BÀI GỐC Sợ hãi là "lá ngọc cành vàng" thời hiện đại

Sợ hãi là "lá ngọc cành vàng" thời hiện đại

Khi bố mẹ Phong ngỏ ý muốn cưới sớm để tránh người ngoài gièm pha bụng bầu của tôi, mẹ tôi mát mẻ, xỉ vả, cố tình làm bẽ mặt bố mẹ anh. Mẹ còn bắt tôi đi phá thai nữa.

9 Chia sẻ

Con dâu là kho tiền để nhà chồng khai thác?

,
Chia sẻ

Chẳng ai ngờ, dù là giám đốc một công ty ăn nên làm ra nhưng trong ví của tôi chưa có nổi 300 nghìn đồng. Tôi thấy cuộc sống đang quá ngột ngạt.

Đây là lần đầu tôi mạnh dạn gửi bài tới mục Tâm sự. Bởi tôi thấy đồng cảm với trường hợp của chị Nguyệt Anh nhiều lắm. Nhà chồng tương lai trước đây cũng đã phản đối gay gắt hôn nhân của chúng tôi vì gia đình tôi nghèo. Nhưng khi sống cùng với họ rồi thì bộ mặt tham tiền mọi người nhà chống khiến tôi ngán tận cổ.

Tôi làm kế toán một công ty may mặc. Còn anh là giáo viên dạy trường cấp 3 trên thành phố. Chúng tôi quen và yêu nhau tình cờ như bao cặp đôi khác.
 
Tôi và anh trái tính trái nết nhưng rất biết nhường nhịn nhau. Anh cầu hôn tôi bằng 99 bông hồng kết hình trái tim. Tôi đã tưởng mình là người phụ nữ hạnh phúc nhất thế giới.

Anh đã dẫn tôi về ra mắt gia đình. Trước đó, anh chia sẻ với tôi về nếp sống gia đình mình. Kinh tế gia đình anh khá giả. Cả nhà anh mọi người đều có suy nghĩ rất thực tế. 

Ngay từ ngày ra mắt nhà chồng tương lai, từ lúc tôi đặt chân vào phòng khách, cả nhà anh đã thi nhau truy vấn tôi về gia cảnh, nhất là về công việc và lương thưởng.
 
Mẹ anh bĩu môi nói bóng gió: “Bám lấy đồng lương để chết đói nhăn răng à? Con cái ăn bằng gì. Nhà này không nuôi báo cô”. Tôi giật mình thảng thốt.

Sau bữa ăn tối, bố anh tiếp lời: “Mỗi người trong gia đình bác đều có khả năng chu cấp cho ba nhân khẩu. Thế thì mới có đồng ra đồng vào được. Ngay con trai nhà này, ngoài lương giáo viên ra, còn kiếm gấp 4 lần nhờ dạy thêm…”.

Tôi cũng chia sẻ việc mình có nhận làm thêm sổ sách kế toán cho 2 doanh nghiệp nữa. Nhưng rồi tôi thấy chùn người lại khi “yêu sách” của gia đình anh ngày càng tăng thêm cấp số nhân chỉ ngay trong lần gặp đầu.

Chị dâu người yêu tôi vốn là con nhà giàu nên ăn nói khá kênh kiệu. Chị rỉ tai bảo tôi: “Phúc đức tại mẫu, nhà này có lệ, không có của cải thì đừng chòi mâm son”. Tôi cảm thấy sợ thói tham tiền sau cuộc gặp mặt với gia đình người yêu.
 
Nhà tôi nghèo lắm. Bố tôi ốm yếu và đã mất vào năm tôi mới học đại học. Mẹ tôi đã già nên chỉ sống nhờ vào đồng lương hưu. Tôi vẫn vừa đi làm vừa nuôi cô em gái đang học cao đẳng.

Chính vì thế, tôi chần chừ chuyện kết hôn với anh. Dù vậy, tôi vẫn yêu anh thật lòng. Chúng tôi đã “vượt rào” và 3 lần tôi phải đi phá thai. Người yêu tôi không muốn có lần thứ tư vì anh đã muốn làm bố nên muốn cưới sớm. Tôi cảm thấy bế tắc không biết nên làm thế nào cho ổn thỏa.

Điều bất ngờ làm thay đổi cuộc đời tôi. Cô tôi vốn sống ở Pháp hơn 20 năm nay và quay trở về Việt Nam mở công ty thương mại. Cô đề nghị tôi làm giám đốc. Thời gian đầu, mọi việc rất khó khăn. Song mọi thứ dần đi vào guồng quay. 

Tôi đã nỗ lực làm tốt công việc của công ty. Thu nhập của tôi khá cao đủ để vực dậy kinh tế gia đình mình. Lúc này, bố mẹ người yêu tôi lại giục chúng tôi cưới ngay. 

Họ thay đổi thái độ trước đây với tôi ngay tức khắc. Mọi chi phí cho việc tổ chức cưới, gia đình anh nghiễm nhiên cứ để tôi phải tự lo liệu. Mẹ anh vừa đùa vừa thật: “Con dâu làm giám đốc, phong bì mừng cưới nhiều, cần chi nhà trai phải lo nữa”.

Chị dâu anh khuyên tôi nên sắm quà tặng cho các thành viên trong gia đình. Tất nhiên, món quà phải có giá trị mới được lòng mọi người. Chị bảo: “Dân thượng lưu làm vậy mới sành điệu”. Chị cũng hay qua công ty rủ tôi đi mua sắm. Chị thường bước ra khỏi shop với túi nặng đồ trong khi tôi luôn là người phải trả tiền.

Sau ngày cưới, bố mẹ chồng gọi chúng tôi lên nhà để nói chuyện. Bố mẹ yêu cầu vợ chồng tôi phải nộp hết lương thưởng cho bố mẹ giữ. Mẹ chồng tôi nói: “Của cải nhà này rồi cũng về tay các con thôi. Nhưng giờ các con còn trẻ, chưa va chạm nhiều, nên để cho mẹ cầm lương hộ. Khi cần tiêu gì, nói bố mẹ đưa”. 

Vì muốn gây thiện cảm với bố mẹ chồng, tôi đã đồng ý nhờ họ cầm hộ thu nhập của hai chúng tôi. Thế mà khi tôi cần tiền chi cho những mối quan hệ cần thiết, mẹ chồng có đưa nhưng luôn trách tôi lãng phí. 
 
 
Chẳng ai ngờ, dù là giám đốc một công ty ăn nên làm ra nhưng trong ví tôi không có nổi 300 nghìn đồng. Tôi thấy cuộc sống của mình quá ngột ngạt.
 
Sau một năm nén chịu, tôi không đưa lương cho bố mẹ chồng giữ nữa. Họ đã chửi tôi “giở quẻ”, “chỉ biết ăn không” mặc dù tôi nộp đầy đủ sinh hoạt phí hàng tháng của hai vợ chồng. Mỗi ngày, tôi đều bị bố mẹ chồng tìm cớ nhiếc móc. Chẳng lẽ chuyện tôi giữ thu nhập của mình là sai? Họ coi tôi là con dâu hay là kho tiền để khai thác?

Vợ chồng tôi vẫn chưa có con mà cuộc sống gia đình sao đã chán chường và nhạt nhẽo quá. Tôi phải làm gì với gia đình quá coi trọng tiền? Xin các bạn cho tôi một lời khuyên để giải tỏa nỗi lòng.

Chia sẻ