BÀI GỐC Vật vã thời "bão giá"

Vật vã thời "bão giá"

(aFamily)- Giá cả mọi thứ tăng chóng mặt. Nên chi tiêu và có cách nào kiếm thêm tiền để sống sót qua thời "bão giá" này không?

9 Chia sẻ

Lúc túng tiền, "ki bo" là kế sách khôn ngoan

,
Chia sẻ

(aFamily)-Cái thời “bão giá” này mà cứ học đòi làm sang khi vật chất không no đủ thì không khéo có lúc thành “chúa chổm”.

Thân gửi Mẹ Ủn

“Phú quý sinh lễ nghĩa, bần tiện sinh man ri”. Câu này nghe có vẻ xa xôi song lại rất đúng. Ai chẳng muốn phú quý nhưng nếu chẳng may gặp lúc túng tiền, cũng đành phải bần tiện đi tý thôi, chứ cái thời “bão giá” này mà cứ học đòi làm sang khi vật chất không no đủ thì không khéo có lúc thành “chúa chổm”.

Trong câu chuyện của chị, trong thời điểm chưa tìm ra cách để cải thiện đồng lương của mình, của chồng và tìm kiếm các nguồn thu nhập thêm. Điều tất yếu phải hạn chế các khoản còn lại ở mức thấp nhất.

Chị kêu đã tính toán chi li mọi thứ song chưa hẳn đã đúng. Có nhiều khoản chị đã mặc định sẵn nhưng nếu cân đối vẫn có thể tiết kiệm được thêm chút nữa.

Việc đầu tiên thấy chồng chị vẫn nhắc đến chuyện tụ tập bạn bè. Điều đó chứng tỏ trước đây anh ấy từng tham gia như một thói quen. Giờ anh ấy xác định từ bỏ thói quen đó, chị phải nắm bắt ngay, tạm thu các khoản trước đây anh thường xuyên giữ lại. Việc quản lý chặt lương của chồng trong lúc giá cả tăng này, một mặt để chồng ý thức được sự khó khăn, tránh tụ tập, mua sắm những thứ không cần thiết. Hơn nữa, đồng tiền trong túi còn lại không nhiều cũng khiến anh ấy phải suy nghĩ, tìm việc làm thêm để cải thiện cuộc sống.

Tiết kiệm bớt việc dùng điện trong nhà. Tắt các thiết bị không cần thiết phải bật suốt như bình nước nóng, đèn, quạt, điều hòa, lò sưởi…v.v. Chỉ cần có ý thức tiết kiệm điện cũng khiến cho hóa đơn tiền điện cuối tháng khi thanh toán đỡ nhiều con số hơn.

Giá gas hiện nay cũng liên tục tăng. Nếu việc dùng gas quá tốn, có thể kết hợp thêm việc dùng lò than. Đơn giản khi chế biến thức ăn, ta dùng gas. Còn nếu đun nước hoặc những thứ cần đun lâu, ta có thể sử dụng bếp than tổ ong.

Việc truy cập internet cũng có thể hạn chế nếu như nhu cầu không quá nhiều. Truyền hình cáp cũng cần phải tính đến mức độ thiết thực không khi mà vợ chồng đi suốt cả ngày, con cái còn bé. Có nhiều thì giờ xem không mà mỗi tháng lại đổ vào đó hàng trăm nghìn tiền phí.

Một vấn đề nữa cùng cần xem xét đến là việc học thêm của con và cả việc chọn trường cho con. Người có tiền mới chọn cho con trường quốc tế, trường tư thục chất lượng cao. Gia đình không có tiền đừng nên bon chen cho con vào các trường đắt đỏ đó. Thực ra việc nuôi dạy con cái không nhất thiết phải suy nghĩ đưa con vào trường tốt, trường có tiếng thì con mình mới giỏi, mới thông minh. Điều quan trọng nhất là bố mẹ phải biết con mình thế nào, việc dạy dỗ con cái của bố mẹ có được để ý không?

Hiện nay nhiều trẻ bị bắt đi học thêm vô tội vạ, các ông bố, bà mẹ nhiều khi không chịu tìm hiểu kỹ, chỉ sốt sắng chạy theo phong trào khiến con cái bị nhồi nhét kiến thức quá tải, học không vào đâm ra sợ học. Còn bố mẹ cứ đem tiền đi đóng mà chẳng hiểu con cái học hành thế nào. Tình hình này đã có nhiều tấm gương. Việc cho con học thêm không tính toán chỉ làm cho đời sống vật chất của gia đình trong cơn bão giá thêm căng thẳng hơn.

Mong Mẹ Ủn xem xét kỹ lại những khoản chi tiêu nhà mình nhé! 

Chia sẻ