BÀI GỐC Tôi bị đồng nghiệp “cao thủ” chơi xấu

Tôi bị đồng nghiệp “cao thủ” chơi xấu

Bình thường Lan tỏ vẻ tốt, quan tâm đến tôi nhưng không thể ngờ được, sau lưng tôi, cô ấy tìm cách nói xấu và chơi xấu tôi...

20 Chia sẻ

Chỉ một câu nói, cô giáo tôi bị sếp "đì" suốt 2 năm

,
Chia sẻ

(aFamily)- Cô nói ngay chính bản thân cô cũng không ngờ chỉ một câu nói không khéo mà cô phải chịu nhiều áp lực đến vậy.

Chị Thùy Anh thân mến,

Em hiện đang là sinh viên năm thứ 3 trường Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội. Mặc dù đang ngồi trên ghế nhà trường, bọn em cũng đã được các thầy cô tư vấn về cách ứng xử, giao tiếp đặc biệt là cách ứng xử giao tiếp trong môi trường công sở. Cô giáo chủ nhiệm đã kể cho bọn em nghe về câu chuyện của chính bản thân cô. Chỉ vì một câu nói, một cách ứng xử không khéo léo mà cô đã đánh mất đi cơ hội của chính mình.

 Cô khuyên chúng tôi sau này đi làm, hãy chú ý lời ăn tiếng nói, thái độ của mình với đồng nghiệp, đặc biệt là với sếp.
Cô giáo em cũng là một sinh viên trường Đại Học Ngoại ngữ. Ra trường với tấm bằng xuất sắc, cô tự tin nộp đơn thi vào Thông tấn xã Việt Nam. Rồi cô vui mừng khôn xiết khi cô là một trong 2 người được chọn sau 3 vòng thi căng thẳng. Với một sinh viên ngoại ngữ như cô, được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp như vậy là một mơ ước và cũng là một cơ hội lớn. Ở đây, cô sẽ có điều kiện phát huy hết khả năng của mình, đồng thời cũng có thể học hỏi từ những biên phiên dịch giỏi mà cô hằng ngưỡng mộ.

Ngày đầu tiên đi làm, cô chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo. Mọi việc dường như diễn ra khá suôn sẻ. Công việc đúng với chuyên ngành của cô nên cô cũng không cảm thấy bỡ ngỡ nhiều lắm. Đồng nghiệp cũng khá thân thiện. Cô dò hỏi mọi người về ngài trưởng phòng thì được biết sếp của cô là một người khá khó tính, yêu cầu nhân viên rất cao. Biết được như thế cô cũng đâm lo nhưng mọi người trấn an ngay là cô cứ hoàn thành tốt công việc thì không vấn đề gì cả.

Tuy nhiên, đang trong giờ làm thì cô nhận được điện thoại báo tin cậu em trai bị tai nạn giao thông, đang được đưa vào viện. Cô nghe điện xong mà hốt hoảng. Hai chị em cô lên Hà Nội học, nó mà có chuyện gì thì... Nghĩ đến đây cô nóng hết cả ruột. Còn những hơn một tiếng nữa mới hết giờ làm. Ngày đầu tiên đi làm, không lẽ lại xin về sớm? Tài liệu còn chưa dịch xong hết. Nhưng... Đắn đo mãi rồi cô quyết định đến gặp sếp xin về sớm. Cô lấy hết can đảm gõ cửa phòng.
- Mời vào
- Thưa anh...
- Có chuyện gì? - Sếp nói với giọng lạnh lùng.
- Thưa anh, em xin phép về sớm ạ.
- Hôm nay là ngày đi làm đầu tiên của cô phải không?
- Vâng...
- Thế thì cô tự biết câu trả lời của tôi rồi đấy. Cô phải làm xong tài liệu ngay hôm nay để bàn giao cho tôi.
- Em sẽ cố gắng hoàn thành tài liệu trong tối nay để nộp cho anh...
- Cô nên nhớ đây không phải là kiểu cơ quan hành chính nhà nước, đi muộn về sớm, đến ngồi chơi xơi nước rồi đi về
- Nhưng tôi có việc quan trọng phải về gấp
- cô nói hơi gay gắt.
 
