BÀI GỐC Mảnh đất ấy, tôi có nên đứng tên chồng?

Mảnh đất ấy, tôi có nên đứng tên chồng?

(aFamily)- Mảnh đất ấy do một mình tôi chạy đi vay khắp nơi để mua. Giờ chuẩn bị làm giấy tờ sang tên đất, bố chồng hỏi đứng tên hai vợ chồng hay chỉ mình chồng?

13 Chia sẻ

Không nên cho chồng đứng tên chung ngôi nhà để phòng "rủi ro"

,
Chia sẻ

(aFamily)- Tiêu chí của tôi luôn là "mất lòng trước được lòng sau", với gia đình phức tạp như nhà bạn điều này càng cần áp dụng và nên thật khéo léo.

Tiêu chí của tôi luôn là "mất lòng trước được lòng sau", với gia đình phức tạp như nhà bạn điều này càng cần áp dụng và nên thật khéo léo.

Chia sẻ với tác giả Cẩm Ngọc trong bài "Mảnh đất ấy, tôi có nên đứng tên chồng"?

Chào Cẩm Ngọc và nhiều bạn đang trong hôn nhân, những người sắp và sẽ kết hôn.

Tôi là đàn ông, vốn là người có nhiều chia sẻ và sau khi đọc bài của chị Cẩm Ngọc tôi có đôi lời chia sẻ cũng chị và nhiều độc giả hiểu biết về luật pháp cũng như giảm thiểu rủi ro trong cuộc hôn nhân không thật tin tưởng của mình.

Xin giới thiệu tôi là con giữa trong một gia đình có anh, chị và em trai, là một con giữa nên tôi luôn phải ”kính trên nhường dưới”, hiểu nhiều hơn cả họ. Trong cuộc sống tôi luôn cố gắng tìm hiểu. Anh chị và em tôi cũng đã kết hôn, trong đó chị gái là một người có thể cũng hơi giống với hoàn cảnh của chị Cẩm Ngọc.

Chị gái tôi là người học rất giỏi, xinh đẹp nhưng chị đã không theo học ĐH mà theo một chương trình hợp tác lao động đi nước ngoài, tôi không can nổi người chị thông minh nhưng có phần nông nổi và ương bướng của mình. Vì ở nước ngoài, khả năng quan hệ bị bó buộc nên khi đến tuổi, chị đã kết hôn cùng một người đàn ông mà chị cũng chẳng tin tưởng và tình yêu mờ nhạt gọi là có.

Anh rể thì ngược lại, học cực dốt, cực kì sĩ diện nhưng cũng khó chăm chỉ và lại yếu đuối, gia trưởng nặng. Vì đức tính đấy, anh chẳng thể làm gì sau khi cơ quan (ở Nga) cho nghỉ việc.

Sau đó hai vợ chồng ra kinh doanh, anh thì chẳng biết làm gì nhưng muốn làm gì phải theo ý anh. Khi bán hàng thì anh chẳng biết tính giá cả đầu vào, giá ra của thị trường, ai bảo sao anh vui là anh bán. Chị chẳng còn cách nào, xin mãi anh mới ở nhà, mua sắm cho anh đủ thứ để anh chơi, anh quên đi đỡ quấy rầy chị.

Anh ấy thì chẳng có ma nữ nào thèm, nhưng do cái tính thích sĩ diện nên một vài lần có việc chỉ gặp mấy cô khen một ý là anh có thể làm mọi thứ. Những người đàn ông như thế thì chẳng khác gì đứa trẻ, cũng may là chưa như những kẻ ngang ngược khác. Do thua về trình độ nên lúc đầu khi hai vợ chồng đôi co là anh đánh đập để thị uy. May mà chị cứng rắn nên đã bảo rằng nếu anh đụng đến chị lần nữa là chị sẽ đập lại anh hoặc không thì cũng đá ra đường. Anh sợ nhưng càm ràm cả ngày. Tôi cũng chỉ nghe qua thôi nhưng đã thán phục cho sức chịu đựng của chị.

