BÀI GỐC Lần đầu làm mẹ, sao nhiều khó khăn đến thế!

Lần đầu làm mẹ, sao nhiều khó khăn đến thế!

(aFamily)-Khi có em bé đồng nghĩa với chiếc giường ngủ của hai vợ chồng trở nên chật hẹp. Chồng phải vác chăn gối sang phòng bên cạnh mỗi đêm.

13 Chia sẻ

Kinh nghiệm nuôi con "quý báu" của bản thân tôi (tiếp theo)

,
Chia sẻ

(aFamily)-2. Các bà mẹ tránh ăn cay quá nhiều. Cơ thể bị nóng thì mình dễ bị táo bón, mà sau khi sanh lại phản hạn chế rặn đó.

Tôi xin chia sẻ tiếp kinh nghiệm của mình nha. Xin nói một lần nữa, đây là kinh nghiệm của tôi, kinh nghiệm mà qua quá trình nuôi con tôi đã học hỏi được nên muốn chia sẻ. Có khi trong những kinh nghiệm trên thì các chị em đã biết rồi, nhưng chưa có thời gian type ra. Coi như tôi viết ra lần này, nếu được đăng tiếp thì em dâu tôi và các bạn tôi ở VN có thể xem ngay mà không cần tôi gởi mail qua cho từng người.

1. Nếu cho bú mẹ thì phải cho em bé ngậm hết quầng vú, chứ không chỉ ngậm cái núm. Làm như vậy bé sẽ bú được nhiều sữa hơn mà người mẹ cũng sẽ không bị đau.

2. Trước khi bú nên kiểm tra tả, để hình thành thói quen cho cả mẹ và con, vì nếu quên công đoạn này thì em bé dễ bị hăm mông. Khi em bé bị hăm mông thì hãy để khô và thoáng. Cố gắng đừng xức thuốc gì mà mình không biết chắc chắn để có thể gây lở loét cho baby. Lúc đầu tôi cũng có xức sản phẩm của dòng weleda, nhưng sau này để tự khô nên mông bé hết rất nhanh. Áp dụng cho cổ luôn nha.


3. Cách chọn bình sữa cho baby (tôi có gởi kèm hình, nhờ toà soạn chỉnh sửa lại giúp nếu hình không rõ). Nên mua bình sữa loại mà không khí trong bình có thể thoát ra ngoài trong khi em bé bú. Bình màu xanh trong hình là của Difrax, loại này có thể tháo phần dưới ra và có rất nhiều lỗ thoát hơi.

Loại bình màu trắng là của hãng Tommee Tippee. Trong một hộp có nhiều loại bình và núm. Cạnh núm vú cũng có lỗ thoát hơi. Núm vú loại này được thiết kế mềm mại và tròn như bầu sữa mẹ. Một trong những bình đó có thiết kế cả đồ đo nhiệt độ bên trong.

4. Khi cho em bé bú bình, thì cần phải dốc cho sữa tràn ngập núm vú, tránh tình trạng bé bú nửa sữa, nửa không khí.

5. Khi em bé một tuần tuổi thì một ngày nên tập cho em bé nằm sấp một vài lần, mỗi lần khoảng 30 giây tới một phút (từ từ tăng thời gian lên nha). Làm như vậy, em bé sẽ tự tập nâng cổ của mình, cổ sẽ cứng cáp dần lên. Bên VN mình mà làm như vậy thì sẽ sợ em bé tức bụng. Không có đâu. Chị em ráng tập cho con nha.

6. Cách hát ru con và cho con nghe nhạc: Chỉ cần mở nhạc hoặc hát nho nhỏ thôi. Vì khi sanh em bé đầu, má tôi có qua nuôi, khi em bé khóc thì bà cứ sốc em bé đi khắp nhà, rồi ru, em bé khóc càng lớn thì bà ru càng lớn. Như vậy là không đúng. Vì khi khóc là em bé đang đòi hỏi một điều gì đó hoặc đang rất mệt, mình phải làm dịu em bé. Tôi thấy tất cả các cha mẹ bên này đều ôm con vào lòng rồi hát nhẹ nhe hoặc thủ thỉ hay chỉ im lặng lúc em bé khóc thôi.

