BÀI GỐC Tôi "phát điên" khi chồng thất nghiệp

Tôi "phát điên" khi chồng thất nghiệp

(aFamily)-Tôi nói nếu anh cứ thất nghiệp như thế thì bao khoản chi phí sắp tới làm thế nào? Chồng tôi buông lời cộc lốc: “Im đi, lải nhải điếc tai”.

17 Chia sẻ

Chú tôi "phải lòng" người phụ nữ khác vì bị vợ mỉa mai

,
Chia sẻ

(aFamily)-Người đàn ông, khi không còn tìm thấy sự đồng cảm từ người bạn đời rất dễ ngả vào vòng tay người phụ nữ khác.

Bài viết “Tôi "phát điên" khi chồng thất nghiệp” của SM đáng được coi là hồi chuông báo động cho nhiều người phụ nữ làm vợ thời nay. Phải chăng khi có quyền bình đẳng giới, phụ nữ cũng phải mỉa mai, chì chiết, bôi xấu chồng hay sao?

Ngày xưa, khi vai trò của người đàn ông có sức mạnh tuyệt đối trong gia đình. Đôi khi họ không phải làm gì mà người vợ vẫn phải hầu hạ đến nơi chốn, không dám nói một câu. Ngày nay, người đàn ông vẫn được coi là trụ cột, vẫn lo lắng cho gia đình nhưng hình như họ cũng bị tra tấn tinh thần nhiều hơn thì phải?

SM và nhiều chị em đã xử sự với chồng như SM từng làm, xin hãy hiểu một chút, đàn ông dù sao vẫn là đàn ông, họ hơn đàn bà ở chỗ họ không bị ràng buộc và sẵn sàng làm mọi thứ họ thích, sẵn sàng tung hê mọi thứ nếu như làm cho họ bị tổn thương. Lúc đó, thử hỏi ai sẽ thiệt hơn.

Tôi xin kể mọi người nghe chuyện của chú tôi như sau:

Ông ấy làm nghề lái xe, cũng là một người chăm chỉ làm ăn, vun vén gia đình. Nói chung có vài tật xấu song việc ông là trụ cột gia đình không thể phủ nhận. Đồng tiền ông ấy kiếm về cho gia đình không phải ít.

Nhưng trong một lần rủi ro nghề nghiệp. Chiếc xe ông lái, không làm chủ tốc độ và do gặp một chướng ngại bất ngờ nên đã gây ra một vụ tại nạn. Không có thiệt hại về người tuy nhiên việc phải đền cũng khiến kinh tế nhà chú tôi tương đối khó khăn. Sau một hồi lo toan, mọi thứ liên quan đến vụ tai nạn cũng giải quyết ổn thỏa.

Song sau khi giải quyết xong, trong tay chú tôi cũng không còn tài sản, chiếc xe cũng phải bán để trả nợ. Nếu là một người vợ hiểu chồng, thím tôi phải mừng vì còn người là còn của, mất của thì vợ chồng động viên nhau làm ra. Đằng này, chẳng những không an ủi chồng, thím tôi cũng mắc bệnh chì chiết, kêu ca chồng ngay cả khi chú tôi đang điều trị trong bệnh viện.

Thử hỏi mọi người, đàn ông làm sao chịu được cảnh ấy, chưa kể chú tôi còn là người nóng tính. Sau khi điều trị xong, ông bỏ mặc gia đình, chán nản vì vợ không hiểu càng khiến ông bê tha, rượu chè.

Trong một lần lê la quán cóc, uống rượu suông, ông gặp một người đàn bà buôn hàng đường dài. Thấy ông sức vóc, lại thạo đường, bà này liền rủ ông đi buôn cùng.

Là một người đàn bà buôn bán, từng trải nên bà này rất hiểu chú tôi, thông cảm với những gì chú tôi vừa trải qua đồng thời cũng giúp đỡ chú tôi rất nhiều về kinh tế. Người đàn bà này chưa có gia đình, hình thức bình thường song được trời phú cho tính khéo léo, ngọt ngào, chiều chuộng. Từ lúc nào, chú tôi yêu và trở thành tình nhân của người đàn bà kia.

Đến khi thím tôi phát hiện cũng đã muộn, đánh ghen với người đàn bà kia, thím tôi không đủ bản lĩnh. Còn chú tôi nói luôn với vợ, để yên thì còn là vợ chồng, con cái có cha mẹ. Không thì chia tay, ra tòa, mỗi người nuôi một đứa. Chú tôi sẵn sàng cho thím tôi nhà và lên sống với người đàn bà kia. Cuối cùng thím tôi cũng phải chấp nhận để chú tôi đi lại với người đàn bà kia bởi xét cho cùng, chia tay, chính thím tôi sẽ thiệt thòi nhiều hơn.

Hẳn mọi người cũng nhìn thấy bước ngoặt của câu chuyện trong gia đình chú tôi xuất phát từ chính cách xử sự của thím tôi trong tình huống khó khăn xảy ra trước đó. Người đàn ông, khi không còn tìm thấy sự đồng cảm từ người bạn đời rất dễ ngả vào vòng tay người phụ nữ khác.

Bởi vậy, vợ chồng sống với nhau, khi một người bế tắc, người kia cần phải chia sẻ chứ không phải là làm cho cái bế tắc nặng nề hơn. Lúc đó hạnh phúc sẽ không còn nữa, ân hận sẽ đến sau khi hạnh phúc trôi qua.

Chia sẻ