Lúc ấy một phần vì quá lo cho em trai, một phần vì hơi khó chịu với thái độ của sếp, cô đã buột miệng nói ra câu đó với giọng hơi gay gắt và lộ rõ vẻ không hài lòng.
- Có việc quan trọng cơ à! Thế thì tùy cô thôi.

Cô vội cảm ơn rồi phóng xe như bay đến bệnh viện. Trong đầu cô lúc ấy không có một suy nghĩ nào khác ngoài hình ảnh cậu em trai. Tối hôm đó, vừa trở về từ bệnh viện là cô ngồi ngay vào máy tính, cô thức trắng đêm làm xong tập tài liệu và gửi luôn cho sếp. Cô thở phào. Nhưng cô không biết được rằng tất cả mới chỉ bắt đầu.

Kể từ sau cái hôm cô xin nghỉ, cô nhận ra thái độ của sếp đối với mình khác hẳn với các nhân viên khác. Những người khác đi muộn 10 -15 phút sếp có thể bỏ qua nhưng với cô thì chỉ muộn vài phút đã bị sếp nói mát. Có hôm cô vừa đến thì thấy sếp đứng sẵn ở cửa, vừa nhìn thấy cô sếp chỉ ngay vào cái đồng hồ rồi nói:
- À, cô lại có việc quan trọng nên đến muộn đây.

Trời ạ, cô nhìn đồng hồ, chưa qúa năm phút. Thật là quá đáng! Biết mình trót "đắc tội" với sếp, những lần sau cô rút kinh nghiệm đi sớm hẳn 10 phút. Nhưng không bắt bẻ cô điều này, sếp lại bắt bẻ cô điều khác. Không có việc gì cô làm khiến sếp hài lòng. Những tài liệu cô được giao thường gấp 2, 3 lần người khác. Sếp lấy lý do là cô là người mới nên phải làm cho quen. Rồi sếp luôn tìm ra những lỗi trong tài liệu cô dịch, mặc dù đó chỉ là những lỗi rất nhỏ về cách dòng, in đậm... Có lần, sếp phát hiện ra cô dùng sai một từ trong văn bản, ông gọi cô lên rồi nói mỉa: "Cô có nhiều việc quan trọng phải làm quá nên đến một từ đơn giản như thế này mà cũng dùng sai phải không?". Cô ức đến phát khóc mà không thể nói gì được. Từ lần đấy, trước khi nộp bài cho sếp, cô đều rà soát rất kĩ, rồi nhờ người đọc lại để không còn bất kì sai sót nào. Nhưng cô vẫn không thoát được những áp lực từ vị sếp nọ.

Cô tâm sự, 2 năm làm việc ở Thông tấn xã là 2 năm cô phải chịu đủ mọi áp lực từ sếp, là 2 năm cô phải làm việc gấp 2, 3 lần người khác để chứng tỏ bản thân, là 2 năm cô phải chịu stress nặng vì lúc nào đầu óc cũng phải căng ra... Nhưng mọi nỗ lực của cô đều không được công nhận, cô không thể thay đổi được cách nhìn của sếp đối với cô. Cuối cùng, vì không chịu nổi áp lực, cô xin nghỉ làm, rời bỏ ước mơ trở thành biên phiên dịch cao cấp. Sau khi rời Thông tấn xã, cô vẫn còn bị ám ảnh bởi vị sếp đến nỗi cô không dám thi vào các công ty khác, cô sợ lại phải đối mặt với một vị sếp như vậy. Một thời gian sau cô quyết định thi vào làm giảng viên Đại học.

Cô nói ngay chính bản thân cô cũng không ngờ chỉ một câu nói "Tôi có việc bận phải về gấp" mà cô phải chịu nhiều áp lực đến vậy. Nghĩ lại, cô cũng thấy ân hận về thái độ của mình lúc đó. Giá như cô mềm mỏng hơn, nêu rõ lý do em cô bị tai nạn... thì có lẽ đâu đến nỗi. Cô khuyên chúng tôi sau này ra trường đi làm, đừng mắc sai lầm như cô. Hãy chú ý lời ăn tiếng nói, thái độ của mình với đồng nghiệp, đặc biệt là với sếp. Đừng để chỉ vì một câu nói mà đánh mất đi cơ hội của mình.

Chia sẻ