BÀI GỐC Có nên hủy cưới khi bố mẹ cô ấy quá "khinh" tôi và bố mẹ tôi?

Có nên hủy cưới khi bố mẹ cô ấy quá "khinh" tôi và bố mẹ tôi?

(aFamily)- Bố tôi sững người, bất ngờ và cảm thấy thực sự bị xúc phạm. Gia đình chúng tôi đã làm gì sai mà người ta xử sự như vậy?

10 Chia sẻ

Đám cưới của anh Phong bị trục trặc, ai cũng "góp phần" lỗi

,
Chia sẻ

(aFamily)- Nếu nhận xét khách quan, tôi thấy tất cả mọi người, từ bố mẹ anh, bố mẹ vợ cho đến anh và vợ sắp cưới đều có góp phần khiến đám cưới bị trục trặc.

Phú quý sinh lễ nghĩa, tôi thấy câu nói này quá đúng với thời điểm hiện nay. Hình như khi kinh tế khá giả, người ta phải bày ra nhiều thứ để mua việc cho bản thân và kết cục phát sinh mớ rắc rối.

Cũng là một đám cưới, nhiều đôi tổ chức rất bình thường. Có ông bố, bà mẹ chỉ cần tiệc ngọt bào hỷ là xong. Còn có đôi cầu kỳ, phải mua nọ, sắm kia hết ảnh cưới tới váy cưới. Các bậc phụ huynh thích mâm cao, cỗ đầy, tiệc tùng sang trọng, trống rong, cờ mở phô trương tiền của, thân thế để cuối cùng mâu thuẫn, chả đi đến đâu.

Như câu chuyện của anh Phong, vốn chẳng có gì to tát. Thế rồi tự dưng lại xảy ra chuyện hiểu lầm giữa hai gia đình. Từ đó ngồi phán xét điểm xấu, mường tượng ra nhiều thứ không hay rồi cuối cùng rối như mớ bòng bong phải đi tìm nút gỡ.

Nếu nhận xét khách quan, tôi thấy tất cả mọi người trong câu chuyện của anh đều gián tiếp gây ra lỗi lầm. Nếu bố mẹ anh Phong đi xem bói và mong muốn tổ chức vào một ngày như thế, cần nói cho anh Phong và để con mình gợi ý với người yêu. Cô ấy sẽ về nói chuyện với bố mẹ cô ta, xem ý kiến nhà gái thế nào. Nếu họ đồng ý, nhà trai lúc đó xuống chỉ việc chốt lại là xong. Nếu nhà gái không đồng ý thì lựa chọn cách hai và thêm quy trình như trước, tất sẽ ổn. Nếu theo cách lý giải thế này, bố mẹ nhà gái hoàn toàn không có lỗi.

Bố mẹ anh Phong không soi xét, cân đo con dâu nhưng cũng có vẻ cố chấp sau cuộc gọi điện của nhà gái. Bằng chứng là thái độ của anh Phong cũng thay đổi theo ý kiến của bố mẹ mình.

Về phần nhà gái, họ thiếu nhất quán khi nói một đằng làm một nẻo. Tuy nhiên họ cũng có cái lý của mình, chỉ có điều cách họ gọi điện cho thông gia có phần trẻ con quá, chẳng xứng đáng là cách cư xử của người lớn.

Anh Phong hơi ích kỷ khi câu chuyện xảy ra, dù tìm cách tháo gỡ nhưng lại nhỏ nhen. Vội vã nhìn về quá khứ, lục tung nhiều cái mình nghi ngờ và ghép tội cho người này người kia.

Bạn gái anh cũng vô tâm, không ý thức được vị trí của mình trong câu chuyện xảy ra, vì thế không tìm được cách giải quyết ổn thỏa là đương nhiên.

Sau khi phân tích ở trên, thấy tất cả đều có lỗi. Giờ thử hỏi anh Phong và bạn gái cũng như các bậc cha mẹ rằng hạnh phúc quan trọng hay hình thức quan trọng. Chắc chắn câu trả lời sẽ là hạnh phúc. Vậy để có hạnh phúc, mọi người cần làm gì?

Anh Phong và bạn gái cần ý thức hạnh phúc là của hai người, hai người phải quyết định rõ ràng tình cảm dành cho nhau ở mức độ tuyệt đối chưa. Vẫn mong muốn đám cưới diễn ra thì phải nhanh chóng hòa hợp tìm tiếng nói chung trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa các bậc cha mẹ. Không có thì giờ cho hai anh chị ngồi suy xét tật xấu của nhau nữa.

Bố mẹ anh Phong, nếu muốn con trai hạnh phúc nên bố trí xuống nhà gái nói chuyện lại với họ. Nhà trai phải chủ động trong việc này nhất là bậc cha mẹ. Phải thể hiện cho nhà gái thấy tình huống vừa qua chỉ do sơ xuất, bản thân nhà trai luôn coi trọng đám cưới và không hề muốn tổ chức úi xùi.

Nhà gái cũng không nên gây khó dễ cho nhà trai, cũng đừng nên so sánh chàng rể mà con gái lựa chọn với chàng trai khác. Vì xét cho cùng, con gái lấy chồng sẽ theo chồng, chàng rể cũng chẳng sống cùng bố mẹ vợ. Bởi vậy quan trọng con gái mình yêu và ưng là tốt lắm rồi. Con gái có nơi, có chốn sớm, bố mẹ cũng yên tâm, níu kéo thêm một thời gian có ích gì đâu?

Dưới con mắt của người đứng ngoài, tôi có mấy lời nhận xét như vậy. Chúc mọi người trong câu chuyện có cái nhìn thấu đáo và tỉnh táo.

Chia sẻ