của mọi người trở nên thân thiết và gắn bó hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hay nói cách khác không ít người thấy việc giao tiếp này thật vô vị, chẳng có ý nghĩa gì với bản thân họ.

Những cuộc nói chuyện không có chủ đề chỉ làm họ thấy mất thời gian, công sức mà chẳng đi được tới đâu. Không cẩn thận, những câu chuyện vô bổ đó lại là nguyên nhân gây ra những hiểu lầm, xích mích không đáng có với cả hai bên. Có lẽ vì vậy họ chọn cách im lặng là tốt nhất.


Có thể chồng bạn không hay giao tiếp với mọi người ở bên ngoài nên thường hay thấy “bí chủ đề”, không biết bắt đầu từ đâu, không biết nói gì nên luôn chọn cách “khóa miệng” lại hoặc lảng tránh, tìm cách giết thời gian khi phải gặp gia đình nhà vợ. Nhưng nếu chồng bạn cứ im lặng đối với những người thân như vậy là một chuyện không hay chút nào. Với cách xử sự không giống người lớn của anh ấy thì không ít người cho rằng anh ấy là kẻ bất lịch sự, thiếu tôn trọng người khác.

Thứ hai, sợ bị kéo vào các mối quan hệ

Khi lấy vợ đồng nghĩa với việc bạn có thêm vô số các mối quan hệ lằng nhằng khác mà nhiều lúc bạn không thể nhớ hết được. Nhiều lúc những người thân “bắn 7  tầng đại bác không tới” đó lại làm cho các ông con rể cảm thấy khó xử.

Cũng giống như trong câu chuyện gia đình nhà bạn. Có thể chồng bạn không thích gia đình nhà ngoại nên anh ấy chẳng chút suy nghĩ, chẳng ngại ngần gì mà không từ chối qua gặp cô em gái của bố bạn dù cô ấy lặn lội xa xôi trở về Việt Nam. Rồi từ người cô lại nảy sinh ra bao nhiêu rắc rôi, bao nhiêu mối quan hệ lòng vòng khác nữa.

Thứ ba, sợ mất tiền cho gia đình nhà vợ

Nhiều mối quan hệ mới đồng nghĩa với việc chồng bạn phải chi ra nhiều khoản tiền không đáng có tùy thuộc vào mức độ các mối quan hệ. Nếu bên đằng nhà vợ có công chuyện gì thì bố mẹ vợ bạn cũng sẽ chẳng muốn gọi các bạn sang vì sợ thái độ “không coi ai ra gì” của ông con rể. Nghiễm nhiên chồng bạn sẽ không mất một xu nào cho các việc “trời ơi đất hỡi” đó.

Hơn nữa, khi không tỏ ra thân thiết với gia đình nhà vợ thì chồng bạn còn được rảnh rang nghỉ ngơi, thư giãn mà không phải lo mấy người trong họ nhờ cậy làm giúp cái này, cái nọ.

Ví thử như chuyện đi thăm người cô của bạn cũng thế. Gặp cô thì đâu thể tay không đến nhà chứ. Rồi lại phải mua quà cáp, biếu xén nữa. Không khéo khi cô đang cần nhờ cậy làm cái gì đó thì từ chối đâu có được. Rồi tiền mất tật mang, đòi lại họ số tiền đã chi thì cũng không được mà cho họ số đó thì cũng thấy ấm ức trong lòng. “Ngu si hưởng thái bình” cứ coi như không biết gì sẽ được an nhàn.


Tôi nói như vậy không phải là có ý nói chồng bạn là người ích kỷ, hẹp hòi luôn so đo, tính toán từng tí một. Nhưng đó là một sự thật mà ai cũng có thể nhìn thấy hoặc nghĩ vậy khi biết thực trạng tình cảm của chồng bạn đối với gia đình nhà vợ.

Tuy nhiên, nếu cứ tiếp tục sống chỉ biết một mình mình như vậy đâu phải là cách hay. An hem, họ hàng hơn người ngoài ở chỗ sống phải có tình cảm, biết trước, biết sau. Nếu chồng bạn không chịu thay đổi thì chẳng những mất hết những người thân mà ngay cả những người bạn sống xung quanh rồi cũng xa lánh anh ấy mà thôi. Tôi hi vọng rằng chồng bạn sẽ biết điều gì là cần thiết, điều gì là tốt cho mình để có những thay đổi trước khi nó quá muộn.

Thân!

Chia sẻ