7. Em bé bị vàng da trong những tuần đầu thì có thể em bé chỉ bị thiếu vitamin D, nên mặc đồ mỏng hoặc cởi hẳn đồ em bé ra rồi cho tắm nắng 10 phút. Không cần phải ra ngoài trời tắm, mà đứng ở trong nhà, sau kiếng cửa sổ, như vậy em bé sẽ không bị lạnh vì gió.

8. Có một bài báo trên Afamily khuyên là ngưng cho em bé ăn đêm vào tháng thứ sáu. Như vậy thì lâu quá, các mẹ sẽ bị mệt đó. Em bé đầu thì tôi ngưng vào khoảng tháng thứ 3, đứa sau thì nó tự ngưng ở tháng thứ 2 rồi.
 
Trong ngày mình có thể tập cho con bú đúng số lượng sữa cần thiết, tối là cho con đi ngủ sớm. Hiện tại em bé của tôi uống sữa bình cuối cùng là 9 giờ tối. Khi em bé bắt đầu có giấc ngủ sâu ban đêm thì mình không nên đánh thứ em dậy, sau một, hai ngay thì mình để ý thấy giờ đó là em sẽ đi ngủ thì mình canh giờ gấc và lượng sữa cho đúng dể em bé bú đủ trong ngày. Bé ngủ khoẻ, mẹ sẽ khoẻ hơn rất nhiều.

Từ tháng thứ 2 là em bé tôi đi ngủ lúc 9 giờ, sáng khoãng 6 tới 7 giờ là thức dậy bú cữ đầu tiên rồi nên tôi và ông xã khoẻ lắm.


9. Lần trước tôi có nói cách để cho bé tự ăn. Ngoài công dụng để kích thích ngậm nhấm thì còn có thể giúp bé không bị mắc cổ hay ăn và uống phải những thứ không phải là thức ăn. Con gái lơn của tôi chưa hề bị mắc cổ bất cứ cái gì dù là một miếng xương cá nhỏ. Vì khi cho bất cứ thứ gì vào miệng là em tự nhai thật kỷ, và uống bất cứ thứ gì thì em sẽ uống 1 ngụm rất nhỏ rồi mới bắt đầu nuốt.

Phương pháp ăn trên không mới, nhưng ít người áp dụng, kể cả dân bên này.

Sau cùng là chăm sóc bà mẹ nha.

1. Tâm lý để có nhiều sữa cho con thì các bà mẹ ăn rất nhiều. Nhưng đó là tuỳ vào cơ thể của từng người. Những người như tôi có ăn nhiều như thế nào cũng chỉ hấp thụ cho cơ thể của chính mình chứ không đủ sữa cho con. Chủ yếu là uống súp và nước nhiều nha các chị. Nên ăn rau cải, trái cây nhiều và giãm tinh bột lại. Nghĩ ngơi nhiều thì sẽ có sữa thôi.

2. Tránh ăn cay quá nhiều. Cơ thể mình bị nóng thì dễ bị táo bón, mà sau khi sanh là hạn chế rặn đó.

3. Nên tập thể dục "chổ ấy" hàng ngày bằng cách hít vào, giữ một chút rồi thở ra (bằng chổ ấy), giống như mình đi tiểu rồi nín lại.

4. Kết hợp việc nha và chăm con thành phương pháp tậm thể dục cho mình. Khi cúi người thì nên thót bụng vào. Khi lên xuống cầu thang thì nên hóp bụng và nhón chân lên và vận đông nhiều để cơ thể co giãn tốt. Bác sĩ khuyên là sau tuần thứ 6 thì mình tập thể dục nhẹ được rồi. Cố lên nha chị em.

Thân mến.


Gia Linh

Chia sẻ