Xong vấn đề ở chị cũng là: Khi tôi mua xe, nhà cho chị, anh bảo thôi để tên anh thôi, chị bảo với anh luôn nhưng anh vẫn kiên quyết chỉ cần tên anh và tỏ ra hờn dỗi và chị đã nghe theo. Ý tôi ngay từ đầu định cứ để tên mình nhưng anh chị toàn quyền. Các bạn thử nghĩ xem, không may ông chồng trẻ con đấy mang nhà đi đặt lấy tiền vì một lí do nào đó thì hậu quả ai cũng biết được. Tôi vô cùng thương chị nhưng nói chị không nghe, chị là chị, tôi cũng chỉ giúp chị được trong một mức độ.

Với Cẩm Ngọc như tôi đã nói, gia đình chồng bạn là một gia đình phức tạp, nói bạn bỏ qua chứ, có phần sáo rỗng, giả dối và sĩ diện. Mặt khác như bạn kể thì tình yêu, niềm tin của bạn dành cho chồng có phần chưa đủ để bạn hoàn toàn tin tưởng. Vì vậy theo tôi bạn cần tế nhị trong cách cư xử cũng như cần rõ ràng trong chuyện tiền bạc với nhà chồng.

Ví như bạn cứ xí xóa trong các món tiền nhỏ như chuyện cỗ cưới, chuyện phòng cưới và mua sắm. Những khoản đó tuy do bố chồng và chồng bạn tự tay sắm sửa nhưng cho bạn cứ nên vui vẻ chung tay gánh vác trong khả năng của mình, chung tay lo những khoản nợ hợp lí. Tuy nhiên, với những khoản lớn khác như các món nợ của gia đình, chuyện mua nhà thì bạn cần phải rõ ràng hơn. Nếu mua nhà mà mang tên vợ thì nhà chồng sẽ hậm hực và bạn khó lòng nhận được sự đón chào của họ, còn nếu chỉ tên chồng thì bạn hoàn toàn có thế mất trắng khi hôn nhân tan vỡ, nếu đứng tên chung, nếu bạn không tỉnh táo cũng vẫn có thể mất trắng.

Ngược lại, vì hạnh phúc gia đình, tránh những điều rủi ro và êm đẹp cho cả đôi đường, bạn có thể khéo léo bảo bố mẹ đẻ cho nhưng phải theo một cách tránh rủi ro hơn. Trong đó có nhiều cách, nhưng có thể một trong cách đó là: Bố mẹ bạn tôi mua nhà ở vài bữa và cho con, cứ để tên ấy, một người khác thì có tiền vẫn đứng ra vay tiền mua nhà cho con, tài khoản chuyển qua ngân hàng, giữ giấy tờ…

Trường hợp của bạn muốn chắc chắn thì cứ bảo bố mẹ đứng ra vay và mua hộ, nói với gia đình nhà chồng rằng con chẳng thể có tiền, bố mẹ con cũng chỉ có chút thôi nên con phải nhờ bố mẹ. Và trong luật pháp quy định, bạn phải chứng minh được đó là tiền riêng của bạn hoặc bạn được cho, tặng thì bạn mới toàn quyền sở hữu, định đoạt.

Và bạn lưu ý rằng, luật pháp còn nhiều sơ hở, dù bạn chứng minh đầy đủ rằng bạn đã bỏ tiền ra mua tài sản đó nhưng mua xong mà đứng tên người khác thì người đó hoàn toàn có thể mang kí gửi, mua bạn hay đặt để vay tiền. Vì vậy bạn hãy tìm cho mình một cách phù hợp nhất để lỡ có chuyện xảy ra thì bớt thiệt thòi và có điều kiện nuôi con, hơn nữa sẽ giữ được thế với chồng.

Trong cuộc sống cũng như hôn nhân hãy bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt nhưng rõ ràng trong những chuyện lớn bạn sẽ được cả tình, cả thế. Và điều nữa, tôi tư vấn cho bạn điều này mong chỉ là để giảm rủi ro, nhưng trong thâm tâm tôi mong muốn bạn không bao giờ phải áp dụng và rơi vào hoàn cảnh “phải áp dụng”. Muốn như vậy bạn hãy tôn trọng chồng,  cố gắng cùng chồng xây dựng niềm tin, kinh tế để có một cuộc hôn nhân thành công.

Nếu muốn tư vấn cụ thể bạn có thể lien lạc với tôi hoặc văn phòng luật sư, trung tâm tư vấn..

Chúc bạn hạnh phúc trọng vẹn hơn!

Chia sẻ